Thứ Năm, 23 tháng 5, 2019

Nhân rộng mô hình sản xuất sầu riêng bền vững

Đắk Lắk - Tây Nguyên nói chung và huyện Krông Năng nói riêng là địa phương có điều kiện đất đai thổ nhưỡng, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, đặc biệt là với loại cây rầu riêng. Vả lại trong khi một số loại cây trồng từng là cây kinh tế chủ lực, cây "xóa đói giảm nghèo" của vùng đất này như hồ tiêu, cà phê thì đang rớt giá thê thảm...
trái cây Đăk Lăk, đặc sản Đắc Lắc, trái cây Tây Nguyên, trái cây Cao Nguyên, sầu riêng Ea Chăm, sầu riêng Ea Tân, sầu riêng Tam Giang, sầu riêng Monthoong, sầu riêng Dona, sầu riêng Krông Năng, sầu riêng Krông Pắk, sầu riêng Cư M'gar, sầu riêng Đắk Lắk, sầu riêng Đắc Lắc, sầu riêng daklak, sầu riêng Tây Nguyên, trồng sầu riêng
Nông dân chia sẻ kinh nghiệm sản xuất tại vườn sầu riêng hộ ông Phan Gia Phương.
Tuy nhiên, để cây rầu riêng cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao như kỳ vọng thì phải thực hiện một quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chặt chẽ nghĩa là phải tuân thủ các khâu, đoạn, các yếu tố ngoại sinh trong quá trình chăm sóc, không chỉ cho một thời vụ mà còn cả lâu dài. Có một thực tế, có thể nói là hiện ở vùng đất này phần lớn người trồng sầu riêng theo phong trào, theo cách truyền thống mà chưa thực sự coi trọng việc sản xuất theo hướng bền vững.

Bởi có nhiều nguyên nhân (vốn đầu tư, diện tích trồng một số hộ chưa nhiều...). Và một trong những nguyên nhân chính là do thiếu kiến thức hiểu biết về kỹ thuật thâm canh, đầu tư sản xuất theo hướng bền vững. Trong khi đó, có thể nói, công tác thông tin tuyên truyền vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

Qua tìm hiểu mô hình sản xuất sầu riêng bền vững tại xã Tam Giang (Krông Năng, Đắk Lắk), chúng tôi mới  nhận ra được nhiều điều, nhiều thông tin quý giá mà người trồng sầu riêng, nhất là với giống Dona - cơm vàng hạt lép có thể tham khảo vận dụng. Theo đó, với mô hình sản xuất sầu riêng bền vững của hộ ông Phan Gia Phương ở thôn Giang Thịnh, xã Tam Giang (Krông Năng), năm 2018 với 200 cây sầu riêng trên diện tích 1,2 ha (trong đó chỉ có 150 cây cho trái) đã cho thu nhập 1.000.000.000 (một tỷ) đồng (với mức giá chỉ 50 ngàn đồng/kg), sau khi trừ tất cả các khoản chi phí (200 triệu đồng), còn lãi ròng 800 triệu đồng.
trái cây Đăk Lăk, đặc sản Đắc Lắc, trái cây Tây Nguyên, trái cây Cao Nguyên, sầu riêng Ea Chăm, sầu riêng Ea Tân, sầu riêng Tam Giang, sầu riêng Monthoong, sầu riêng Dona, sầu riêng Krông Năng, sầu riêng Krông Pắk, sầu riêng Cư M'gar, sầu riêng Đắk Lắk, sầu riêng Đắc Lắc, sầu riêng daklak, sầu riêng Tây Nguyên, trồng sầu riêng
Anh Phan Gia Phương chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng.
Đây là mức thu nhập đáng kể, đáng mơ ước của nhiều hộ nông dân. Còn năm 2019, gia đình dự kiến thu 25 tấn, nếu giá cả như mùa vụ trước thì có thể cho thu nhập hơn 1,2 tỷ đồng. Để có được khoản thu nhập đáng kể ấy, gia đình ông đã phải tuân thủ nghiêm túc quy trình chăm sóc vườn cây, đúng theo từng thời điểm tương hợp với quá trình ra hoa kết quả, cho thu hoạch của cây sầu riêng. Đó là một quy trình sản xuất mà người nông dân phải thực sự coi trọng các yếu tố phân bón, thuốc trừ sâu cũng như phương cách cắt cành tạo quả. Có thể nói đây là kỹ thuật thâm canh hay bí quyết trồng sầu riêng cho năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế.

Có lẽ đây cũng là điều trăn trở, trải nghiệm mà có khi từng nhận về "trái đắng" của người trong cuộc. Có khá nhiều thông tin về thực hiện mô hình mà hộ ông Phan Gia Phương đã báo cáo tại "Hội thảo về chia sẻ kinh nghiệm kết quả thực hiện mô hình sản xuất sầu riêng bền vững" ở xã Tam Giang (Krông Năng) cuối năm 2018 do Hội nông dân các cấp phối hợp tổ chức. Qua hội thảo, nhiều người tham dự đã hiểu được một cách khái quát các yếu tố như nước tưới, phân bón cũng như việc cắt cành, tỉa bông... phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, kịp thời, đúng yêu cầu, phù hợp với từng thời điểm (tháng) trong cả mùa vụ sinh trưởng của cây sầu riêng.

Ở đây xin nêu khái quát những nội dung công việc chủ yếu của quá trình thực hiện mô hình sản xuất sầu riêng bền vững mà gia đình ông Phan Gia Phương đã từng áp dụng vào thực tiễn. Theo đó, người trồng sầu riêng phải thực sự coi trọng việc bón phân NPK (từ tháng 11/2017 đến tháng 8/2018 mỗi tháng bón một lần) cùng các loại phân hữu cơ, vi lượng, trung lượng, phân tảo biển Toba. Đồng thời phải kịp thời phun thuốc phòng nấm bệnh, sâu rầy với liều lượng và chủng loại thuốc theo yêu cầu sản xuất cũng như cắt tỉa cành, tước nước đầy đủ. Ngoài ra còn phải kéo đọt (hãm đọt), khi mùa hoa nở thì xả nhị, thụ phấn cho cây...
trái cây Đăk Lăk, đặc sản Đắc Lắc, trái cây Tây Nguyên, trái cây Cao Nguyên, sầu riêng Ea Chăm, sầu riêng Ea Tân, sầu riêng Tam Giang, sầu riêng Monthoong, sầu riêng Dona, sầu riêng Krông Năng, sầu riêng Krông Pắk, sầu riêng Cư M'gar, sầu riêng Đắk Lắk, sầu riêng Đắc Lắc, sầu riêng daklak, sầu riêng Tây Nguyên, trồng sầu riêng
Bà con nông dân tham dự Hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất sầu riêng theo hướng bền vững.
Đây quả là một quy trình  - kỹ thuật chăm sóc vườn cây sầu riêng thật chặt chẽ và công phu mà người nông dân có thể tiếp thu và áp dụng. Điều đáng nói là kỹ thuật thâm canh trong sản xuất sầu riêng bền vững đã được vận dụng ít nhiều trong thực tiễn và cho kết quả đáng kể. Hy vọng rằng nếu người trồng sầu riêng tiếp cận và vận dụng biện pháp kỹ thuật thâm canh vào thực tiễn hẳn sẽ cho kết quả to lớn trong việc sản xuất sầu riêng bền vững, đem lại hiệu quả kinh tế cao.  

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: