Gần một tuần qua, tại các vùng trồng vải trọng điểm của huyện Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang,… của tỉnh Bắc Giang người dân vào vụ thu hoạch vải sớm. Bước đầu cho thấy, sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao; riêng vải thiều VietGAP được thu mua từ 35 nghìn đồng/kg trở lên.
Những ngày này, từ sáng sớm đến chiều tối khắp các tuyến đường trục chính của xã Phúc Hòa (Tân Yên) xe ô tô lớn nhỏ tấp nập nối đuôi nhau vận chuyển vải thiều. Chị Nguyễn Ngọc Thuận, thôn Quất Du 1, xã Phúc Hòa nói: “Gia đình có hơn 2 sào vải sớm trồng theo quy trình VietGAP, vợ chồng tôi tranh thủ dậy từ 3 giờ sáng để thu hoạch. Đến nay, đã bán được 2 tạ, giá 35 nghìn đồng/kg, cao gần gấp đôi vụ trước”.
Với hơn 1,5 mẫu vườn, 2 hôm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Tuệ, thôn Phúc Đình, xã Phúc Hòa phải thuê từ 3-5 nhân công để thu hoạch vải. Do tuân thủ đúng quy trình VietGAP, chú ý quá trình sinh trưởng, phát triển của cây để hãm cành và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên cả vườn vải sai quả. Anh dự kiến thu được 5,5 tấn. Quả vải bảo đảm chất lượng, mã đẹp, không bị sâu cuống nên các tiểu thương đến tận vườn thu mua, giá từ 35-37 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, vụ này anh lãi khoảng 200 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thái Lai, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, năm nay, toàn huyện có 1,3 nghìn ha vải sớm, sản lượng ước đạt 15 nghìn tấn. Phần lớn diện tích tập trung tại xã Phúc Hòa với gần 600 ha; trong đó có 300 ha canh tác theo quy trình VietGAP. Để tạo thuận lợi cho tiêu thụ vải thiều, UBND huyện bố trí kinh phí tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, khảo sát mở rộng thị trường…
Được biết, đến thời điểm này chỉ tính riêng trên địa bàn xã Phúc Hòa có khoảng 30 điểm cân vải sớm. Phần lớn sản phẩm được đưa vào thị trường các tỉnh miền Nam, một số ít chuyển sang Lào và Campuchia. Vải Phúc Hòa là sản phẩm đã xây dựng thương hiệu, chất lượng dẫn đầu toàn huyện. Hiện có nhiều người dân tại các vùng khác trong và ngoài huyện cũng mang vải đến Phúc Hòa tiêu thụ nhưng do chất lượng, mẫu mã kém hơn nên giá bán thấp, dao động từ 15-20 nghìn đồng/kg.
Cùng với Tân Yên, tại các huyện: Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế… nhà vườn cũng đang tất bật thu hoạch vải sớm. Khảo sát tại một số điểm cân khác tại thị trấn Vôi (Lạng Giang), thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam), giá vải sớm từ 17-25 nghìn đồng/kg. Riêng vải sớm ở huyện Lục Ngạn, một phần diện tích được người dân chăm sóc theo quy trình VietGAP, giá bán trung bình từ 30-40 nghìn đồng/kg.
Trao đổi với ông Trần Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) được biết, toàn tỉnh có 6 nghìn ha diện tích vải sớm, trong đó khoảng 500 ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Tổng sản lượng ước đạt 40 nghìn tấn, tương đương năm ngoái.
Hiện vải bắt đầu vào vụ thu hoạch, dự kiến kéo dài đến trung tuần tháng 6. Điểm mới trong vụ vải sớm năm nay là chất lượng ngày một nâng cao do nhiều người dân quan tâm áp dụng biện pháp canh tác an toàn sinh học, chất lượng quả bảo đảm. Qua đây, góp phần nâng cao thương hiệu sản phẩm vải thiều Bắc Giang.
Ví dụ như ở xã Phúc Hòa có 300 ha vải thiều VietGAP, vải không bị sâu cuống, ăn ngọt. Nhiều gia đình chưa đến thời điểm thu hoạch đã có thương nhân đến tận vườn đặt mua như các hộ ông, bà: Ngô Văn Cường, Ngô Văn Ánh thôn Quất Du 2; Lương Thị Liệu, thôn Phúc Đình, thu nhập từ 500 triệu đồng/vụ trở lên.
Thời gian thu hoạch vải sớm vẫn còn khá dài, thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh cho biết, thời gian tới thời tiết sẽ có diễn biến thất thường, nắng nóng gay gắt xen kẽ mưa dông, lốc. Vì vậy, cán bộ chuyên môn cần tiếp tục xuống các xã, thôn, bản nắm tình hình thu hoạch vải, kịp thời hướng dẫn người dân biện pháp chăm sóc vườn, hạn chế tình trạng nứt, thối quả hàng loạt. Đồng thời, khuyến cáo các chủ vườn không nên hái quả lúc còn xanh làm ảnh hưởng đến thương hiệu vùng vải sớm.
Được biết, cùng với việc hướng dẫn người dân chăm sóc bảo đảm chất lượng vải sớm, thời gian qua, chính quyền các cấp và ngành chức năng cũng đã và đang tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều. Hỗ trợ bao bì, tem nhãn, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Các địa phương cũng tạo điều kiện cho thương nhân đến thu mua sản phẩm như: Bố trí bãi đỗ xe, điểm cân; cử lực lượng chức năng, dân quân tự vệ, thanh niên tham gia bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự. Riêng huyện Lục Ngạn, từ đầu tháng 5, đã tôn tạo các tuyến đường, tạo điều kiện cho thương nhân đặt điểm cân tận các thôn, bản một cách thuận lợi nhất.
Gia đình anh Nguyễn Văn Tuệ, thôn Phúc Đình, xã Phúc Hòa (Tân Yên) thu hoạch vải VietGAP. |
Giá bán tăng cao
Những ngày này, từ sáng sớm đến chiều tối khắp các tuyến đường trục chính của xã Phúc Hòa (Tân Yên) xe ô tô lớn nhỏ tấp nập nối đuôi nhau vận chuyển vải thiều. Chị Nguyễn Ngọc Thuận, thôn Quất Du 1, xã Phúc Hòa nói: “Gia đình có hơn 2 sào vải sớm trồng theo quy trình VietGAP, vợ chồng tôi tranh thủ dậy từ 3 giờ sáng để thu hoạch. Đến nay, đã bán được 2 tạ, giá 35 nghìn đồng/kg, cao gần gấp đôi vụ trước”.
Với hơn 1,5 mẫu vườn, 2 hôm nay, gia đình anh Nguyễn Văn Tuệ, thôn Phúc Đình, xã Phúc Hòa phải thuê từ 3-5 nhân công để thu hoạch vải. Do tuân thủ đúng quy trình VietGAP, chú ý quá trình sinh trưởng, phát triển của cây để hãm cành và phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời nên cả vườn vải sai quả. Anh dự kiến thu được 5,5 tấn. Quả vải bảo đảm chất lượng, mã đẹp, không bị sâu cuống nên các tiểu thương đến tận vườn thu mua, giá từ 35-37 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, vụ này anh lãi khoảng 200 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Thái Lai, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên, năm nay, toàn huyện có 1,3 nghìn ha vải sớm, sản lượng ước đạt 15 nghìn tấn. Phần lớn diện tích tập trung tại xã Phúc Hòa với gần 600 ha; trong đó có 300 ha canh tác theo quy trình VietGAP. Để tạo thuận lợi cho tiêu thụ vải thiều, UBND huyện bố trí kinh phí tổ chức hội nghị xúc tiến thương mại, khảo sát mở rộng thị trường…
Người dân Phúc Hòa bó vải thành từng chùm trước khi đem bán. |
Cùng với Tân Yên, tại các huyện: Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế… nhà vườn cũng đang tất bật thu hoạch vải sớm. Khảo sát tại một số điểm cân khác tại thị trấn Vôi (Lạng Giang), thị trấn Đồi Ngô (Lục Nam), giá vải sớm từ 17-25 nghìn đồng/kg. Riêng vải sớm ở huyện Lục Ngạn, một phần diện tích được người dân chăm sóc theo quy trình VietGAP, giá bán trung bình từ 30-40 nghìn đồng/kg.
Tiếp tục nâng cao chất lượng
Trao đổi với ông Trần Văn Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông nghiệp và PTNT) được biết, toàn tỉnh có 6 nghìn ha diện tích vải sớm, trong đó khoảng 500 ha sản xuất theo quy trình VietGAP. Tổng sản lượng ước đạt 40 nghìn tấn, tương đương năm ngoái.
Toàn cảnh vùng trồng vải tại xã Phúc Hòa. |
Ví dụ như ở xã Phúc Hòa có 300 ha vải thiều VietGAP, vải không bị sâu cuống, ăn ngọt. Nhiều gia đình chưa đến thời điểm thu hoạch đã có thương nhân đến tận vườn đặt mua như các hộ ông, bà: Ngô Văn Cường, Ngô Văn Ánh thôn Quất Du 2; Lương Thị Liệu, thôn Phúc Đình, thu nhập từ 500 triệu đồng/vụ trở lên.
Thời gian thu hoạch vải sớm vẫn còn khá dài, thông tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn tỉnh cho biết, thời gian tới thời tiết sẽ có diễn biến thất thường, nắng nóng gay gắt xen kẽ mưa dông, lốc. Vì vậy, cán bộ chuyên môn cần tiếp tục xuống các xã, thôn, bản nắm tình hình thu hoạch vải, kịp thời hướng dẫn người dân biện pháp chăm sóc vườn, hạn chế tình trạng nứt, thối quả hàng loạt. Đồng thời, khuyến cáo các chủ vườn không nên hái quả lúc còn xanh làm ảnh hưởng đến thương hiệu vùng vải sớm.
Vải sớm được cân trước khi bán cho các thương lái. |
Các địa phương cũng tạo điều kiện cho thương nhân đến thu mua sản phẩm như: Bố trí bãi đỗ xe, điểm cân; cử lực lượng chức năng, dân quân tự vệ, thanh niên tham gia bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự. Riêng huyện Lục Ngạn, từ đầu tháng 5, đã tôn tạo các tuyến đường, tạo điều kiện cho thương nhân đặt điểm cân tận các thôn, bản một cách thuận lợi nhất.
0 nhận xét: