Cây vú sữa được đưa vào trồng bằng hạt lần đầu tiên tại huyện Tân Yên cách đây hơn 30 năm, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương.
Vào thời điểm này, vú sữa đã cho thu hoạch, dự kiến sản lượng vú sữa năm nay ở xã Hợp Đức đạt khoảng 60 tấn. Bén duyên với vú sữa từ năm 1987, ông Nguyễn Văn Cường ở thôn Cửa Sông được cho là người đầu tiên đưa cây vú sữa về Hợp Đức trồng. Thời gian đầu ông không nghĩ cây vú sữa lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây và phát triển nhanh đến thế.
Ông Cường kể, trước đây, gia đình ông trồng rất nhiều các loại cây như: vải, dứa, bạch đàn, chè… nhưng những loại cây ấy không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhận thấy quả vú sữa rất thơm ngon nên ông ươm trồng ra vườn. Đến nay gia đình ông có khoảng 02 ha với khoảng 200 cây vú sữa cho sản lượng trung bình khoảng 6 tấn/năm. Với giá bán ổn định trung bình từ 25.000 – 30.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình thu về hơn 150 triệu đồng.
Vú sữa ở Hợp Đức – Tân Yên có vị ngọt thanh, vỏ quả mỏng, khi chín có màu mỡ gà. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vốn đầu tư ít và có thị trường tiêu thụ rộng. Từ hiệu quả của cây vú sữa, nhiều hộ dân trong thôn, trong xã và cả các xã lân cận đã đến nhà ông Cường mua cây giống về trồng. Đến nay, cây vú sữa đã có mặt ở hầu khắp các thôn trong xã như: Cửa Sông, Lò Nồi, Lục Liễu, Hòa An…
Theo bà Quách Thị Toàn, vợ ông Cường, cây vú sữa năm nào cũng cho quả, không năm nào bị mất mùa, thương lái thường vào tận vườn thu mua nên mạnh ai người ý bán, có nhà bán được giá, có nhà bị ép giá. Vì vậy, vào tháng 8/2016, Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ sản phẩm vú sữa Hợp Đức được thành lập. Hợp tác xã có khoảng 40 thành viên tham gia, ông Nguyễn Văn Cường làm Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ nhiệm. Sau khi được thành lập đi vào hoạt động, hợp tác xã phát huy vai trò tập thể, vận động, thay đổi cách nghĩ, cách làm cho nông dân, ứng dụng hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, nâng cao hiệu quả sản xuất, thực hiện tốt việc liên doanh, liên kết, hợp tác với nhau và với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trang trại nhằm thực hiện liên kết trong bao tiêu sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cho các thành viên. Ngay sau khi thành lập, hợp tác xã đã ký hợp đồng với UBND xã Việt Lập để cung cấp 1.400 cây giống cho nông dân trên địa bàn xã. Hiện hợp tác xã đã giao được khoảng 600 cây, dự kiến sẽ giao xong toàn bộ số cây trong năm nay.
Chị Nguyễn Thị Lệ, khuyến nông cơ sở xã Hợp Đức cho chúng tôi biết, từ hiệu quả của cây vú sữa, xã đang có định hướng mở rộng diện tích sang tất cả các thôn trong xã. Ngoài diện tích cây vú sữa cũ, hiện nay toàn xã có khoảng gần 02 ha vú sữa mới trồng, nâng tổng diện tích của toàn xã lên gần 15 ha. Việc thành lập hợp tác xã vú sữa là hướng đi đúng và bước đầu hoạt động có hiệu quả, là địa chỉ tin cậy cho bà con trồng vú sữa trong xã giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm để từng bước xây dựng vú sữa Hợp Đức thành thương hiệu lâu dài, có đầu ra ổn định góp phần làm giàu cho bà con trồng vú sữa trong xã cũng như toàn huyện Tân Yên.
Tân Yên trở thành vựa vú sữa lớn nhất miền Bắc.
Vào thời điểm này, vú sữa đã cho thu hoạch, dự kiến sản lượng vú sữa năm nay ở xã Hợp Đức đạt khoảng 60 tấn. Bén duyên với vú sữa từ năm 1987, ông Nguyễn Văn Cường ở thôn Cửa Sông được cho là người đầu tiên đưa cây vú sữa về Hợp Đức trồng. Thời gian đầu ông không nghĩ cây vú sữa lại phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng nơi đây và phát triển nhanh đến thế.
Ông Cường kể, trước đây, gia đình ông trồng rất nhiều các loại cây như: vải, dứa, bạch đàn, chè… nhưng những loại cây ấy không ổn định, hiệu quả kinh tế chưa cao. Nhận thấy quả vú sữa rất thơm ngon nên ông ươm trồng ra vườn. Đến nay gia đình ông có khoảng 02 ha với khoảng 200 cây vú sữa cho sản lượng trung bình khoảng 6 tấn/năm. Với giá bán ổn định trung bình từ 25.000 – 30.000 đồng/kg, mỗi năm gia đình thu về hơn 150 triệu đồng.
Vú sữa ở Hợp Đức – Tân Yên có vị ngọt thanh, vỏ quả mỏng, khi chín có màu mỡ gà. Đây là loại cây dễ trồng, không kén đất, có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, vốn đầu tư ít và có thị trường tiêu thụ rộng. Từ hiệu quả của cây vú sữa, nhiều hộ dân trong thôn, trong xã và cả các xã lân cận đã đến nhà ông Cường mua cây giống về trồng. Đến nay, cây vú sữa đã có mặt ở hầu khắp các thôn trong xã như: Cửa Sông, Lò Nồi, Lục Liễu, Hòa An…
Ông Nguyễn Văn Cường kiểm tra, theo dõi quá trình sinh trưởng cây vú sữa của gia đình. |
Vườn vú sữa của gia đình anh Nguyễn Trọng Khang, thôn Cửa Sông, Hợp Đức. |
0 nhận xét: