Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2018

Hiệu quả từ trồng nhãn trái vụ ở xã Ea Kênh

Những năm gần đây, trong khi nhiều người dân tại huyện Krông Pắc chọn cây vải để phát triển sản xuất thì gia đình bà Ngô Thị Phương (thôn Tân Quảng, xã Ea Kênh) chọn mô hình trồng nhãn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
trái cây Đăk Lăk, trái cây Đắk Lắk, trái cây Đắc Lắc, trái cây Tây Nguyên, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn trái vụ, nhãn nghịch vụ, nhãn Ea Kênh, nhãn Ea Yông, nhãn Krông Pắk, nhãn Đắk Lắk, nhãn Daklak, nhãn Đắc Lắc, nhãn Tây Nguyên, trồng nhãn
Vườn nhãn của gia đình bà Ngô Thị Phương ở thôn Tân Quảng, xã Ea Kênh. 
Gia đình bà Ngô Thị Phương từ Mậu Đức (Quảng Ngãi) vào xã Ea Kênh lập nghiệp hơn 40 năm nay. Trước đây, gia đình bà trồng 6 sào cà phê và các loại hoa màu như lúa, ngô, đậu nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu, sau khi trừ tất cả chi phí mỗi năm chỉ đạt 25 – 30 triệu đồng. Nhận thấy đặc điểm đất đai, khí hậu phù hợp với việc phát triển trồng cây ăn quả nên năm 2014, gia đình bà Phương mạnh dạn quyết định chuyển đổi 6 sào cà phê sang trồng nhãn.

Ban đầu, bà đầu tư gần 15 triệu đồng lặn lội ra tận Hưng Yên mua giống nhãn lồng Hưng Yên (40 nghìn đồng/cây giống) đem về trồng vào các hố có sẵn sau khi nhổ gốc cà phê. Sau 3 năm, nhãn bắt đầu cho thu hoạch vụ đầu tiên, số nhãn thu hoạch được thương lái đến tận nhà thu mua với giá ổn định 35 nghìn đồng/kg, đem lại thu nhập cao hơn gấp 10 lần so với trồng cà phê. Bà Phương cho biết, không chỉ mang lại thu nhập cao mà trồng nhãn ít sâu bệnh hại, việc chăm sóc khá đơn giản, không tốn nhiều công sức, nước tưới, việc thu hoạch lại dễ dàng hơn trồng cà phê. 
trái cây Đăk Lăk, trái cây Đắk Lắk, trái cây Đắc Lắc, trái cây Tây Nguyên, nhãn lồng Hưng Yên, nhãn trái vụ, nhãn nghịch vụ, nhãn Ea Kênh, nhãn Ea Yông, nhãn Krông Pắk, nhãn Đắk Lắk, nhãn Daklak, nhãn Đắc Lắc, nhãn Tây Nguyên, trồng nhãn
Bà Phương ra tận Hưng Yên mua giống nhãn lồng Hưng Yên đem về trồng.
Tuy chi phí ban đầu như giống, phân bón bỏ ra khá cao nhưng khi nhãn cho thu hoạch chi phí đầu tư giảm dần nên lợi nhuận thu về sẽ khá hơn. Hơn nữa, nhãn của gia đình bà là nhãn trái vụ, cho thu hoạch từ giữa tháng 2 đến rằm tháng 4 âm lịch nên được giá và ổn định.

Vụ vừa qua, sau khi trừ tất cả chi phí gia đình bà Phương thu về khoảng hơn 100 triệu đồng. Nhận thấy trồng nhãn mang lại hiệu quả cao, nhiều gia đình trong và ngoài xã tìm đến để học hỏi và mua giống nhằm phát triển mô hình này. Chính vì vậy, ngoài trồng nhãn lấy quả, gia đình bà còn kinh doanh thêm giống cây nhãn bằng phương pháp chiết cành. Hiện nay, vườn nhãn của gia đình bà Phương được người dân địa phương đặt hàng trước 4.000 – 5.000 cây giống (giá 25 nghìn đồng/cây giúp gia đình bà có thêm một khoản thu nhập khá.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: