Bưởi da xanh với nhiều ưu điểm thích nghi với nhiều vùng đất, cho trái ngon, chất lượng và giá trị kinh tế cao. Chính vì thế mà loại cây có giá trị kinh tế này được bà con nông dân huyện Mỏ Cày Bắc nói riêng, tỉnh Bến Tre nói chung ưa chuộng trồng và phát triển thành vườn cây ăn trái.
Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Mỏ Cày Bắc có trên 1.200ha bưởi da xanh (là một trong những huyện có diện tích bưởi lớn nhất tỉnh) và được trồng phổ biến khắp các xã. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các xã: Tân Thành Bình, Thành An, Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Phước Mỹ Trung, Nhuận Phú Tân và Khánh Thạnh Tân… Bưởi da xanh được người dân trồng đại trà, theo nhiều cách chuyên canh, xen canh trong vườn dừa, vườn cây ăn trái… Nhưng cho dù trồng bằng cách nào thì bưởi da xanh vẫn cho sản phẩm đặc trưng ngon, ngọt, chất lượng độc đáo.
Qua trao đổi với nhiều người dân cho biết: “Bưởi da xanh không phải dễ trồng, nó đòi hỏi người trồng phải biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn giống, đất trồng phù hợp, bón phân hợp lý và đặc biệt là phải dày công chăm sóc. Nhưng khi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì cây bưởi phát triển khá nhanh, cho năng suất, chất lượng cao và tuổi thọ của cây cũng khá cao từ 15 - 20 năm, có nhiều vườn đến 25 năm”.
Cây bưởi da xanh sau khi trồng đến năm thứ 3 thì bắt đầu cho trái, đến năm thứ 5 trở đi thì cho trái đều và sai, trung bình mỗi héc-ta một năm thu hoạch khoảng 10 tấn trái. Với giá bán bình quân trong những năm qua, từ 40 - 50 ngàn đồng/kg (có những lúc nghịch vụ lên đến 60 ngàn đồng/kg) thì tổng thu hoạch mỗi héc-ta một năm khoảng 500 triệu đồng, trừ đi các khoản chi phí còn lợi nhuận trên 400 triệu đồng. Nếu trồng xen trong vườn dừa thì trung bình mỗi héc-ta một năm sản lượng trên 5 tấn trái, tổng thu trên 250 triệu đồng, trừ các khoản chi phí người trồng còn lợi nhuận trên 200 triệu đồng.
Với mô hình này, trong những năm qua có nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững và nhiều hộ dân bình thường vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, có nhiều sản phẩm của nhiều nông dân tham gia các cuộc thi đấu xảo trái cây ngon trong và ngoài tỉnh đã đạt được nhiều giải cao, góp phần tạo tiếng vang cho thương hiệu “Bưởi da xanh Bến Tre”.
Nguồn tiêu thụ, hiện trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở thu mua, đóng thùng, đóng gói xuất bán đi nhiều nơi trong nước và đặc biệt xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Trung Quốc, Mỹ… Điển hình như: Cơ sở Hương Miền Tây của anh Đàm Văn Hưng, ở ấp Phước Trung, xã Phước Mỹ Trung, trung bình mỗi năm anh thu mua và xuất bán trên 200 ngàn tấn trái.
Anh Hưng cho biết: “Cơ sở của anh nếu hoạt động hết công suất khoảng 50 tấn trái/ngày, nhưng hiện tại lượng bưởi của huyện Mỏ Cày Bắc và các huyện lân cận không đủ cung ứng cho cơ sở của anh cả năm. Nhưng vào thời điểm mùa thuận thì lượng bưởi khá nhiều, dư thừa, có lúc anh phải tạm ngưng mua vì không đủ kho chứa…”.
Thực tế hiện nay, sản lượng bưởi da xanh của huyện Mỏ Cày Bắc vào những lúc thuận mùa khá nhiều và đã có những lúc “đụng hàng, dội chợ”, không có nơi tiêu thụ… Nguyên nhân do bà con nông dân trồng tràn lan, đại trà (nơi nào trồng được thì trồng), không theo quy trình kỹ thuật và không theo quy mô, quy hoạch… làm ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ và đời sống của người dân.
Để phát triển bưởi da xanh trong thời gian tới, huyện cùng với các ngành có liên quan đang xây dựng chuỗi sản phẩm bưởi da xanh, tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Thành lập nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác bưởi da xanh. Đồng thời khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích theo các chương trình, dự án của tỉnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, cần đảm bảo giữa cung - cầu và chất lượng sản phẩm cho thương hiệu bưởi da xanh.
Người nông dân Mỏ Cày Bắc đang chuộng cây bưởi da xanh. |
Nhiều hộ thoát nghèo
Theo số liệu thống kê, hiện toàn huyện Mỏ Cày Bắc có trên 1.200ha bưởi da xanh (là một trong những huyện có diện tích bưởi lớn nhất tỉnh) và được trồng phổ biến khắp các xã. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các xã: Tân Thành Bình, Thành An, Thanh Tân, Thạnh Ngãi, Phước Mỹ Trung, Nhuận Phú Tân và Khánh Thạnh Tân… Bưởi da xanh được người dân trồng đại trà, theo nhiều cách chuyên canh, xen canh trong vườn dừa, vườn cây ăn trái… Nhưng cho dù trồng bằng cách nào thì bưởi da xanh vẫn cho sản phẩm đặc trưng ngon, ngọt, chất lượng độc đáo.
Qua trao đổi với nhiều người dân cho biết: “Bưởi da xanh không phải dễ trồng, nó đòi hỏi người trồng phải biết áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn giống, đất trồng phù hợp, bón phân hợp lý và đặc biệt là phải dày công chăm sóc. Nhưng khi áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì cây bưởi phát triển khá nhanh, cho năng suất, chất lượng cao và tuổi thọ của cây cũng khá cao từ 15 - 20 năm, có nhiều vườn đến 25 năm”.
Đóng gói bưởi da xanh tại Cơ sở Hương Miền Tây. |
Với mô hình này, trong những năm qua có nhiều hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững và nhiều hộ dân bình thường vươn lên làm giàu chính đáng. Đặc biệt, có nhiều sản phẩm của nhiều nông dân tham gia các cuộc thi đấu xảo trái cây ngon trong và ngoài tỉnh đã đạt được nhiều giải cao, góp phần tạo tiếng vang cho thương hiệu “Bưởi da xanh Bến Tre”.
Cần đảm bảo cung - cầu và chất lượng
Nguồn tiêu thụ, hiện trên địa bàn huyện có nhiều cơ sở thu mua, đóng thùng, đóng gói xuất bán đi nhiều nơi trong nước và đặc biệt xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Trung Quốc, Mỹ… Điển hình như: Cơ sở Hương Miền Tây của anh Đàm Văn Hưng, ở ấp Phước Trung, xã Phước Mỹ Trung, trung bình mỗi năm anh thu mua và xuất bán trên 200 ngàn tấn trái.
Anh Hưng cho biết: “Cơ sở của anh nếu hoạt động hết công suất khoảng 50 tấn trái/ngày, nhưng hiện tại lượng bưởi của huyện Mỏ Cày Bắc và các huyện lân cận không đủ cung ứng cho cơ sở của anh cả năm. Nhưng vào thời điểm mùa thuận thì lượng bưởi khá nhiều, dư thừa, có lúc anh phải tạm ngưng mua vì không đủ kho chứa…”.
Mô hình trồng bưởi da xanh ông Nguyễn Văn Sốt ở xã Tân Thành Bình. |
Để phát triển bưởi da xanh trong thời gian tới, huyện cùng với các ngành có liên quan đang xây dựng chuỗi sản phẩm bưởi da xanh, tổ chức nhiều đợt tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Thành lập nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác bưởi da xanh. Đồng thời khuyến cáo nông dân mở rộng diện tích theo các chương trình, dự án của tỉnh, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Ngoài ra, cần đảm bảo giữa cung - cầu và chất lượng sản phẩm cho thương hiệu bưởi da xanh.
0 nhận xét: