Để cải tạo vườn xoài rút ngắn thời gian từ khi trồng đến thu hoạch, ông Nguyễn Dũng ngụ ở Ấp Trung Tín, xã Xuân Trường, Huyện Xuân Lộc đã học tập kinh nghiệm và ứng dụng thành công kỹ thuật ghép xoài Cát Hòa Lộc lên thân xoài bưởi. Mô hình này đã và đang đem hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông đồng thời nâng cao chất lượng cũng như năng suất cho vườn xoài.
Ghép cải tạo vườn xoài đem nâng cao chất lượng cũng như năng suất cho vườn xoài.
Trên diện tích 2 ha đất này, trước đây gia đình ông Dũng chủ yếu canh tác xoài bưởi (xoài ba mùa) nhưng cho năng suất thấp, đầu ra không ổn định. Năm 2016 sau khi tham quan học tập ông Dũng bắt đầu tiến hành quy trình ghép chuyển đổi sang giống xoài Cát Hòa Lộc với diện tích 0,8 hécta. Nhờ tích cực chăm sóc cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên khoảng 1 năm sau thì vườn xoài ghép của gia đình ông cho quả bói.
Sang năm thứ 2 năng suất xoài đạt 5,5 tấn/ 0,8 ha với giá bán dao động từ 21.000 đến 22.000 ngàn/kg gia đình ông Dũng đã có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nhận thấy mô hình ghép chuyển đổi trên cây xoài đem lại giá trị kinh tế nên năm 2018 ông Dũng tiến hành ghép thêm 1,2 ha diện tích xoài còn lại. Theo đó, đến nay ông Dũng đã ghép thành công 2 ha diện tích xoài cát Hòa Lộc và đã cho thu hoạch.
Theo ông Dũng thì xoài cát Hòa Lộc này thị trường đang rất ưa chuộng, sử dụng nội địa trong nước bán hàng rất chạy. Trong quá trình trình trồng, nếu bao trái xoài để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì xoài cho chất lượng ngon, mẫu mã đẹp dễ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường,.
Xuân Trường sẽ triển khai mô hình ghép cải tạo vườn xoài đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cũng theo ông Dũng xoài cát Hòa Lộc được ghép trên thân xoài bưởi nên quá trình sinh trưởng rất nhanh bởi chồi xoài phát triển trên gốc mẹ hút được nhiều dưỡng chất và có sức đề kháng nên nâng cao tỉ lệ ra hoa, đậu quả. Đặc biệt là da của trái xoài Cát Hòa Lộc ghép này láng hơn và ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên để có vườn xoài cho chất lượng tốt, khi ghép cần lưu ý chồi ghép phải còn tươi, không quá non hoặc quá già; thân ghép và mắt ghép phải tương thích với nhau.
Ông Dũng còn cho biết thêm nếu sử dụng gốc ghép là xoài bưởi thì dễ phát hiện sâu đục thân hơn so với trồng gốc xoài cát Hòa Lộc. Ngoài ra, là không tiến hành cưa hết toàn bộ cây, để ra chồi đọt mới làm gốc ghép, vì cây sẽ kiệt sức, không có sự quang hợp và trao đổi chất làm cho sâu bệnh dễ xâm nhập và gây hại.
Ông Đinh Xuân Nam- chủ tịch Hội nông dân xã Xuân trường, Xuân Lộc cho biết mô hình xoài của ông Dũng là một trong những mô hình đầu tiên trên địa bàn áp dụng kỹ thuật ghép cải tạo vườn xoài. Trước đây là ông trồng xoài cát bưởi và ghép cải tạo sang xoài Cát Hòa Lộc. Qua đánh giá đây là một trong những mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó trong năm 2019 địa phương sẽ vận động bà con trên địa bàn ghép cải tạo khoảng 15 ha từ xoài cát bưởi sang xoài xoài cát Hòa Lộc này.
Ông Nguyễn Dũng bên vườn xoài ghép xanh tốt và trĩu quả.
Với hiệu quả kinh tế đem lại mô hình ghép cải tạo vườn xoài đã và đang mở ra cho nông dân hướng đi mới trong phát triển kinh tế nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị canh tác. Đặc biệt là trẻ hóa đối với các vườn xoài già cổi kém năng suất và chất lượng.
0 nhận xét: