Những năm gần đây, nhiều hộ dân ở xóm Khuổi Gòng, xã Lê Chung, huyện Hòa An đã mạnh dạn đầu tư, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích cây trồng ngắn ngày, kém hiệu quả sang trồng cây quýt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở địa phương.
Đến thăm mô hình trồng quýt của gia đình ông Phạm Văn Báo ở xóm Khuổi Gòng, xã Lê Chung, huyện Hòa An, từ xa có thể nhìn thấy toàn bộ khu vực rộng gần 2 ha được trồng quýt với gần 400 cây. Để có được mô hình trông cây ăn quả như ngày hôm nay, ông Phạm Văn Báo đã mất khá nhiều thời gian, công sức để đi tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm về trồng loại quả này.
Trao đổi với chúng tôi, ông Báo cho biết, những năm trước người dân ở khuổi Gòng cũng đã trồng quýt, nhưng cũng chỉ để gia đình ăn chứ chưa có nhiều để bán như bây giờ, mà có bán thì giá thành cũng không cao, thời điểm đó nhu cầu tiêu thụ hoa quả cũng không lớn nên người dân cũng chỉ trồng nhỏ lẻ. Mấy năm trở lại đây, người dân ở xóm Khuổi Gòng đã chú trọng trồng cây quýt, coi đó là thế mạnh của địa phương. Ông Báo cũng chia sẻ thêm, trồng quýt thu nhập cao hơn nhiều so với cây lúa.
Xóm Khuổi Gòng có 32 hộ dân, trong đó đã có 25 hộ trồng quýt. Thấy được giá trị kinh tế cao từ cây quýt, gia đình ông Báo đã tập trung toàn bộ vào trồng quýt, mỗi năm thu hoạch được gần 3 tấn quả. Để quýt ra sai quả thì sau khi hái hết quýt phải tỉa cành, tỉa những cành xuyên, cành vượt, cành khô, sau đó xới gốc, bón phân; đến tháng Giêng cây ra lộc non, mỗi lộc non đem theo một nụ hoa và sau đó đậu quả, khi đậu quả phải phụn thuốc phòng trừ bọ xít, phòng ruồi vàng đục quả; đến tháng 10 âm lịch là quýt bắt đầu chín vàng, gia đình ông đã có thể đem bán. Ông cũng chia sẻ thêm: để cây quýt sống được không khó, nhưng giữ được cây quýt mới là khó.
Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, tư thương đến tận gia đình thu mua quýt với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg. Chỉ trong mấy ngày tết, gia đình ông cũng thu nhập từ 25 - 30 triệu đồng tiền bán quýt. Song, ông Báo cũng như người dân ở xóm Khuổi Gòng luôn mong muốn cây quýt Khuổi Gòng có được thương hiệu và người tiêu dùng biết đến khi có tới 90% hộ dân là trồng quýt.
Mong muốn của ông Báo cũng chính là mong muốn chung của người dân xóm Khuổi Gòng. Ðể phát triển cây ăn quả có hiệu quả, thời gian tới, rất mong Hội Nông dân tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người nông dân, khuyến khích người dân trồng những loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương.
Cây quýt giúp nhiều hộ dân xóm Khuổi Gòng nâng cao thu nhập. |
Trao đổi với chúng tôi, ông Báo cho biết, những năm trước người dân ở khuổi Gòng cũng đã trồng quýt, nhưng cũng chỉ để gia đình ăn chứ chưa có nhiều để bán như bây giờ, mà có bán thì giá thành cũng không cao, thời điểm đó nhu cầu tiêu thụ hoa quả cũng không lớn nên người dân cũng chỉ trồng nhỏ lẻ. Mấy năm trở lại đây, người dân ở xóm Khuổi Gòng đã chú trọng trồng cây quýt, coi đó là thế mạnh của địa phương. Ông Báo cũng chia sẻ thêm, trồng quýt thu nhập cao hơn nhiều so với cây lúa.
Xóm Khuổi Gòng có 32 hộ dân, trong đó đã có 25 hộ trồng quýt. Thấy được giá trị kinh tế cao từ cây quýt, gia đình ông Báo đã tập trung toàn bộ vào trồng quýt, mỗi năm thu hoạch được gần 3 tấn quả. Để quýt ra sai quả thì sau khi hái hết quýt phải tỉa cành, tỉa những cành xuyên, cành vượt, cành khô, sau đó xới gốc, bón phân; đến tháng Giêng cây ra lộc non, mỗi lộc non đem theo một nụ hoa và sau đó đậu quả, khi đậu quả phải phụn thuốc phòng trừ bọ xít, phòng ruồi vàng đục quả; đến tháng 10 âm lịch là quýt bắt đầu chín vàng, gia đình ông đã có thể đem bán. Ông cũng chia sẻ thêm: để cây quýt sống được không khó, nhưng giữ được cây quýt mới là khó.
Người dân Khuổi Gòng đã chú trọng trồng cây quýt, coi đó là thế mạnh của địa phương. |
Mong muốn của ông Báo cũng chính là mong muốn chung của người dân xóm Khuổi Gòng. Ðể phát triển cây ăn quả có hiệu quả, thời gian tới, rất mong Hội Nông dân tiếp tục mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người nông dân, khuyến khích người dân trồng những loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương.
0 nhận xét: