Vườn, đồi tạp sau chuyển đổi cho giá trị kinh tế hàng trăm triệu đồng/ha; các tiến bộ khoa học, kỹ thuật (KHKT) mới lần đầu tiên được áp dụng, mang lại giá trị kinh tế cao... Đó là những kết quả vượt bậc sau hơn 3 năm thực hiện liên kết trong ứng dụng tiến bộ KHKT thâm canh cây cam Giấy ở huyện Bắc Quang.
Ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất là yếu tố quyết định trong việc nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm/diện tích đất canh tác. Tuy nhiên, phương thức này chưa thực sự được người dân quan tâm thực hiện một cách hiệu quả. Do vậy, từ năm 2015, huyện Bắc Quang đã thí điểm 14 mô hình “Liên kết trong ứng dụng tiến bộ KHKT thâm canh cây cam Giấy gắn với cải tạo vườn, đồi tạp” ở các xã, thị trấn. Nổi bật trong đó là mô hình thí điểm sản xuất 10 ha cam Giấy tại thôn Việt Hà, xã Việt Hồng.
Trước đây, diện tích đất vườn, đồi của gia đình anh Đặng Văn Lích và nhiều hộ dân thôn Việt Hà chỉ là lau, sậy, nứa hoặc các loại cây trồng ít giá trị kinh tế. Nhưng từ khi thực hiện liên kết trong ứng dụng tiến bộ KHKT với UBND huyện Bắc Quang, những diện tích vườn, đồi trên dần được thay thế bằng vườn cam Giấy trù phú. Anh Lích cho biết: Tham gia mô hình, gia đình không chỉ được ngân sách huyện hỗ trợ 30% chi phí xây dựng mà còn được cán bộ chuyên môn hướng dẫn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mà trước đây, gia đình anh chưa từng thực hiện. Trong đó, đồi trồng được tạo đường đồng mức (băng trồng) rộng 2m, rồi phân chia các lô theo địa hình đồi và bố trí đường giao thông hợp lý. Điều này tạo thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc cây cam và dễ dàng ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất; giúp giảm công lao động, chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, vườn, đồi của gia đình anh Lích còn được lắp hệ thống dẫn nước đến từng băng trồng và xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước đến từng cây cam.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn huyện Bắc Quang: Biện pháp tưới tiết kiệm nước cho cây cam là quy trình kỹ thuật tiên tiến lần đầu được áp dụng tại huyện. Biện pháp này giúp cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây, giảm chi phí sản xuất; trong khi đó, năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn từ 10 - 15% so với các mô hình chỉ áp dụng biện pháp tưới chủ động... Riêng khâu chăm sóc cam Giấy, anh Lích và nhiều hộ dân trong vùng liên kết được hướng dẫn áp dụng quy trình thâm canh theo hướng VietGAP. Từ đó, hướng tới sản xuất nông nghiệp an toàn, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của cam Giấy trên thị trường. Đặc biệt, với việc không sử dụng thuốc trừ cỏ và tăng cường biện pháp cải tạo đất bằng phân bón hữu cơ, mô hình này đang dần hình thành phương thức sản xuất mới, tiến bộ, an toàn hơn cho người sản xuất, môi trường và đảm bảo phát triển bền vững – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang, Mai Thị Giang cho biết.
Thực hiện mô hình trên, ngoài áp dụng các quy trình kỹ thuật tiến bộ, UBND huyện Bắc Quang còn liên kết, hợp tác với tổ chức, đơn vị có uy tín trong ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHKT thâm canh cây cam, như: Liên kết với Viện Nghiên cứu Rau – Quả T.Ư để thâm canh cây cam Giấy theo hướng VietGAP. Qua liên kết, 10/10 ha cam Giấy trong mô hình sản xuất đều đạt tiêu chuẩn VietGAP TCVN09032; sản lượng năm đầu tiên cho thu hoạch (2017) đạt trên 110 tấn quả và dự báo tăng sản lượng vào những vụ tiếp theo. Ngoài ra, UBND huyện Bắc Quang còn liên kết, hợp tác với Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại phân bón Phú Điền, Công ty TNHH Việt Mỹ... nghiên cứu, đưa vào sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vi sinh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường chất dinh dưỡng và cải tạo môi trường.
Thực tế cho thấy, mô hình trên đã chứng minh hiệu quả khi năng suất cam Giấy trung bình đạt 11,5 tấn/ha; nâng giá trị sản phẩm từ 3,5 triệu đồng/ha khi chưa chuyển đổi đồi, vườn tạp lên 100 triệu đồng/ha, sau chuyển đổi. Đặc biệt, thành công bước đầu của mô hình trở thành điểm sáng, thay đổi sâu sắc nhận thức của người dân trong việc phát huy tiềm năng đất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập. Đồng thời, khẳng định sự ưu việt trong ứng dụng tiến bộ KHKT mới, có hiệu quả và tính ứng dụng cao, như: Quy trình thâm canh cam theo tiêu chuẩn VietGAP; công nghệ tưới tiết kiệm nước; biện pháp cải tạo đất bằng phân bón hữu cơ... Qua đó, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất mà còn nâng cao vai trò, mối quan hệ hợp tác giữa nhà khoa học và người dân trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Phát huy những trên quả trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Nguyễn Hồng Tuyên cho biết: Huyện tiếp tục phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết trong ứng dụng tiến bộ KHKT vào canh tác gắn với chuyển đổi, cải tạo vườn, đồi tạp. Đồng thời, tăng cường kết nối với tổ chức, doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ, sản xuất, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tìm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản ở địa phương...
Ứng dụng kỹ thuật giúp anh Đặng Văn Lích, thôn Việt Hà thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha cam. |
Trước đây, diện tích đất vườn, đồi của gia đình anh Đặng Văn Lích và nhiều hộ dân thôn Việt Hà chỉ là lau, sậy, nứa hoặc các loại cây trồng ít giá trị kinh tế. Nhưng từ khi thực hiện liên kết trong ứng dụng tiến bộ KHKT với UBND huyện Bắc Quang, những diện tích vườn, đồi trên dần được thay thế bằng vườn cam Giấy trù phú. Anh Lích cho biết: Tham gia mô hình, gia đình không chỉ được ngân sách huyện hỗ trợ 30% chi phí xây dựng mà còn được cán bộ chuyên môn hướng dẫn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất mà trước đây, gia đình anh chưa từng thực hiện. Trong đó, đồi trồng được tạo đường đồng mức (băng trồng) rộng 2m, rồi phân chia các lô theo địa hình đồi và bố trí đường giao thông hợp lý. Điều này tạo thuận lợi cho việc trồng, chăm sóc cây cam và dễ dàng ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất; giúp giảm công lao động, chi phí vận chuyển, tăng hiệu quả sản xuất. Đặc biệt, vườn, đồi của gia đình anh Lích còn được lắp hệ thống dẫn nước đến từng băng trồng và xây dựng hệ thống tưới tiết kiệm nước đến từng cây cam.
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn huyện Bắc Quang: Biện pháp tưới tiết kiệm nước cho cây cam là quy trình kỹ thuật tiên tiến lần đầu được áp dụng tại huyện. Biện pháp này giúp cung cấp đủ lượng nước cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển của cây, giảm chi phí sản xuất; trong khi đó, năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn từ 10 - 15% so với các mô hình chỉ áp dụng biện pháp tưới chủ động... Riêng khâu chăm sóc cam Giấy, anh Lích và nhiều hộ dân trong vùng liên kết được hướng dẫn áp dụng quy trình thâm canh theo hướng VietGAP. Từ đó, hướng tới sản xuất nông nghiệp an toàn, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, tăng tính cạnh tranh của cam Giấy trên thị trường. Đặc biệt, với việc không sử dụng thuốc trừ cỏ và tăng cường biện pháp cải tạo đất bằng phân bón hữu cơ, mô hình này đang dần hình thành phương thức sản xuất mới, tiến bộ, an toàn hơn cho người sản xuất, môi trường và đảm bảo phát triển bền vững – Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang, Mai Thị Giang cho biết.
Huyện Bắc Quang tiếp tục phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết trong ứng dụng kỹ thuật. |
Thực tế cho thấy, mô hình trên đã chứng minh hiệu quả khi năng suất cam Giấy trung bình đạt 11,5 tấn/ha; nâng giá trị sản phẩm từ 3,5 triệu đồng/ha khi chưa chuyển đổi đồi, vườn tạp lên 100 triệu đồng/ha, sau chuyển đổi. Đặc biệt, thành công bước đầu của mô hình trở thành điểm sáng, thay đổi sâu sắc nhận thức của người dân trong việc phát huy tiềm năng đất, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa, nâng cao thu nhập. Đồng thời, khẳng định sự ưu việt trong ứng dụng tiến bộ KHKT mới, có hiệu quả và tính ứng dụng cao, như: Quy trình thâm canh cam theo tiêu chuẩn VietGAP; công nghệ tưới tiết kiệm nước; biện pháp cải tạo đất bằng phân bón hữu cơ... Qua đó, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất mà còn nâng cao vai trò, mối quan hệ hợp tác giữa nhà khoa học và người dân trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Phát huy những trên quả trên, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang, Nguyễn Hồng Tuyên cho biết: Huyện tiếp tục phát triển, nhân rộng các mô hình liên kết trong ứng dụng tiến bộ KHKT vào canh tác gắn với chuyển đổi, cải tạo vườn, đồi tạp. Đồng thời, tăng cường kết nối với tổ chức, doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ, sản xuất, chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tìm đầu ra ổn định cho các mặt hàng nông sản ở địa phương...
0 nhận xét: