Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Lục Ngạn thất thu vì cây cam bị nhiễm bệnh

“Hỏng hết rồi. Vụ vừa qua, gia đình tôi thu được gần 20 triệu, bằng 1/10 vốn bỏ ra. Dù đã cải tạo, thay thế trồng cây mới rồi nhưng cam vẫn bị bệnh. Nhiều hộ đã phá cam trồng chuối, có nhà nhổ bỏ cũng chưa biết trồng cây gì….” - ông Trần Văn Trường, chủ hộ trồng cam tại thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) chia sẻ.
trái cây Bắc Giang, đặc sản Bắc Giang, trái cây núi rừng, bệnh Greening, cam ngọt Hồng Giang, cam ngọt Thanh Hải, cam ngọt Tân Quang, cam ngọt Tân Lập, cam ngọt Phì Điền, cam ngọt Lục Ngạn, cam ngọt Bắc Giang, cam ngọt Tây Bắc
Khu vườn của gia đình ông Trần Văn Trường, thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang chỉ còn thưa thớt cam ngọt.

Phá cam, trồng gì?


Chiều một ngày cuối tháng 2, chúng tôi trở lại thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang- nơi từng là “thủ phủ” cam ngọt của huyện. Nếu trước đây cả xã bạt ngàn màu xanh của cây có múi thì nay có nhiều giống khác xen kẽ.

Gặp ông Trần Văn Trường đang ngồi một mình trước cửa nhà, thấy khách đến hỏi về vụ cam vừa qua, ông buồn bã nói: “Chán lắm! Đầu tư hàng trăm triệu, vậy mà gia đình tôi thu về chỉ bằng 1/10 so với vốn bỏ ra”. Hiện vườn quả của nhà ông chỉ còn lác đác vài cây cam ngọt. Những cây bị bệnh đã được đào gốc, chất đống ở góc sân.

Ông Trường cho biết, giai đoạn ra lộc, quả nhỏ cây không có biểu hiện bệnh nhưng đến khi quả chín thì rõ ràng nhất. Chẳng là thời gian trước, ông Trường đã phá bỏ toàn bộ cây hỏng để mua cây mới trồng nhưng tình trạng bệnh vẫn không giảm. Cam có hiện tượng chín ngược, tạo ra quả mà người làng thường gọi là cam rươi hoặc cam bung, vị nhạt, không ăn được.

Ông Trường lý giải: “Cam rươi là quả chín ngược từ cuống xuống dưới. Cam bung thì nẫu, mõm, trong khi vỏ vẫn hơi xanh”. Đây là vụ thứ hai, cam của gia đình ông bị bệnh như vậy. Dù thời tiết ấm áp, mưa xuân thuận lợi cho trồng cây nhưng ông vẫn bỏ phần đất trống vì băn khoăn chưa biết trồng cây gì trên đó.

Rời nhà ông Trường, chúng tôi khảo sát quanh thôn. Đi dọc đường làng, bắt gặp một người dân đang đẩy xe rùa chở hàng chục cân cam. Ngỡ chị mang cam đến điểm cân bán nhưng ai dè mang… đi đổ. Xe cam có cả quả vỏ vàng, xanh nhưng không đồng nhất ở mỗi quả.

Khi chúng tôi hỏi chuyện, chị nói: “Cam này ăn nhạt, bán không ai mua. Năm nay hầu như nhà nào cũng có cam bị như vậy, chỉ là ít hay nhiều thôi”. Quan sát ở vệ đường còn có lác đác đống cam nhỏ được đổ từ lâu đang lên mốc, thối hỏng; nhiều thân cành cây bị bệnh vứt chỏng chơ.

Đến hộ ông Trần Bá Chung, trước đây là hộ thu nhập cao từ cam ngọt thì nay chẳng còn cây nào do chuyển sang trồng hơn một mẫu chuối. Hay hộ ông Trần Doãn Hoạt, Trần Khắc Sơ… cũng trong tình trạng tương tự.
trái cây Bắc Giang, đặc sản Bắc Giang, trái cây núi rừng, bệnh Greening, cam ngọt Hồng Giang, cam ngọt Thanh Hải, cam ngọt Tân Quang, cam ngọt Tân Lập, cam ngọt Phì Điền, cam ngọt Lục Ngạn, cam ngọt Bắc Giang, cam ngọt Tây Bắc
Nhiều vườn chuối thay thế vườn cam.
"Đầu tư hàng trăm triệu, vậy mà gia đình tôi thu về chỉ bằng 1/10 so với vốn bỏ ra. Giờ hiếm hộ trong xã mừng đón mùa cam lắm”. Ông Trần Văn Trường, thôn Đoàn Kết, xã Tân Quang (Lục Ngạn)

Cùng phóng viên thực tế cơ sở, ông Vũ Lệnh Sánh, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp huyện cho biết, những hộ trồng cam bị thất thu là do cây nhiễm bệnh Greening. Bệnh xuất hiện hầu hết khu vực trồng cam trong huyện song ở Tân Quang là điển hình hơn cả.

Không để cây "yếu"


Cam ngọt hiện không còn là cây trồng mang lại nguồn thu chính cho nhiều hộ tại xã Tân Quang. Được biết, cực chẳng đã người dân nơi đây mới phải chuyển từ cam sang trồng chuối. Khi thấy cây bị bệnh, một số hộ đã đánh bỏ gốc, đầu tư mua cây giống mới trị giá khoảng 400 nghìn đồng/cây về trồng song vẫn bị nhiễm bệnh phải phá bỏ. Điều này cho thấy, bệnh đã nhiễm, lưu cữu vào trong đất và lây lan khi trồng lứa mới.

Huyện Lục Ngạn hiện có hơn 6,5 nghìn ha cây có múi, trong đó cam ngọt hơn 2 nghìn ha. Với việc bỏ cây, đổ quả nhiễm bệnh một cách tràn lan, không được xử lý đúng quy trình cộng với khâu kiểm soát cây giống gần như “bỏ ngỏ” khiến nguy cơ cao bệnh lan rộng. Greening là bệnh nguy hiểm do vi rút gây ra. Cây bị bệnh chỉ còn cách nhổ bỏ mà không có cách chữa trị.

Đây là thực trạng rất đáng lo ngại tại Lục Ngạn và đã được các nhà khoa học, chuyên gia, cơ quan truyền thông cảnh báo từ nhiều năm trước. Nguyên nhân chính xảy ra tình trạng này là do tăng trưởng nóng cây cam, bưởi trong thời gian ngắn; người dân ồ ạt trồng cam xuống ruộng đã phá vỡ quy hoạch phát triển cây ăn quả và bệnh gia tăng, khó kiểm soát.

Để bảo vệ vùng cam, phát triển cây có múi bền vững, ông Vũ Lệnh Sánh cho rằng, trước mắt đơn vị khuyến cáo nhà vườn cuốc bỏ cả rễ cây bệnh, sau đó xử lý đất bằng cách rắc vôi bột, phơi đất 5-6 tháng mới trồng cây mới.

Về lâu dài, cần thực hiện tổng hợp các biện pháp, trong đó chú trọng quản lý chặt nguồn gốc giống; đưa cây sạch bệnh vào trồng và dành một phần diện tích trồng cây dự phòng để có kế hoạch bổ sung, thay thế kịp thời cây bị bệnh. Chăm sóc cho cây đủ dinh dưỡng, tăng khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi cũng như sâu bệnh.
trái cây Bắc Giang, đặc sản Bắc Giang, trái cây núi rừng, bệnh Greening, cam ngọt Hồng Giang, cam ngọt Thanh Hải, cam ngọt Tân Quang, cam ngọt Tân Lập, cam ngọt Phì Điền, cam ngọt Lục Ngạn, cam ngọt Bắc Giang, cam ngọt Tây Bắc
Người dân thôn Trường Sinh, xã Tân Quang thu hoạch, đóng gói cam ngọt dịp Tết vừa qua. 
Chúng ta đã từng có bài học về “xóa sổ” vùng cam Bố Hạ nổi tiếng một thời do bệnh hại. Vì vậy cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần nghiên cứu, sớm có giải pháp khắc phục, ngăn chặn mầm bệnh phát sinh.

Nhà khoa học Nguyễn Tiến Ky, Viện Nghiên cứu đào tạo và Tư vấn Khoa học công nghệ (Viện Hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam): Thay đổi cách sử dụng phân bón
Một số lần thăm vùng cam Lục Ngạn, tôi đã trao đổi, bày tỏ sự lo ngại với người dân, chính quyền và đơn vị chuyên môn về nguy cơ bệnh trên cây có múi, nhất là cam ngọt. Có hộ mua cây giống bị bệnh về trồng, có hộ bỏ bẵng không chăm sóc. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hơn là người dân quá lạm dụng phân bón hóa học. Cây cũng như con người, “ăn gì, bệnh nấy” có nghĩa là bón cho cây thứ gì thì sẽ phát triển theo hướng đó.
Thời điểm tôi nói chuyện này, người dân thu nhập cao từ cam, có hộ thu bạc tỷ mỗi vụ nên gần như coi chuyện đó còn rất xa. Nay, những cảnh báo về vùng cam của tôi và một số nhà khoa học đối với Lục Ngạn đã trở thành hiện thực. Để khắc phục, ngành nông nghiệp tỉnh cần quyết liệt vào cuộc, liên kết với các nhà khoa học tìm ra loại phân bón bổ sung, giữ được khoáng chất trong đất để cây bền hơn, hướng tới phát triển bền vững.

Chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Kép 1, xã Hồng Giang (Lục Ngạn): Mong sớm có biện pháp khống chế bệnh Greening
Gia đình tôi trồng hơn 300 cây cam ngọt và vừa phải cuốc bỏ 50 cây bị bệnh Greening. Trồng cam đến nay gần 10 năm, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bỏ đi vài chục cây nhưng năm nay là nhiều nhất. Có nhiều hộ cùng thôn vườn cam cũng xác xơ bởi phải phá cam, thu chẳng đủ bù chi. Chất lượng quả ngày càng kém, giá trị thấp.
Vụ vừa rồi giá bán bình quân tại vườn khoảng 20 nghìn đồng/kg cam, giảm gần một nửa so với vụ trước khiến gia đình tôi thắc thỏm, lo lắng. Trồng giống cây này phải sử dụng lượng lớn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc hóa học đề chăm sóc khiến một số hộ lỗ vốn. Tôi mong muốn các nhà khoa học sớm nghiên cứu, có biện pháp khống chế bệnh Greening trên cam để bà con giảm thiệt hại.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: