Thứ Năm, 14 tháng 3, 2019

Về đâu..với “thương hiệu” cây khóm Ba Đình

Những ngày đầu tháng 3, chúng tôi có dịp trở lại Ba Đình - vùng đất khi xưa được xem là “thủ phủ” khóm của đất Bạc Liêu. Khi đó, tiếng tăm khóm Ba Đình nổi tiếng đến khắp cả Nam kỳ lục tỉnh. Nhưng giờ đây, số hộ trồng khóm chỉ còn “đếm trên đầu ngón tay”.
đặc sản Bạc Liêu, trái cây Bạc Liêu, trái cây miệt vườn, trái cây miền tây, dứa, thơm, khóm Ba Đình, khóm Vĩnh Lộc A, khóm Hồng Dân, khóm Bạc Liêu, khóm miền Tây, dứa Ba Đình, dứa Bạc Liệu, trồng khóm
Một trong số ít hộ dân ở Ba Đình còn giữ nghề trồng khóm.
Theo những người cao niên ở Ba Đình (xã Vĩnh Lộc A, huyện Hồng Dân), xưa kia, dọc theo triền sông Cái Lớn là những ruộng khóm bạt ngàn, xanh ngút mắt. Tuy nhiên, ai là người đầu tiên mang cây khóm về bén duyên với mảnh đất này thì không ai biết rõ. Không thể gọi là giàu, nhưng cây khóm mang đến cuộc sống ấm no, sung túc cho hàng trăm hộ dân trong vùng.

Nhưng thời gian và nhiều nguyên nhân đã khiến người nông dân không còn mặn mà với cây khóm. Người dân Ba Đình chỉ còn nhớ cây khóm được trồng độc canh với diện tích khá lớn. Khoảng tháng 2 - 4 âm lịch hàng năm là thời điểm khóm vào mùa thu hoạch. Vào thời gian này, từ đầu đến cuối xóm, đâu đâu cũng thơm ngát mùi khóm chín. Những trái khóm to, màu vàng rực trên những cánh đồng tạo nên một bức tranh miền quê tuyệt đẹp.

Sở dĩ, khóm Ba Đình nổi tiếng gần xa là vì có vị ngọt thanh dịu, ít xơ và giòn tự nhiên. Vì thế, người trồng khóm không cần lo đầu ra cho sản phẩm, mà thương lái khắp nơi tự tìm đến đặt hàng. Khóm hái bao nhiêu, thương lái mua bấy nhiêu, đôi khi còn không đủ đáp ứng nhu cầu của cánh thương lái. Cuộc sống của người Ba Đình xưa cũng nhờ vậy mà khởi sắc.

Hồi đó cũng có khóm Tắc Cậu (Kiên Giang) nổi tiếng thơm ngon, mọng nước nhưng không hiểu sao cánh thương lái lại “say mê” khóm Ba Đình nhất. Gần tới mùa khóm chín là ghe xuồng khắp nơi nườm nượp kéo về chật kín các con kênh. Có người không cần xem qua trái lớn hay nhỏ mà mua ngay, đã vậy còn mua với giá cao nên người trồng khóm khi đó rất phấn khởi”, ông Lê Văn Có (ấp Ba Đình) hồi tưởng.
đặc sản Bạc Liêu, trái cây Bạc Liêu, trái cây miệt vườn, trái cây miền tây, dứa, thơm, khóm Ba Đình, khóm Vĩnh Lộc A, khóm Hồng Dân, khóm Bạc Liêu, khóm miền Tây, dứa Ba Đình, dứa Bạc Liệu, trồng khóm
Chẳng bao lâu nữa, thương hiệu khóm Ba Đình vang bóng một thời sẽ đi vào ký ức.
Thế nhưng, thời hưng thịnh của khóm từng kéo dài suốt nhiều năm tháng giờ đã đi vào dĩ vãng. Đặc biệt là khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều hộ dân ở Ba Đình lần lượt phá bỏ ruộng khóm để làm ao nuôi tôm, nuôi cá… Những người còn bám trụ với nghề trồng khóm cũng đã ở tuổi “xưa nay hiếm”. Khi được hỏi về nguyên nhân, hầu như ai cũng lắc đầu bảo “không còn sống được với nghề”.

Bà Huỳnh Thị Thu, một trong số ít hộ còn trồng khóm, trăn trở: “Từ khi còn nhỏ, tôi đã theo cha mẹ ra đồng làm cỏ, dọn gốc khóm. Người dân trong xóm gọi nhau cùng đi, vui lắm. Giờ thì còn lác đác vài hộ trồng, người mua cũng thưa dần. Chắc vài năm nữa “thương hiệu” khóm Ba Đình chỉ còn trong trí nhớ”.

Ở Ba Đình giờ đây, số hộ trồng khóm truyền thống chỉ còn “đếm trên đầu ngón tay”. Đối với họ, gìn giữ từng gốc khóm không đơn thuần vì lý do kinh tế, mà như sự hoài niệm về một thời vàng son đã qua. Với những người từng lớn lên bên cây khóm thì việc nhìn những ruộng khóm từng ngày bị “xóa trắng” khiến họ không khỏi chạnh lòng. Chắc hẳn, trong tâm khảm người Ba Đình đều có chung một nỗi trăn trở: rồi đây cây khóm Ba Đình sẽ về đâu?!

Bà Trần Thị Mỹ Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Lộc A, cho biết: “Thấy bà con ồ ạt phá khóm để làm vuông, chính quyền địa phương cũng đã tìm hiểu nguyên nhân và động viên bà con gìn giữ nghề truyền thống của cha ông. Để tìm hướng đi mới cho người trồng khóm cũng như khuyến khích bà con giữ lại diện tích khóm đang canh tác, UBND xã Vĩnh Lộc A đã cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm trồng khóm theo hướng chuyên canh ở các vùng khác. Đồng thời, tìm và mang giống về trồng thử nghiệm, nếu mang lại hiệu quả sẽ có hướng nhân rộng trong dân

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: