Người trồng dưa hấu ròng rã 3 tháng trời ăn ngủ ở chòi với dưa, đến mùa thu hoạch thức trắng đêm gánh dưa. Thế nhưng, dưa hấu phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc, có năm đầu vụ giá dưa nhích lên nhưng cuối vụ thu hoạch rộ, giá dưa rớt xuống thấp. Người trồng dưa vì thế cũng “lên, xuống” với trái dưa.
Những ngày này, dọc tuyến đường qua các xã Xuân Quang 3, Xuân Phước (huyện Đồng Xuân); Ea Chà Rang, Krông Pa (huyện Sơn Hòa), từng tốp người đi xe máy đèo theo sau đôi ky, cây đòn gánh đến ruộng dưa, gánh dưa mướn. So với các loại cây trái thì dưa hấu thu hoạch vào ban đêm, bởi theo kinh nghiệm của nhiều người, thu hoạch dưa vào ban đêm thì chất lượng dưa tốt hơn.
Trước khi cắt cuốn, buổi chiều, người trồng bơm nước tưới sau đó cắt dưa rồi thuê công gánh ra cạnh đường chất đống. Cách làm này giúp dưa no nước, thương lái đến họ dùng tay búng mạnh, trái nào kêu boong boong thì mới chọn. Còn nếu hái ban ngày, do trời nắng, vỏ dưa mềm, búng vào kêu bộp bộp thì dưa xốp ruột, chở đi xa dễ bị chảy nước nên thương lái không mua.
Để trái dưa “lăn” từ ruộng lên xe phải qua 3 khâu: Cắt dây, gánh và bốc dưa lên xe. Ông Nguyễn Văn Độ, một người chuyên gánh dưa ở xã Xuân Quang 3 cho hay: Nghề này không làm ăn riêng lẻ mà phải lập thành tốp 4-5 người, phụ sức vào mới đưa nổi hàng chục tấn dưa từ ruộng lên xe trong một đêm.
Cũng theo ông Độ, chỉ riêng về khâu gánh, thường xe tải chở dưa là xe “3 chân” (3 trục), trọng tải 20 tấn thì 4 người gánh, trung bình mỗi người gánh 1 đêm 5 tấn dưa, mỗi gánh dưa từ 60-70kg. Công gánh không ăn theo tấn mà ăn theo sào, từ 200.000-300.000 đồng/sào (tùy theo xa gần, gánh từ ruộng dưa đến chỗ xe tải đậu), năng suất mỗi sào dưa từ 2-2,5 tấn. Có đêm mỗi người gánh 3 sào dưa được gần 1 triệu đồng.
Trong các khâu thì khâu chất dưa lên xe rất quan trọng, vì vậy người chất dưa “ăn 2 mâm”, thương lái khoán 70.000 đồng/tấn, khi chất đầy xe tải lại được tài xế bồi dưỡng 1 triệu đồng (2 người). Sở dĩ được tài xế bồi dưỡng thêm là vì khi xe vận chuyển đường dài, tài xế có trách nhiệm bảo quản tài sản trên xe theo hợp đồng, nếu dưa vỡ nhiều thì tài xế bồi thường.
Vì vậy, xe tải chở dưa phải lót rơm thật kỹ để thùng xe không “cạp” vỏ dưa… hoặc dưa đè lên nhau dập nát trong chặng đường từ Phú Yên ra đến Lạng Sơn không bị dập chảy nước. “Được ăn 2 mâm nhưng người chất dưa lãnh đủ bụi rơm trong thùng xe bịt bùng thiếu điều nghẹt thở. Chất xong xe dưa, quần áo, da mặt nhám đen bụi rơm”, ông Trần Văn Tiến, người chất dưa ở xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) nói.
Theo nhiều người trồng dưa, trung bình đầu tư trồng 1ha từ 100-120 triệu đồng (tùy theo nguồn nước tưới xa gần); năng suất từ 40-50 tấn dưa/ha. Nếu nông dân bán dưa với giá 4.000 đồng/kg thì huề vốn, còn bán được với giá 7.000 đồng/kg thì lãi khoảng 100 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên giá dưa lên xuống thất thường, nên người trồng dưa cần tính toán kỹ khi gắn bó với công việc này. Ông Bùi Văn Tấn, trồng dưa ở xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa), chia sẻ: Tôi trồng dưa trên 5 năm, có năm, tôi thu hoạch 15 tấn dưa. Thấy dưa chất đống to tôi mừng, sáng gọi thương lái đến họ thuê người dạt, dùng tay trỏ búng mạnh, trái nào kêu boong boong, trọng lượng 4kg trở lên thì lấy, còn trái nào kêu bộp bộp thì họ cho là dưa xốp ruột chở đi xa bị hư nên bỏ qua một bên.
Đống dưa ước chừng trên 15 tấn nhưng thương lái “dạt” bỏ lại 8 tấn, còn 7 tấn cân đo đong đếm mua với giá 2.800 đồng/kg. Tôi lỗ trên 50 triệu đồng. Thế nhưng năm sau lại trúng mùa, giá tăng lên 7.000-9.000 đồng/kg, bán không sót lại trái nào, lãi trên 100 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Tình, người thuê đất ở xã Ea Bar (huyện Sông Hinh), cho biết: Cách đây 3 năm, tôi trồng 8 sào dưa, lúc thời điểm giữa vụ, dưa trồng bị thiếu nước, tôi bỏ tiền mua thêm ống dây để tải nước lên đồi tưới dưa, nhưng do trời nắng kéo dài, nguồn nước lại khan hiếm nên tưới không xuể nên dưa bị “đẹt” nhiều.
Ròng rã gần 3 tháng trời, vợ chồng cất chòi “ăn ngủ” với dưa, khi dưa còn nhỏ thì cong lưng ngồi bắt nhánh (loại bỏ nhánh dưa nhỏ không hiệu quả), khi dưa ra nụ, nuôi trái dưa bằng ngón tay út đến to bằng cái ấm thì tưới nước, phun phân thuốc cả ngày lẫn đêm. Cuối vụ tôi bán đổ bán tháo lỗ gần 40 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 năm nay dưa được mùa, được giá, trung bình mỗi năm bỏ túi trên 50 triệu đồng trang trải cuộc sống gia đình, nuôi con ăn học.
Theo nhiều người trồng dưa, mấy năm gần đây, giá dưa chao đảo, có năm đầu mùa giá bán 12.000 đồng/kg, thương lái lùng sục mua nhưng không có để bán. Sau đó bỗng dưng có tin đồn thị trường Trung Quốc không nhập nữa nên giá dưa rớt thê thảm. Có khi trong vòng 1 tuần, giá dưa xập xình, lên xuống 5 giá, khi thì 5.000 đồng, lúc thì 3.000 đồng rồi hạ xuống 1.500 đồng, sau đó nhích lên 4.500 đồng/kg… Riêng vụ này giá dưa đạt 6.000 đồng/kg nên người trồng có lãi.
Thức đêm cùng trái dưa
Những ngày này, dọc tuyến đường qua các xã Xuân Quang 3, Xuân Phước (huyện Đồng Xuân); Ea Chà Rang, Krông Pa (huyện Sơn Hòa), từng tốp người đi xe máy đèo theo sau đôi ky, cây đòn gánh đến ruộng dưa, gánh dưa mướn. So với các loại cây trái thì dưa hấu thu hoạch vào ban đêm, bởi theo kinh nghiệm của nhiều người, thu hoạch dưa vào ban đêm thì chất lượng dưa tốt hơn.
Trước khi cắt cuốn, buổi chiều, người trồng bơm nước tưới sau đó cắt dưa rồi thuê công gánh ra cạnh đường chất đống. Cách làm này giúp dưa no nước, thương lái đến họ dùng tay búng mạnh, trái nào kêu boong boong thì mới chọn. Còn nếu hái ban ngày, do trời nắng, vỏ dưa mềm, búng vào kêu bộp bộp thì dưa xốp ruột, chở đi xa dễ bị chảy nước nên thương lái không mua.
Để trái dưa “lăn” từ ruộng lên xe phải qua 3 khâu: Cắt dây, gánh và bốc dưa lên xe. Ông Nguyễn Văn Độ, một người chuyên gánh dưa ở xã Xuân Quang 3 cho hay: Nghề này không làm ăn riêng lẻ mà phải lập thành tốp 4-5 người, phụ sức vào mới đưa nổi hàng chục tấn dưa từ ruộng lên xe trong một đêm.
Cũng theo ông Độ, chỉ riêng về khâu gánh, thường xe tải chở dưa là xe “3 chân” (3 trục), trọng tải 20 tấn thì 4 người gánh, trung bình mỗi người gánh 1 đêm 5 tấn dưa, mỗi gánh dưa từ 60-70kg. Công gánh không ăn theo tấn mà ăn theo sào, từ 200.000-300.000 đồng/sào (tùy theo xa gần, gánh từ ruộng dưa đến chỗ xe tải đậu), năng suất mỗi sào dưa từ 2-2,5 tấn. Có đêm mỗi người gánh 3 sào dưa được gần 1 triệu đồng.
Nông dân ở huyện Sông Hinh thu hoạch dưa hấu. |
Vì vậy, xe tải chở dưa phải lót rơm thật kỹ để thùng xe không “cạp” vỏ dưa… hoặc dưa đè lên nhau dập nát trong chặng đường từ Phú Yên ra đến Lạng Sơn không bị dập chảy nước. “Được ăn 2 mâm nhưng người chất dưa lãnh đủ bụi rơm trong thùng xe bịt bùng thiếu điều nghẹt thở. Chất xong xe dưa, quần áo, da mặt nhám đen bụi rơm”, ông Trần Văn Tiến, người chất dưa ở xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) nói.
Cẩn trọng khi chọn nghề trồng dưa
Theo nhiều người trồng dưa, trung bình đầu tư trồng 1ha từ 100-120 triệu đồng (tùy theo nguồn nước tưới xa gần); năng suất từ 40-50 tấn dưa/ha. Nếu nông dân bán dưa với giá 4.000 đồng/kg thì huề vốn, còn bán được với giá 7.000 đồng/kg thì lãi khoảng 100 triệu đồng/ha.
Tuy nhiên giá dưa lên xuống thất thường, nên người trồng dưa cần tính toán kỹ khi gắn bó với công việc này. Ông Bùi Văn Tấn, trồng dưa ở xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa), chia sẻ: Tôi trồng dưa trên 5 năm, có năm, tôi thu hoạch 15 tấn dưa. Thấy dưa chất đống to tôi mừng, sáng gọi thương lái đến họ thuê người dạt, dùng tay trỏ búng mạnh, trái nào kêu boong boong, trọng lượng 4kg trở lên thì lấy, còn trái nào kêu bộp bộp thì họ cho là dưa xốp ruột chở đi xa bị hư nên bỏ qua một bên.
Dưa hấu của nông dân huyện Đồng Xuân đang chờ bán. |
Ông Nguyễn Văn Tình, người thuê đất ở xã Ea Bar (huyện Sông Hinh), cho biết: Cách đây 3 năm, tôi trồng 8 sào dưa, lúc thời điểm giữa vụ, dưa trồng bị thiếu nước, tôi bỏ tiền mua thêm ống dây để tải nước lên đồi tưới dưa, nhưng do trời nắng kéo dài, nguồn nước lại khan hiếm nên tưới không xuể nên dưa bị “đẹt” nhiều.
Ròng rã gần 3 tháng trời, vợ chồng cất chòi “ăn ngủ” với dưa, khi dưa còn nhỏ thì cong lưng ngồi bắt nhánh (loại bỏ nhánh dưa nhỏ không hiệu quả), khi dưa ra nụ, nuôi trái dưa bằng ngón tay út đến to bằng cái ấm thì tưới nước, phun phân thuốc cả ngày lẫn đêm. Cuối vụ tôi bán đổ bán tháo lỗ gần 40 triệu đồng. Tuy nhiên, 2 năm nay dưa được mùa, được giá, trung bình mỗi năm bỏ túi trên 50 triệu đồng trang trải cuộc sống gia đình, nuôi con ăn học.
Theo nhiều người trồng dưa, mấy năm gần đây, giá dưa chao đảo, có năm đầu mùa giá bán 12.000 đồng/kg, thương lái lùng sục mua nhưng không có để bán. Sau đó bỗng dưng có tin đồn thị trường Trung Quốc không nhập nữa nên giá dưa rớt thê thảm. Có khi trong vòng 1 tuần, giá dưa xập xình, lên xuống 5 giá, khi thì 5.000 đồng, lúc thì 3.000 đồng rồi hạ xuống 1.500 đồng, sau đó nhích lên 4.500 đồng/kg… Riêng vụ này giá dưa đạt 6.000 đồng/kg nên người trồng có lãi.
Nông dân xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) bốc dưa hấu lên xe tải chở ra Lạng Sơn xuất sang Trung Quốc. |
Theo Sở NN-PTNT, vụ dưa hấu năm nay, Phú Yên trồng hơn 300ha dưa, tập trung ở các huyện Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa và Đồng Xuân với năng suất bình quân 40 tấn/ha. Mặc dù hiện nay dưa được giá nhưng sở cũng khuyến cáo, người trồng dưa nên cẩn trọng vì dưa hấu phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc. Có thể đầu vụ giá dưa nhích lên nhưng cuối vụ thu hoạch rộ, giá dưa sẽ rớt xuống thấp.
0 nhận xét: