Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Trồng thanh long theo phương pháp leo giàn

Trồng thanh long theo phương pháp leo giàn đang mở ra hướng đi mới cho người dân huyện Châu Thành, tỉnh Long An. Qua đó, không chỉ giúp người trồng tiết kiệm diện tích đất, tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất mà còn tăng năng suất, thu lợi nhuận cao hơn.
trái cây Long An, đặc sản Long An, trái cây miền Tây, trái cây miệt vườn, thanh long Tầm Vu, thanh long An Lục Long, thanh long Châu Thành, thanh long Long An, thanh long VietGAP, thanh long xuất khẩu, thanh long công nghệ cao, trồng thanh long
Trồng thanh long leo giàn giúp người dân tiết kiệm diện tích đất, tăng cường cơ giới hóa sản xuất.

Tăng cường cơ giới hóa sản xuất


Vài năm trở lại đây, nhận thấy phương pháp trồng thanh long bằng giàn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng trụ, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện mạnh dạn đầu tư sản xuất, thu lợi nhuận hàng tỉ đồng/năm.

Gia đình ông Trương Minh Trung, ngụ ấp Cầu Đôi, xã An Lục Long, là một trong những hộ tiên phong chuyển đổi 2ha thanh long bằng trụ sang trồng giàn. Dẫn chúng tôi tham quan mô hình thanh long ruột đỏ bằng giàn, ông Trung nói: “Trước đây, tôi trồng thanh long theo từng trụ riêng lẻ, trụ cách trụ 3m, hàng cách hàng 3m. Mỗi hécta đất, tôi có thể trồng khoảng 1.000 trụ thanh long. Tuy nhiên, với cách trồng giàn, khoảng cách giữa các trụ bêtông được rút ngắn còn 1,5m, ở giữa các trụ có thêm một trụ phụ bằng sắt. Một đường dây cáp dài nối các đầu trụ với nhau, giúp cành thanh long leo thành giàn. Mỗi giàn cách nhau 3m, mỗi hécta đất có thể trồng từ 2.000-2.500 trụ thanh long”.

Trồng thanh long leo giàn không chỉ giúp người dân tận dụng được tối đa diện tích đất sản xuất mà còn tạo thuận lợi cho việc chăm sóc, vệ sinh vườn, thu hoạch trái. Đặc biệt, tính ưu việt của thanh long leo giàn là người dân dễ dàng cơ giới hóa trong sản xuất, sử dụng máy bón phân hữu cơ, phun thuốc, cắt cỏ,... hạn chế nhân công lao động. Mặt khác, người dân còn có thể trồng xen canh loại cây trồng khác (rau màu) trên diện tích giữa các giàn thanh long. 
trái cây Long An, đặc sản Long An, trái cây miền Tây, trái cây miệt vườn, thanh long Tầm Vu, thanh long An Lục Long, thanh long Châu Thành, thanh long Long An, thanh long VietGAP, thanh long xuất khẩu, thanh long công nghệ cao, trồng thanh long
Trồng giàn thanh long thường cho trái ra từ cành gốc, chất lượng ngon.
Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi trồng thanh long leo giàn, người dân cần chú ý đến yếu tố ánh nắng. Giàn thanh long tốt nhất nên trồng theo hướng Đông Tây để tận dụng được triệt để ánh sáng mặt trời, kích thích cho cây ra trái nhiều hơn. Đồng thời, người trồng hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thay vào đó là sử dụng phân hữu cơ và tăng cường các biện pháp phòng ngừa như vệ sinh vườn, tỉa cành,...” - ông Trung chia sẻ.

Nâng cao năng suất, nguồn thu nhập


Toàn huyện Châu Thành hiện có gần 20ha thanh long ruột đỏ được trồng theo phương pháp leo giàn đạt tiêu chuẩn VietGAP. Theo Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam huyện Châu Thành - Trần Văn Nĩnh, trồng thanh long leo giàn số lượng trụ nhiều nên chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với trên cùng một diện tích trồng thanh bằng trụ. Bên cạnh đó, vì cành thanh long nhiều và nối tiếp nhau theo giàn nên khi có dịch bệnh như bệnh đốm nâu, đốm trắng thì khó chăm sóc, xử lý. Vì vậy, khi trồng theo kiểu này, người dân cần thường xuyên thăm đồng, theo dõi, kiểm tra, vệ sinh vườn. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn gấp nhiều lần so với trồng bằng trụ.

Ông Trương Minh Trung cho hay: “Năng suất bình quân của thanh long leo giàn đạt 60 tấn/ha, tăng gấp đôi so với thanh long trồng trụ truyền thống. Đặc biệt, thanh long trồng giàn thoáng, trái ra từ cành gốc thường to, chất lượng ngon hơn. Với mức giá bán thanh long ruột đỏ luôn ổn định 25.000-35.000 đồng/kg, việc thu lãi ngay trong năm rất dễ”.

Trồng thanh long bằng trụ rất tốn công lao động và chất lượng tưới không đồng đều. Với mô hình leo giàn, thanh long tăng trưởng tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh cho cây hơn. Mặt khác, giúp địa phương thuận tiện trong việc hình thành vùng sản xuất chuyên canh thanh long và tạo tiền đề để phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao” - Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam xã An Lục Long - Huỳnh Thái Thanh nhận xét.
trái cây Long An, đặc sản Long An, trái cây miền Tây, trái cây miệt vườn, thanh long Tầm Vu, thanh long An Lục Long, thanh long Châu Thành, thanh long Long An, thanh long VietGAP, thanh long xuất khẩu, thanh long công nghệ cao, trồng thanh long
Mô hình tưới tiết kiệm, tiết kiệm 80% công lao động (công tưới nước, bón phân).
Theo Chủ tịch UBND xã An Lục Long - Hà Minh Tuấn, mô hình trồng thanh long leo giàn và tưới nước nhỏ giọt của Israel mới nên không phải ai cũng dám đầu tư. Thế nhưng, theo tính toán của Viện Cây ăn quả miền Nam, nếu người dân mạnh dạn ứng dụng mô hình này, khả năng cho năng suất cao hơn từ 2-3 lần so với trồng trụ và chăm sóc theo kiểu truyền thống. Tuy nhiên, người trồng cũng cần nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, công nghệ, tiêu chuẩn,... để sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Trồng thanh long leo giàn là cách làm mới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người dân huyện Châu Thành. “Để giúp người dân sản xuất ngày càng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, địa phương tăng cường chuyển giao khoa học - kỹ thuật tiên tiến vào đồng ruộng. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người dân đầu tư hệ thống tưới nước tự động, trang bị kho lạnh bảo quản sản phẩm, hướng đến tham gia xuất khẩu thanh long vào các thị trường khó tính: Châu Âu, Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc,...” - ông Trần Văn Nĩnh thông tin thêm.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: