Lợi nhuận cao từ vườn cây ăn quả đặc sản giúp nông dân Tiền Giang làm giàu và nông nghiệp, nông thôn tỉnh này có nhiều đổi mới. Tiền Giang là tỉnh trọng điểm về sản xuất nông nghiệp trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi, xây dựng và nhân rộng các mô hình kinh tế tổng hợp…
Đặc biệt, với gần 75.000 ha vườn cây ăn quả, chiếm gần 40% diện tích đất nông nghiệp của tỉnh, cho sản lượng mỗi năm trên 1,39 triệu tấn trái cây các loại, Tiền Giang có diện tích cây ăn quả lớn nhất cả nước, được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Thời gian qua, địa phương phát huy tốt tiềm năng kinh tế vườn hướng đến xuất khầu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giúp nông dân ổn định, nâng cao mức sống. Ước tính, có khoảng 20% đến 25% sản lượng trái cây tươi được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, còn xuất khẩu trái cây dưới dạng chế biến sang nhiều nước trên khắp thế giới.
Năm 2018, Tiền Giang xuất được trên 10.500 tấn rau quả chế biến, đạt kim ngạch 17,22 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và tăng 20,11% về trị giá so với năm trước. Nhờ xuất khẩu, giá trị kinh tế, đặc biệt là lợi nhuận từ vườn quả đặc sản mang lại cho nông dân rất cao, giúp bà con làm giàu và nông nghiệp, nông thôn đổi mới.
Theo khảo sát của ngành chức năng, với năng suất bình quân 20 tấn quả/ha, thanh long cho lãi ròng mỗi năm từ 600 triệu đồng/ha trở lên; sầu riêng năng suất đạt từ 20 đến 25 tấn quả/ha, cho lãi ròng 1,2 tỷ đồng/ha; xoài cát Hòa Lộc đạt năng suất từ 10 đến 15 tấn quả/ha, cho lãi ròng 1 tỷ đồng/ha mỗi năm.
Trước những tiềm năng trên, tỉnh xác định những chủng loại cây ăn quả có lợi thế cạnh tranh; đồng thời, hình thành được những vùng chuyên canh hàng hóa xuất khẩu lớn: dứa (khóm) 16.660 ha trong vùng Đồng Tháp Mười, thanh long gần 7.000 ha, sầu riêng trên 11.000 ha, xoài gần 5.000 ha,…
Bên cạnh đó, chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP gắn với hình thành các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp kiểu mới… Toàn tỉnh hiện có 610 ha cây ăn quả đặc sản được cấp chứng nhận Viet GAP hoặc Global GAP.
Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trái cây Tiền Giang đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long cả về diện tích, sản lượng và chủng loại.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục nhằm giúp trái cây đặc sản địa phương mạnh bước trên con đường hội nhập, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giúp nông dân làm giàu bền vững và đóng góp xây dựng quê hương. Tuy nhiện, hạn chế lớn nhất hiện nay với trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long là qui mô sản xuất nhỏ lẻ, đầu ra không ổn định, thường xuyên phải đối mặt tình trạng “trúng mùa, mất giá”.
Mới đây, hai mặt hàng trái cây chủ lực của tỉnh như: thanh long và sầu riêng vào vụ thu hoạch rộ bị mất giá, không tiêu thụ được khiến nông dân vùng chuyên canh lao đao.
Cụ thể, vào tháng 10/2018, thanh long Chợ Gạo phải chịu một đợt giảm giá diện rộng, từ mức trên 20.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ tụt xuống chỉ còn từ 6.000 đồng – 7.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Phương Khanh, nông dân trồng thanh long ở xã Tân Bình Thạnh cho biết, đây là lần giảm giá mạnh nhất và sâu nhất từ trước đến nay. Tiếp theo đó, từ cuối tháng 11/2018 đầu tháng 12/2018, lượt sầu riêng phải chịu chung “số phận”. Thời điểm trên, nông dân bắt đầu thu hoạch rộ vụ sầu riêng nghịch.
Đầu vụ, thương lái thu mua từ 80.000 đồng - 85.000 đồng/kg, bà con rất phấn khởi. Tuy nhiên, niềm vui chưa được bao lâu chỉ vài ngày sau, giá sầu riêng liên tục sụt giảm chỉ còn ở mức từ 30.000 đồng – 35.000 đồng/kg loại tốt nhưng việc tiêu thụ rất khó khăn. Hiện nay, giá sầu riêng đang hồi phục nhưng nguồn cung đã giảm mạnh.
Lâu nay, thanh long và sầu riêng là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh mà thị trường lớn nhất là Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, gần đây, việc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch không còn thuận lợi là một trong những nguyên nhân khiến thanh long và sầu riêng ách tắc đầu ra, mất giá.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, lâu nay, trái cây chủ lực của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Hình thức xuất khẩu này đối mặt nhiều rủi ro.
Trong khi hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng những quy định mới về tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đồng thời còn siết chặt quản lý về an toàn thực phẩm, hàng rào kiểm dịch,..Do vậy, khi trái cây Tiền Giang không đáp ứng được yêu cầu, bị tắc ở cửa khẩu thì không tiêu thụ được, thương lái ngưng mua, nông dân khó khăn là điều tất nhiên.
Ông Nguyễn Văn Cường đề xuất cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để nông dân hiểu những thời cơ và thách thức đặt ra cho trái cây Tiền Giang; trong đó chú trọng khuyến khích sản xuất theo tiêu chí an toàn, truy xuất nguồn gốc theo hướng GAP, xây dựng thương hiệu và tăng cường xúc tiến thương mại, hướng đến đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, giảm thiểu rủi ro.
Còn ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm khắc phục tình trạng trên, giải quyết đầu ra bền vững cho trái cây xuất khẩu, địa phương coi trọng quy hoạch gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xác định các nhóm trái cây chủ lực cần phát triển thành vùng chuyên canh. Trên cơ sở đó, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật để sản xuất thuận tiện, cơ giới hóa sản xuất trên qui mô lớn.
Theo đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Tiền Giang xác định phát huy tiềm năng cây ăn quả trên cơ sở thích ứng biến đổi khí hậu, tạo vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao hướng đến xuất khẩu phù hợp lợi thế vùng, tiểu vùng.
Cụ thể, vùng trung tâm hướng đến cây thanh long, vùng duyên hải phía Đông phát triển cây mãng cầu xiêm và các cây ăn quả phù hợp có giá trị kinh tế cao khác, vùng ngập lũ phía Tây tập trung cho cây xoài, sầu riêng, dứa.
Đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu giống, qui trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu…Tổ chức lại sản xuất một cách phù hợp mà trọng tâm là hình thành các hợp tác xã đủ mạnh để liên kết theo chuỗi giá trị gắn với quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại rộng rãi và hiệu quả.
Tiền Giang có tiềm năng và lợi thế có một không hai về đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu trái cây làm giàu nhưng cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức rất lớn. Tận dụng tốt thời cơ, giải quyết hài hòa các thách thức phù hợp xu thế đổi mới và hội nhập nhằm ổn định đầu ra cùng những giải pháp đồng bộ khác chính là con đường đưa thương hiệu trái cây Tiền Giang vươn xa hơn nữa.
Tân Phước (Tiền Giang) là địa phương đứng nhất, nhì cả nước về diện tích cây khóm. |
Phát huy tiềm năng
Thời gian qua, địa phương phát huy tốt tiềm năng kinh tế vườn hướng đến xuất khầu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giúp nông dân ổn định, nâng cao mức sống. Ước tính, có khoảng 20% đến 25% sản lượng trái cây tươi được xuất khẩu chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, còn xuất khẩu trái cây dưới dạng chế biến sang nhiều nước trên khắp thế giới.
Năm 2018, Tiền Giang xuất được trên 10.500 tấn rau quả chế biến, đạt kim ngạch 17,22 triệu USD, tăng 28,2% về lượng và tăng 20,11% về trị giá so với năm trước. Nhờ xuất khẩu, giá trị kinh tế, đặc biệt là lợi nhuận từ vườn quả đặc sản mang lại cho nông dân rất cao, giúp bà con làm giàu và nông nghiệp, nông thôn đổi mới.
Theo khảo sát của ngành chức năng, với năng suất bình quân 20 tấn quả/ha, thanh long cho lãi ròng mỗi năm từ 600 triệu đồng/ha trở lên; sầu riêng năng suất đạt từ 20 đến 25 tấn quả/ha, cho lãi ròng 1,2 tỷ đồng/ha; xoài cát Hòa Lộc đạt năng suất từ 10 đến 15 tấn quả/ha, cho lãi ròng 1 tỷ đồng/ha mỗi năm.
Thu hoạch sầu riêng nghịch vụ tại Cai Lậy, Tiền Giang. |
Bên cạnh đó, chuyển giao kỹ thuật thâm canh theo hướng GAP gắn với hình thành các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp kiểu mới… Toàn tỉnh hiện có 610 ha cây ăn quả đặc sản được cấp chứng nhận Viet GAP hoặc Global GAP.
Theo ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, trái cây Tiền Giang đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long cả về diện tích, sản lượng và chủng loại.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục nhằm giúp trái cây đặc sản địa phương mạnh bước trên con đường hội nhập, chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu, giúp nông dân làm giàu bền vững và đóng góp xây dựng quê hương. Tuy nhiện, hạn chế lớn nhất hiện nay với trái cây vùng Đồng bằng sông Cửu Long là qui mô sản xuất nhỏ lẻ, đầu ra không ổn định, thường xuyên phải đối mặt tình trạng “trúng mùa, mất giá”.
Mới đây, hai mặt hàng trái cây chủ lực của tỉnh như: thanh long và sầu riêng vào vụ thu hoạch rộ bị mất giá, không tiêu thụ được khiến nông dân vùng chuyên canh lao đao.
Cụ thể, vào tháng 10/2018, thanh long Chợ Gạo phải chịu một đợt giảm giá diện rộng, từ mức trên 20.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ tụt xuống chỉ còn từ 6.000 đồng – 7.000 đồng/kg. Ông Nguyễn Phương Khanh, nông dân trồng thanh long ở xã Tân Bình Thạnh cho biết, đây là lần giảm giá mạnh nhất và sâu nhất từ trước đến nay. Tiếp theo đó, từ cuối tháng 11/2018 đầu tháng 12/2018, lượt sầu riêng phải chịu chung “số phận”. Thời điểm trên, nông dân bắt đầu thu hoạch rộ vụ sầu riêng nghịch.
Vừa qua thanh long Chợ Gạo phải chịu một đợt giảm giá diện rộng. |
Lâu nay, thanh long và sầu riêng là các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh mà thị trường lớn nhất là Trung Quốc bằng con đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, gần đây, việc xuất khẩu theo đường tiểu ngạch không còn thuận lợi là một trong những nguyên nhân khiến thanh long và sầu riêng ách tắc đầu ra, mất giá.
Giải bài toán đầu ra cho nông dân
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư – Thương mại – Du lịch tỉnh Tiền Giang cho biết, lâu nay, trái cây chủ lực của tỉnh chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch. Hình thức xuất khẩu này đối mặt nhiều rủi ro.
Trong khi hiện nay, Trung Quốc đang áp dụng những quy định mới về tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam đồng thời còn siết chặt quản lý về an toàn thực phẩm, hàng rào kiểm dịch,..Do vậy, khi trái cây Tiền Giang không đáp ứng được yêu cầu, bị tắc ở cửa khẩu thì không tiêu thụ được, thương lái ngưng mua, nông dân khó khăn là điều tất nhiên.
Xoài cát Hòa Lộc là một trong 7 loại trái cây chủ lực được Tiền Giang đầu tư phát triển từ lâu. |
Còn ông Cao Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang cho biết, nhằm khắc phục tình trạng trên, giải quyết đầu ra bền vững cho trái cây xuất khẩu, địa phương coi trọng quy hoạch gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xác định các nhóm trái cây chủ lực cần phát triển thành vùng chuyên canh. Trên cơ sở đó, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật để sản xuất thuận tiện, cơ giới hóa sản xuất trên qui mô lớn.
Theo đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tiền Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững”, Tiền Giang xác định phát huy tiềm năng cây ăn quả trên cơ sở thích ứng biến đổi khí hậu, tạo vùng nông sản hàng hóa chất lượng cao hướng đến xuất khẩu phù hợp lợi thế vùng, tiểu vùng.
Cụ thể, vùng trung tâm hướng đến cây thanh long, vùng duyên hải phía Đông phát triển cây mãng cầu xiêm và các cây ăn quả phù hợp có giá trị kinh tế cao khác, vùng ngập lũ phía Tây tập trung cho cây xoài, sầu riêng, dứa.
Đặc biệt là ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu giống, qui trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu…Tổ chức lại sản xuất một cách phù hợp mà trọng tâm là hình thành các hợp tác xã đủ mạnh để liên kết theo chuỗi giá trị gắn với quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại rộng rãi và hiệu quả.
Tiền Giang có tiềm năng và lợi thế có một không hai về đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu trái cây làm giàu nhưng cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức rất lớn. Tận dụng tốt thời cơ, giải quyết hài hòa các thách thức phù hợp xu thế đổi mới và hội nhập nhằm ổn định đầu ra cùng những giải pháp đồng bộ khác chính là con đường đưa thương hiệu trái cây Tiền Giang vươn xa hơn nữa.
0 nhận xét: