Khách tham quan ai cũng trầm trồ với vườn xoài xanh tươi, trĩu quả, bao quanh là khu nhà lưới đang sản xuất các giống rau sạch và vườn cam, quýt, bưởi trong giai đoạn kinh doanh của gia đình anh Phạm Văn Trọng tại thôn 11, xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột.
Hiện nay mỗi năm vườn cây ăn trái của gia đình anh Trọng mang lại thu nhập gần 800 triệu đồng; trong đó chỉ riêng vườn xoài giống Đài Loan 5 năm tuổi với diện tích 1 ha là hơn 300 triệu đồng/năm (sau khi trừ chi phí đầu tư).
Trước đây, trên diện tích này gia đình anh Trọng trồng lúa, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập cao nhất chỉ vài chục triệu đồng/ha nên anh quyết định tìm tòi chuyển đổi sang cây trồng khác. Bước đầu, anh trồng cà phê xen xoài, cam, quýt, với mục tiêu đeo đuổi cây chủ lực của địa phương, song hiệu quả kinh tế từ cây cà phê không cao nên anh dần dần hướng đến trồng thuần cây ăn quả các loại. Anh tập trung phát triển quy mô trồng xoài giống Đài Loan bởi loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao nhất, không phải lo đầu ra khi đã có ký kết bao tiêu từ doanh nghiệp ở Đồng Nai với giá tăng thêm 30% so với thị trường tại thời điểm.
Trong vườn xoài với quy mô 300 cây (trồng năm 2013), anh Trọng ứng dụng hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt trên từng gốc, chủ yếu bón vi sinh hữu cơ, chỉ bổ sung NPK để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng qua từng giai đoạn cần thiết của cây. Anh cũng đã ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý điều tiết cho xoài ra hoa trái vụ bằng chất điều hòa sinh trưởng để tăng vụ thu hoạch (trước đây chỉ thu hoạch một vụ trong năm) và tiến hành bao quả bằng túi chuyên dụng của Đài Loan nhằm bảo vệ quả không bị sâu bệnh, tăng kích thước và tạo mẫu mã của quả xoài đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Đài Loan.
Giống xoài này vụ chính ra hoa tự nhiên từ tháng chạp đến tháng giêng và thu hoạch từ tháng 4 đến đầu tháng 5 âm lịch, năng suất chiếm đến 65% so với sản lượng cả năm. Mùa trái vụ ra hoa vào tháng 8 đến tháng 9 âm lịch, cho thu hoạch từ cuối tháng chạp đến tháng 2 âm lịch nhờ sự tác động bởi chất điều tiết sinh trưởng.
Anh Trọng chia sẻ: Để tháng 8 cây cho hoa thì từ tháng 6 phải xử lý xoài bằng hoạt chất kích thích ra hoa (điều tiết sinh trưởng), phun 2 lần cách nhau 7 ngày. Khi quả đạt đường kính từ 3 - 4 cm thì tiến hành bao quả bằng bao giấy chuyên dụng của Đài Loan với mục đích không cho côn trùng chích hút gây sẹo quả, hạn chế nấm bệnh trên quả, mặt bên trong của túi có màu đen có tác dụng làm quả mướt mát, bóng láng trắng vàng (không xanh đậm như những quả được bao bọc bằng túi không chuyên dụng mà nông dân hay dùng). Sau khi bao quả từ 1,5 - 2 tháng là có thể thu hoạch với trọng lượng quả bình quân 0,8 kg/quả. Hiện tại sản phẩm xoài tươi của gia đình anh Trọng được doanh nghiệp tại Đồng Nai bao tiêu tại vườn với giá 30.000 đồng/kg (giá thị trường là 20.000 đồng/kg).
Hiện nay anh Trọng muốn đầu tư nhiều hơn để khai thác tiềm năng năng suất, chất lượng của các loại cây ăn quả trong vườn bền vững (như: lắp đặt thêm hệ thống tưới béc phun mưa để rửa lá khi xuất hiện sương muối, tăng quá trình quang hợp cho cây, hạn chế sâu bệnh hại trên lá; xây dựng tường rào bao bọc bảo vệ sản phẩm, camera an ninh…) song việc tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư nông nghiệp vẫn còn khó khăn.
Anh Trọng cũng đang ấp ủ kế hoạch đăng ký chứng nhận VietGAP cho các loại sản phẩm cây ăn quả, trước hết là sản phẩm xoài Đài Loan, để tạo đầu ra cho sản phẩm ổn định bền vững hơn.
Anh Phạm Văn Trọng đi đầu về áp dụng công nghệ cao vào sản xuất xoài Đài Loan. |
Trước đây, trên diện tích này gia đình anh Trọng trồng lúa, hiệu quả kinh tế thấp, thu nhập cao nhất chỉ vài chục triệu đồng/ha nên anh quyết định tìm tòi chuyển đổi sang cây trồng khác. Bước đầu, anh trồng cà phê xen xoài, cam, quýt, với mục tiêu đeo đuổi cây chủ lực của địa phương, song hiệu quả kinh tế từ cây cà phê không cao nên anh dần dần hướng đến trồng thuần cây ăn quả các loại. Anh tập trung phát triển quy mô trồng xoài giống Đài Loan bởi loại cây này cho hiệu quả kinh tế cao nhất, không phải lo đầu ra khi đã có ký kết bao tiêu từ doanh nghiệp ở Đồng Nai với giá tăng thêm 30% so với thị trường tại thời điểm.
Trong vườn xoài với quy mô 300 cây (trồng năm 2013), anh Trọng ứng dụng hệ thống công nghệ tưới nhỏ giọt trên từng gốc, chủ yếu bón vi sinh hữu cơ, chỉ bổ sung NPK để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng qua từng giai đoạn cần thiết của cây. Anh cũng đã ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý điều tiết cho xoài ra hoa trái vụ bằng chất điều hòa sinh trưởng để tăng vụ thu hoạch (trước đây chỉ thu hoạch một vụ trong năm) và tiến hành bao quả bằng túi chuyên dụng của Đài Loan nhằm bảo vệ quả không bị sâu bệnh, tăng kích thước và tạo mẫu mã của quả xoài đáp ứng nhu cầu xuất khẩu sang Đài Loan.
Anh Phạm Văn Trọng bao trái cho xoài bằng túi chuyên dụng của Đài Loan. |
Anh Trọng chia sẻ: Để tháng 8 cây cho hoa thì từ tháng 6 phải xử lý xoài bằng hoạt chất kích thích ra hoa (điều tiết sinh trưởng), phun 2 lần cách nhau 7 ngày. Khi quả đạt đường kính từ 3 - 4 cm thì tiến hành bao quả bằng bao giấy chuyên dụng của Đài Loan với mục đích không cho côn trùng chích hút gây sẹo quả, hạn chế nấm bệnh trên quả, mặt bên trong của túi có màu đen có tác dụng làm quả mướt mát, bóng láng trắng vàng (không xanh đậm như những quả được bao bọc bằng túi không chuyên dụng mà nông dân hay dùng). Sau khi bao quả từ 1,5 - 2 tháng là có thể thu hoạch với trọng lượng quả bình quân 0,8 kg/quả. Hiện tại sản phẩm xoài tươi của gia đình anh Trọng được doanh nghiệp tại Đồng Nai bao tiêu tại vườn với giá 30.000 đồng/kg (giá thị trường là 20.000 đồng/kg).
Hiện nay anh Trọng muốn đầu tư nhiều hơn để khai thác tiềm năng năng suất, chất lượng của các loại cây ăn quả trong vườn bền vững (như: lắp đặt thêm hệ thống tưới béc phun mưa để rửa lá khi xuất hiện sương muối, tăng quá trình quang hợp cho cây, hạn chế sâu bệnh hại trên lá; xây dựng tường rào bao bọc bảo vệ sản phẩm, camera an ninh…) song việc tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư nông nghiệp vẫn còn khó khăn.
Anh Trọng cũng đang ấp ủ kế hoạch đăng ký chứng nhận VietGAP cho các loại sản phẩm cây ăn quả, trước hết là sản phẩm xoài Đài Loan, để tạo đầu ra cho sản phẩm ổn định bền vững hơn.
0 nhận xét: