Vốn thích sưu tầm các giống cây ăn trái mới, ông Võ Văn Thiện (Tư Thiện) ở xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) đã cho ra đời và nhân lên giống nhãn mới có tên “nhãn Hồng Phúc”, giống nhãn rất độc đáo và có nhiều ưu điểm.
Cách đây hai năm, ông Thiện tình cờ được một người bạn của mình tặng cho vài nhánh nhãn lạ,… kèm theo lời mách “nhãn này ăn ngon lắm”. Thấy người bạn mình nói vậy, ông Thiện đem về trồng thử trong vườn nhà, chăm sóc cẩn thận đợi ngày cây ra hoa kết trái xem thử thế nào. Đến nay, cây đã cho đợt trái đầu tiên, mà theo nhiều người dân hiếu kì xung quanh, có người huyện khác cũng đến đến xem và nhận xét thì trái nhãn này rất ngon.
Ông Nguyễn Văn Đạt, ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đến tận vườn nhà ông Tư Thiện chiêm ngưỡng trái nhãn Hồng Phúc nói: “Tôi nghe nói ở nhà Tư Thiện có giống nhãn mới này rất ngon nên đến xem thử. Chủ vườn có cho ăn thử, tôi thấy trái nhãn ngọt nhẹ, khô cơm, hạt 100% là hạt tiêu rất nhỏ không nhiều nước như nhãn tiêu quế của mình. Tôi đã đặt, 100 nhánh về trồng làm kinh tế thay thế mấy cây nhãn tiêu quế đã bị chổi rồng trong vườn”.
Còn ông Năm, người cùng xã Hòa Ninh, cũng đã biết đến cây nhãn Hồng Phúc từ những lúc ông Thiện mới trồng nhận xét, “Tôi thấy cây nhãn này trồng cũng mau ăn đó chứ. Nghe anh Tư nói có mấy cây nhãn lạ các đây hơn năm chứ gì mà mới đây mà đã có trái rồi. Tôi cũng đã chạy qua xem, trái sai mát mắt nhìn y như bòn bon, mỗi chùm chắc cũng phải 3-4 kg là ít nhất, không thua gì nhãn idor hiện nay”.
Ông Tư Thiện chia sẻ, thấy cây dễ rất dễ chăm sóc, phù hợp với đất đai khí hậu, cây ra hoa tự nhiên, không phải xử lý. Trong quá trình trồng cây nhãn nếu nhà vườn xử lý cho ra hoa đồng loạt thì cây ra hoa đều hơn và tập trung hơn, nhưng xử lý thuốc cũng rất nhẹ. Nếu người trồng nhãn Idor hiện nay, không xử lý thì cây không ra hoa, (cây Idor chỉ ra hoa với điều kiện khí hậu lạnh đủ 800 giờ nên phải xử lý Kaliclorat (KClO3)), mà chi phí mua thuốc xử lý rất nặng và tăng đều theo thời gian sinh trưởng của cây.
Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm chỏi rồng rất ít, khoảng 5-10%. Bệnh chỏi rồng là bệnh xuất hiện ở nhiều loại nhãn, chôm chôm,… tùy theo đặc điểm của từng giống cây mà xuất hiện ít hay nhiều thôi. Trên cây nhãn tiêu da bò, bệnh chỏi rồng xuất hiện gần như 100%. Một khi đã nhiễm bệnh thì coi như rất khó, hầu như không thể xử lý nổi, nhà vườn đành bó tay, bỏ phế.
Theo ông Nguyễn Trí Nghiệp giám đốc Cty Nông Trang Island, người làm cây giống lâu năm ở xã Hòa Ninh nhận xét: “Qua khảo nghiệm của Cty Nông Trang Island thì cây nhãn Hồng Phúc trồng ở vùng ĐBSCL, Tây Nguyên đều ra hoa kết trái tốt, rất dễ ra hoa. Để ra hoa tự nhiên, có thể xử lý KClO3 để ra hoa theo ý muốn, làm nghịch vụ. Cây 7-8 tháng kể từ lúc trồng có thể xử lý cho ra hoa được, nhưng trên diện rộng chúng tôi khuyên người trồng nên để 15-16 tháng hãy xử lý ra hoa. Là một trong những cây nhãn có năng suất cao nhất hiện nay, từ bằng đến hơn nhãn Idor. Tỷ lệ cơm cao, hạt bé hoàn toàn hạt tiêu”.
Cây nhãn Hồng Phúc này, có độ brix (độ ngọt) khá thấp, nhiều người bảo nhãn ít ngọt. Nhưng theo tôi, khách hàng ở thị trường trái tươi châu Âu, châu Mỹ đều không thích đồ ngọt quá, rất hấp dẫn. Nhãn này ngọt vừa phải là ưu điểm lớn mà không loại nhãn nào có được, người không thích ngọt, hay phải kiêng ngọt có thể sử dụng được. Với lại trái khô cơm thì có thể sấy khô tốt, dễ dàng dự trữ lâu, bảo quản tốt. Điều kiện cây thích nghi khá cao, dễ trồng,… là giống nhãn tiềm năng trong thời gian tới.
Cây nhãn Hồng Phúc, trong giai đoạn trái lớn khoảng 4 tháng. |
Ông Nguyễn Văn Đạt, ở huyện Mang Thít (Vĩnh Long) đến tận vườn nhà ông Tư Thiện chiêm ngưỡng trái nhãn Hồng Phúc nói: “Tôi nghe nói ở nhà Tư Thiện có giống nhãn mới này rất ngon nên đến xem thử. Chủ vườn có cho ăn thử, tôi thấy trái nhãn ngọt nhẹ, khô cơm, hạt 100% là hạt tiêu rất nhỏ không nhiều nước như nhãn tiêu quế của mình. Tôi đã đặt, 100 nhánh về trồng làm kinh tế thay thế mấy cây nhãn tiêu quế đã bị chổi rồng trong vườn”.
Còn ông Năm, người cùng xã Hòa Ninh, cũng đã biết đến cây nhãn Hồng Phúc từ những lúc ông Thiện mới trồng nhận xét, “Tôi thấy cây nhãn này trồng cũng mau ăn đó chứ. Nghe anh Tư nói có mấy cây nhãn lạ các đây hơn năm chứ gì mà mới đây mà đã có trái rồi. Tôi cũng đã chạy qua xem, trái sai mát mắt nhìn y như bòn bon, mỗi chùm chắc cũng phải 3-4 kg là ít nhất, không thua gì nhãn idor hiện nay”.
Trái nhãn Hồng Phúc có cơm dày, hạt nhỏ. |
Đặc biệt, tỷ lệ nhiễm chỏi rồng rất ít, khoảng 5-10%. Bệnh chỏi rồng là bệnh xuất hiện ở nhiều loại nhãn, chôm chôm,… tùy theo đặc điểm của từng giống cây mà xuất hiện ít hay nhiều thôi. Trên cây nhãn tiêu da bò, bệnh chỏi rồng xuất hiện gần như 100%. Một khi đã nhiễm bệnh thì coi như rất khó, hầu như không thể xử lý nổi, nhà vườn đành bó tay, bỏ phế.
Theo ông Nguyễn Trí Nghiệp giám đốc Cty Nông Trang Island, người làm cây giống lâu năm ở xã Hòa Ninh nhận xét: “Qua khảo nghiệm của Cty Nông Trang Island thì cây nhãn Hồng Phúc trồng ở vùng ĐBSCL, Tây Nguyên đều ra hoa kết trái tốt, rất dễ ra hoa. Để ra hoa tự nhiên, có thể xử lý KClO3 để ra hoa theo ý muốn, làm nghịch vụ. Cây 7-8 tháng kể từ lúc trồng có thể xử lý cho ra hoa được, nhưng trên diện rộng chúng tôi khuyên người trồng nên để 15-16 tháng hãy xử lý ra hoa. Là một trong những cây nhãn có năng suất cao nhất hiện nay, từ bằng đến hơn nhãn Idor. Tỷ lệ cơm cao, hạt bé hoàn toàn hạt tiêu”.
Cây nhãn Hồng Phúc này, có độ brix (độ ngọt) khá thấp, nhiều người bảo nhãn ít ngọt. Nhưng theo tôi, khách hàng ở thị trường trái tươi châu Âu, châu Mỹ đều không thích đồ ngọt quá, rất hấp dẫn. Nhãn này ngọt vừa phải là ưu điểm lớn mà không loại nhãn nào có được, người không thích ngọt, hay phải kiêng ngọt có thể sử dụng được. Với lại trái khô cơm thì có thể sấy khô tốt, dễ dàng dự trữ lâu, bảo quản tốt. Điều kiện cây thích nghi khá cao, dễ trồng,… là giống nhãn tiềm năng trong thời gian tới.
0 nhận xét: