Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2018

Thưởng thức sản vật thơm ngon "Nhãn Huế"

Nhãn Huế chỉ cho quả khi cây đủ độ già, nên tích tụ vào trái cây những hương vị đặc biệt. Ở Huế, nhãn không chỉ trồng rải rác trong vườn dân, đường phố, đường làng mà còn trồng ở các khu di tích thuộc quần thể di tích cố đô Huế.

Nhãn Huế – sản vật thơm ngon .



Không giống như những loại nhãn khác, nhãn Huế quả nhỏ, ngọt nhưng không hắc; cùi dày vừa phải, ráo nước, không quá giòn mà cũng chẳng quá dai.
trái cây Thừa Thiên Huế, đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây tiến vua, trái cây cố đô, nhãn ướt, nhãn ráo, nhãn lồng xứ Huế, nhãn Kim Long, nhãn Thủy Biều, nhãn Đại nội, nhãn thành nội, nhãn Thừa Thiên Huế, nhãn tiến vua, nhãn cố đô, mùa nhãn
Nhãn Huế luôn được đông đảo du khách và người dân yêu thích.
Nhãn Huế có loại nhãn ướt và nhãn ráo. Nhãn ráo thì có nhãn da bò và da nghệ. Nhãn da nghệ giòn, thơm, ngọt nên thường bán với giá cao hơn. Không giống như những loại nhãn khác, nhãn Huế quả nhỏ, ngọt nhưng không hắc; cùi dày vừa phải, ráo nước, không quá giòn mà cũng chẳng quá dai. Ở Huế nhãn ngon có tiếng là nhãn ở vùng đất Kim Long, ở bên Thành Nội.

Khi nói về trái nhãn ở Huế, Nhà văn Trần Kiêm Đoàn đã diễn tả "Chỉ cần cắn vào trái nhãn căng tròn sức sống thiên nhiên cũng đủ ngọt ngào, sóng sánh cả môi, răng". Vâng, những từ ngữ này cũng đã diễn tả đầy đủ hương vị rất đặc biệt của loại trái cây thơm ngon của xứ Huế. Vào thời gian này trong năm cũng là lúc Nhãn Huế đang vào mùa thu hoạch, mang lại sự hứng khởi, thích thú cho người dân và du khách khi được thưởng thức sản vật thơm ngon này".
trái cây Thừa Thiên Huế, đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây tiến vua, trái cây cố đô, nhãn ướt, nhãn ráo, nhãn lồng xứ Huế, nhãn Kim Long, nhãn Thủy Biều, nhãn Đại nội, nhãn thành nội, nhãn Thừa Thiên Huế, nhãn tiến vua, nhãn cố đô, mùa nhãn
Ở Huế nhãn ngon có tiếng là nhãn ở vùng đất Kim Long, ở bên Thành Nội.
Với những người sành ăn, việc nhận biết đâu là loại nhãn Huế chính gốc không quá khó, nhưng đối với khách phương xa đến đây quả là bài toán hóc búa. Vì nhu cầu lớn của khách hàng nên một số loại nhãn đến từ vùng đất khác cũng được “dán mác” nhãn Huế để câu khách. Để phân biệt, theo những người bán trái cây lâu năm cho biết: Nhãn lồng Hưng Yên thường có cành to, chắc, vỏ thường ngả xám, quả to, cùi dày; nhãn Thái thì vỏ cứng, màu vàng và ngọt đậm. Trong khi đó, nhãn Huế quả không to, vỏ mỏng, da vàng và có gân xanh. Nếu sử dụng tay bấm nhẹ vỏ nhãn nứt và dậy mùi rất thơm.

Để lồng nhãn, người dân Huế cũng chuẩn bị khá kỳ công. Mo cau khô được thu mua về rồi nhúng nước, sau đó kết thành bị và treo lên giàn bếp. Khi hạt nhãn vừa chuyển sang đen thì tiến hành lồng mo cau. Và để lồng được những cây nhãn cao, người làm phải làm giàn trên cây để lồng cho tiện. Sau khi lồng khoảng 20-30 ngày, trái chín mọng thì có thể thu hoạch. Ngày nay, việc lồng nhãn khá kỳ công, tốn nhiều thời gian và nguy hiểm nên việc lồng nhãn Huế không phổ biến như trước đây!.
trái cây Thừa Thiên Huế, đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây tiến vua, trái cây cố đô, nhãn ướt, nhãn ráo, nhãn lồng xứ Huế, nhãn Kim Long, nhãn Thủy Biều, nhãn Đại nội, nhãn thành nội, nhãn Thừa Thiên Huế, nhãn tiến vua, nhãn cố đô, mùa nhãn
Dùng dụng cụ chuyên dụng để thu hoạch nhãn Huế.
Để thu hoạch nhãn, mọi người thường dùng loại thang tre dài, sau đó trèo lên cành cây, dùng dây dù cố định thang vào cây để tránh trơn trượt và ở dưới cũng cần người giữ thang. Đó là với những cành có thể chịu sức nặng, còn đối với cành bé thì phải dùng thêm dụng cụ chuyên dụng để hái. Hái chừng nào, quả nhãn sẽ được cho vào túi tự chế đặt bên hông người hái, như vậy vừa đảm bảo quả không bị dập, vừa nhanh.

Khi túi đựng đã đầy thì người hái sẽ dùng dây thả túi xuống và sau đó tuần tự đến khi thu hoạch toàn cây. Tuy mức giá nhãn Huế cao gần gấp đôi so với các loại nhãn ở thị trường, nhưng nhãn thu hoạch tới đâu người dân mua đến đó.
trái cây Thừa Thiên Huế, đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây tiến vua, trái cây cố đô, nhãn ướt, nhãn ráo, nhãn lồng xứ Huế, nhãn Kim Long, nhãn Thủy Biều, nhãn Đại nội, nhãn thành nội, nhãn Thừa Thiên Huế, nhãn tiến vua, nhãn cố đô, mùa nhãn
Nhãn Huế thu hoạch tới đâu người dân mua đến đó.
Nhãn có nhiều cách thưởng thức khác nhau: có thể ăn trái hoặc chế biến thành chè long nhãn, các loại trà. Đặc biệt, mùa nhãn Huế đến cũng là mùa sen về nên các bà nội trợ ở đây đã “hô biến” thành món chè long nhãn thơm ngon bổ dưỡng.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: