Những ngày này, dọc đường vào các thôn Bản Nhuần 1, Bản Nhuần 2 của xã Quảng Chu (Chợ Mới) là bạt ngàn những vườn nhãn đang thời kỳ cho thu hoạch. Nhiều năm qua, nhờ cây trồng này mà các hộ dân của hai thôn đã có thu nhập cao, ổn định cuộc sống.
Mới đặt chân đến đầu thôn Bản Nhuần 2, chúng tôi đã nghe tiếng cười nói rộn rã của những người nông dân bên vườn nhãn. Giữa cái nắng gay gắt, các thành viên của gia đình ông Bùi Sĩ Cường vẫn đang hối hả thu hoạch quả nhãn, tiếng trò chuyện vui vẻ dường như đã phần nào giảm bớt đi cái nóng bức của ngày hè. Năm nay nhãn được mùa, quả sai trĩu cành, năng suất cao, người trồng khá phấn khởi.
Cách đây 20 năm, gia đình ông Bùi Sĩ Cường đã đưa cây nhãn vào trồng ở địa phương nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ. Sau khi thực hiện theo dự án của Hội Nông dân xã, ông đã đăng ký đưa cây nhãn giống Hương Chi (Hưng Yên) vào trồng, tuy giống nhãn này sai nhưng quả lại nhỏ, giá trị kinh tế không cao. Sau nhiều lần tìm hiểu, ông Cường lặn lội về tận vùng nhãn của huyện Khoái Châu, Hưng Yên để tìm mua giống nhãn chín muộn về trồng để dần thay thế những cây kém hiệu quả. Từ cây mẹ, ông chiết cành để nhân giống, mở rộng quy mô diện tích trồng. Cây nhãn chín muộn cho quả to, cùi dày, hạt nhỏ, nhiều nước, vị ngọt nên bán được giá, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay gia đình ông Cường sở hữu 300 cây nhãn, trong đó có 50 cây nhãn chín muộn được chiết cành trên quy mô diện tích 1ha, trở thành hộ có diện tích trồng nhãn nhiều nhất thôn Bản Nhuần 2.
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn nhãn, ông Cường cho hay, hiện nay gia đình mới đang tập trung thu hoạch giống nhãn Hương Chi, còn giống nhãn chín muộn phải hơn chục ngày nữa mới chín. Vườn nhãn được làm cỏ sạch sẽ, khoảng cách giữa các cây được trồng theo đúng kỹ thuật, những cây nhãn được chiết cành trồng nay đã cao ngang đầu người, quả to sai trĩu cành. Để lấy ngắn nuôi dài, ông Cường đã trồng xen canh cây đu đủ giống Đài Loan, cây táo lai với cây nhãn, do vậy giá trị kinh tế tăng gấp đôi. Chỉ tay lên một cây nhãn chín muộn sai quả, ông Cường bảo nếu được mùa, một cây như thế này cho khoảng 3 tạ quả, thu về 6 triệu đồng.
Năm nay thời tiết thuận lợi, nhãn được mùa, giống nhãn Hương Chi quả bé nên giá thấp chỉ từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg, nhưng giống nhãn chín muộn quả to lại có giá từ 20.000 đến 22.000 đồng/kg. Ước vụ này gia đình ông Cường thu được khoảng 5 đến 7 tấn quả, giá trị kinh tế đạt trung bình từ 50 đến 70 triệu đồng, nhãn chủ yếu được vận chuyển đi tiêu thụ trên địa bàn thành phố Bắc Kạn.
Sau khi thu hoạch xong, gia đình ông Cường lại tập trung tỉa ngọn để cây phát tán, cỏ ít mọc, quả lại sai và dễ thu hái. Sau đó ông bón phân hữu cơ để cải tạo đất, khi cây nhãn ra hoa thì bón lân, kali chống rụng quả. Cây nhãn bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 dương lịch và kéo dài trong 1 tháng. Ông Bùi Sĩ Cường chia sẻ: Nhận thấy giá trị kinh tế của cây nhãn chín muộn cao gấp 3 lần so với cấy lúa nên gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 2.000m2 ruộng lúa một vụ sang trồng nhãn, bưởi và xen canh với đu đủ, táo.
Hiện nay xã Quảng Chu có hơn 10ha trồng nhãn, tập trung tại thôn Bản Nhuần 1, Bản Nhuần 2, đây là những thôn nằm bên kia sông Cầu có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây ăn quả. Nhiều hộ ở Bản Nhuần 1 đã mạnh dạn trồng cây nhãn chín muộn trên đất ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Người trồng nhãn ở hai thôn cũng đã quan tâm áp dụng kỹ thuật vào canh tác như cải tạo, chiết cành để thay thế giống nhãn địa phương kém hiệu quả.
Đồng chí Lưu Văn Duyên- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Chu cho biết: Hiện địa phương đã xây dựng hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế tại hai thôn Bản Nhuần 1, Bản Nhuần 2, gồm: Nhãn, ổi, đu đủ, táo, thanh long ruột đỏ. Trong đó diện tích cây nhãn chiếm ưu thế, giá trị kinh tế mang lại cao, vì vậy chính quyền xã chỉ đạo bà con duy trì diện tích ổn định, tập trung cải tạo, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng thị trường tiêu thụ. Theo lộ trình, đến năm 2020 xã Quảng Chu phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, do đó xã đang chỉ đạo rà soát diện tích để có cơ sở ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, chỉ đạo HTX thanh niên 26/3 của xã giúp các hộ, đặc biệt là các hộ là thành viên của HTX xây dựng tem mác, truy xuất nguồn gốc, đóng gói nhãn để xuất bán ra thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho cây nhãn ở Quảng Chu.
Ông Bùi Sĩ Cường, thôn Bản Nhuần 2 bên vườn nhãn chín muộn của gia đình. |
Cách đây 20 năm, gia đình ông Bùi Sĩ Cường đã đưa cây nhãn vào trồng ở địa phương nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ. Sau khi thực hiện theo dự án của Hội Nông dân xã, ông đã đăng ký đưa cây nhãn giống Hương Chi (Hưng Yên) vào trồng, tuy giống nhãn này sai nhưng quả lại nhỏ, giá trị kinh tế không cao. Sau nhiều lần tìm hiểu, ông Cường lặn lội về tận vùng nhãn của huyện Khoái Châu, Hưng Yên để tìm mua giống nhãn chín muộn về trồng để dần thay thế những cây kém hiệu quả. Từ cây mẹ, ông chiết cành để nhân giống, mở rộng quy mô diện tích trồng. Cây nhãn chín muộn cho quả to, cùi dày, hạt nhỏ, nhiều nước, vị ngọt nên bán được giá, hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay gia đình ông Cường sở hữu 300 cây nhãn, trong đó có 50 cây nhãn chín muộn được chiết cành trên quy mô diện tích 1ha, trở thành hộ có diện tích trồng nhãn nhiều nhất thôn Bản Nhuần 2.
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn nhãn, ông Cường cho hay, hiện nay gia đình mới đang tập trung thu hoạch giống nhãn Hương Chi, còn giống nhãn chín muộn phải hơn chục ngày nữa mới chín. Vườn nhãn được làm cỏ sạch sẽ, khoảng cách giữa các cây được trồng theo đúng kỹ thuật, những cây nhãn được chiết cành trồng nay đã cao ngang đầu người, quả to sai trĩu cành. Để lấy ngắn nuôi dài, ông Cường đã trồng xen canh cây đu đủ giống Đài Loan, cây táo lai với cây nhãn, do vậy giá trị kinh tế tăng gấp đôi. Chỉ tay lên một cây nhãn chín muộn sai quả, ông Cường bảo nếu được mùa, một cây như thế này cho khoảng 3 tạ quả, thu về 6 triệu đồng.
Nhãn chín muộn Hưng Yên trĩu quả trên vùng đất mới. |
Sau khi thu hoạch xong, gia đình ông Cường lại tập trung tỉa ngọn để cây phát tán, cỏ ít mọc, quả lại sai và dễ thu hái. Sau đó ông bón phân hữu cơ để cải tạo đất, khi cây nhãn ra hoa thì bón lân, kali chống rụng quả. Cây nhãn bắt đầu cho thu hoạch từ tháng 7 dương lịch và kéo dài trong 1 tháng. Ông Bùi Sĩ Cường chia sẻ: Nhận thấy giá trị kinh tế của cây nhãn chín muộn cao gấp 3 lần so với cấy lúa nên gia đình ông đã mạnh dạn chuyển đổi 2.000m2 ruộng lúa một vụ sang trồng nhãn, bưởi và xen canh với đu đủ, táo.
Hiện nay xã Quảng Chu có hơn 10ha trồng nhãn, tập trung tại thôn Bản Nhuần 1, Bản Nhuần 2, đây là những thôn nằm bên kia sông Cầu có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với phát triển cây ăn quả. Nhiều hộ ở Bản Nhuần 1 đã mạnh dạn trồng cây nhãn chín muộn trên đất ruộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Người trồng nhãn ở hai thôn cũng đã quan tâm áp dụng kỹ thuật vào canh tác như cải tạo, chiết cành để thay thế giống nhãn địa phương kém hiệu quả.
Đồng chí Lưu Văn Duyên- Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Chu cho biết: Hiện địa phương đã xây dựng hình thành vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế tại hai thôn Bản Nhuần 1, Bản Nhuần 2, gồm: Nhãn, ổi, đu đủ, táo, thanh long ruột đỏ. Trong đó diện tích cây nhãn chiếm ưu thế, giá trị kinh tế mang lại cao, vì vậy chính quyền xã chỉ đạo bà con duy trì diện tích ổn định, tập trung cải tạo, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng thị trường tiêu thụ. Theo lộ trình, đến năm 2020 xã Quảng Chu phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới, do đó xã đang chỉ đạo rà soát diện tích để có cơ sở ưu tiên đầu tư, hỗ trợ, chỉ đạo HTX thanh niên 26/3 của xã giúp các hộ, đặc biệt là các hộ là thành viên của HTX xây dựng tem mác, truy xuất nguồn gốc, đóng gói nhãn để xuất bán ra thị trường, từng bước xây dựng thương hiệu riêng cho cây nhãn ở Quảng Chu.
0 nhận xét: