Thứ Năm, 18 tháng 1, 2018

Giá trị gia tăng từ trồng cam xoàn VietGAP

Với phong trào chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng cây có múi đã giúp nông dân xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, nâng cao thu nhập. 
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, Trái cây miệt vườn, Trái cây sạch, trái cây miền Tây, cam xoàn Phương An, cam Hưng Phú, cam Mỹ Tú, cam Sóc Trăng, cam xoàn VietGAP
Tham quan vườn cam xoàn VietGAP của HTX Phương An.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ nông sản còn nhiều bất cập, trong khi các điều kiện hình thành chuỗi sản xuất đến tiêu thụ đều có. Đây chính là mục tiêu để Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng triển khai mô hình trồng cây có múi đạt chuẩn VietGAP tại HTX sản xuất Nông nghiệp Phương An.

Mô hình trồng cây có múi đạt chuẩn VietGAP tại HTX sản xuất Nông nghiệp Phương An thực hiện từ tháng 11/2016 đến tháng 12/2017, có diện tích 54,66 ha với 45 hộ tham gia. Mô hình gồm 2 giai đoạn, kết thúc giai đoạn 1 có 18 hộ với 19,5 ha được công nhận đạt chuẩn VietGAP, tạo thuận lợi rất nhiều cho việc tiêu thụ nông sản của bà con. Ông Hồng Văn Cầu, Giám đốc HTX cho biết: “Trước đây, trái cây đến vụ thu hoạch, thương lái đến coi trả giá thấy có lời thì mình bán, có khi cũng bị ép giá. Nhưng từ khi vườn cây ăn trái của HTX đạt chuẩn VietGAP thì có nhiều đoàn đến tham quan, ký kết tiêu thụ sản phẩm với giá cao hơn”.

Ở giai đoạn 2, các hộ hăng hái thực hiện biện pháp kỹ thuật mà Chi cục Trồng trọt và BVTV Sóc Trăng và các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật chuyển giao. Do đó, đến cuối năm 2017, đã có thêm 35 ha trồng cây có múi của 27 hộ ở xã Hưng Phú được công nhận đạt chuẩn VietGAP.
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, Trái cây miệt vườn, Trái cây sạch, trái cây miền Tây, cam xoàn Phương An, cam Hưng Phú, cam Mỹ Tú, cam Sóc Trăng, cam xoàn VietGAP
Vườn cam xoàn theo mô hình VietGAP ở xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú.
Là một trong những hộ được chứng nhận VietGAP đợt này, ông Lê Văn Thanh cho biết, thực hiện quy trình VietGAP không phải dễ, cả đất, nước, con người trực tiếp sản xuất đều phải đạt những chuẩn mực nhất định. Nông dân phải sử dụng phân bón, thuốc BVTV theo quy định, phải ghi chép đầy đủ nhật ký sản xuất, có nhà kho chứa phân thuốc, dụng cụ nông nghiệp, tủ thuốc y tế… Hơn 7 tháng thực hiện, các nông hộ được tập huấn, kiểm tra đánh giá thường xuyên. Cho dù vậy, ông Thanh cùng bà con rất đồng tình, vì để có nông sản tốt bán được giá, thì những khâu bắt buộc này là rất cần thiết. Ông Thanh chia sẻ: “Nông dân từ trước tới giờ cứ đến mùa thì làm tới.Làm đất xong thì xuống giống, chăm sóc bón phân, có sâu bệnh thì phun thuốc… chứ không ghi chép tính toán chi phí cụ thể. Nhưng từ khi áp dụng mô hình VietGAP thì làm khâu nào cũng ghi chép vào sổ tay đầy đủ để đến cuối vụ tính ra được con số lời, lãi rất cụ thể. Từ đó làm căn cứ để mình rút kinh nghiệm cho vụ kế tiếp cần phải hạn chế đầu tư khâu nào, ứng dụng kỹ thuật vào đâu để giảm chi phí đầu tư. Tôi thấy rất hữu ích”. 

Ông Lê Văn Đáng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Tú, cho biết: “Sau 2 năm thí điểm mô hình sản xuất VietGAP trên cây có múi, được nhiều nhà vườn tin tưởng áp dụng thành công, nâng cao giá trị của sản phẩm. Đây là tiền đề để huyện nhân rộng mô hình này trên các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Trước mắt, mô hình nào áp dụng VietGAP thì chúng tôi hướng dẫn và yêu cầu bà con phải thực hiện nghiêm quy trình trong suốt quá trình sản xuất để có sản phẩm sạch, mời gọi doanh nghiệp đến ký kết, đầu tư”.
Đặc sản Sóc Trăng, Trái cây Sóc Trăng, Trái cây miệt vườn, Trái cây sạch, trái cây miền Tây, cam xoàn Phương An, cam Hưng Phú, cam Mỹ Tú, cam Sóc Trăng, cam xoàn VietGAP
TCấp giấy chứng nhận đạt chuẩn VietGAP cho HTX Phương An.
Chất lượng nông sản được nâng cao, giúp HTX Phương An có nhiều hướng mới khai thác giá trị gia tăng của trái Cam Xoàn, Cam Sành và Quýt. HTX dự kiến sẽ in ấn bao bì, đăng ký thương hiệu, quảng bá sản phẩm. Ông Nguyễn Tiến Đạt, thành viên HTX phấn khởi cho biết: “HTX có đơn đặc hàng của hệ thống siêu thị Vincom, Vinmart, nhưng do yêu cầu của họ về chất lượng, mẫu mã bao bì rất khắc khe nên sản phẩm của HTX chỉ cung ứng được từ 50-60%. Tới đây, HTX sẽ có giải pháp nâng cao các loại sản phẩm chưa đạt về bao bì và chất lượng, kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên cây cam để nâng cao các sản phẩm như: Nước ép cam, rượu cam, trần bì từ vỏ cam và sản phẩm từ vỏ cam sấy dùng làm dầu gội đầu, đáp ứng yêu cầu của đối tác”.

Mô hình VietGAP trên cây có múi thành công đã tạo niềm tin cho nông dân, cũng là động lực để Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh tiếp tục mở rộng vùng sản xuất cây có múi VietGAP. Ngoài ra, với tiềm năng phát triển rất lớn, HTX Phương An được địa phương hỗ trợ mặt bằng để xây dựng nhà kho sơ chế trái cây trước khi xuất bán. HTX sẽ từng bước ứng dụng các chế phẩm hữu cơ, sinh học vào sản xuất tạo ra trái cây hữu cơ được thị trường cao cấp ưa chuộng hiện nay.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: