Ngân Sơn là huyện miền núi cao thuộc tỉnh Bắc Cạn, khí hậu trong lành, mát mẻ vào mùa hè, nhiệt độ thường xuống thấp vào mùa đông, đất đai rộng lớn, thổ nhưỡng và khí hậu thích hợp cho cây lê phát triển.
Triển vọng từ mô hình trồng lê ở Ngân Sơn.
Lê Ngân Sơn một thời quả to, tròn, ngọt, có giá trị cao nhưng do không chú trọng đầu tư nên đến nay chất lượng mai một, rất đáng tiếc. Việc đầu tư trồng lê đang là hướng phát triển kinh tế có triển vọng cho nhiều hộ dân nơi đây.
Đến nay, trên địa bàn huyện Ngân Sơn gần như không có cây lê, vườn lê nào mang lại giá trị kinh tế cao như cây lê của gia đình anh Khánh nữa. Những năm trước đây, lê được trồng nhiều ở các xã phía bắc huyện Ngân Sơn, bên dưới vòng cung Ngân Sơn bao gồm các xã Đức Vân, Bằng Vân, Thượng Ân, Cốc Đán. Lê Ngân Sơn một thời nổi tiếng bởi quả to, tròn, nhẵn, thơm và ngọt nên được người tiêu dùng nhiều nơi ưa thích.
Nhưng những năm gần đây, lê Ngân Sơn đã không còn giữ được chất lượng, quả nhỏ, méo, nhiều sơ và không còn giữ được vị ngọt như trước. Bí thư Huyện uỷ Ngân Sơn Hoàng Hà Bắc cho rằng: Lê Ngân Sơn không còn giữ được chất lượng, là do nhân dân trồng quảng canh, không chịu đầu tư chăm sóc, không áp dụng kỹ thuật nên bị thoái hoá. Đây là điều rất đáng tiếc.
Ông Bắc cho biết: Tới đây sẽ chỉ đạo rà soát diện tích, thực trạng một số cây bản địa, từng có thế mạnh trên địa bàn là lê và dẻ. Lựa chọn một số cây đầu dòng để lưu giữ nguồn gen quý, sau đó sẽ nhân giống, vận động nhân dân trồng, chỉ đạo cơ quan chuyên môn tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để bảo tồn chất lượng, giá trị của quả lê.
Cái khó là ngân sách của địa phương rất hạn hẹp nên không có kinh phí để hỗ trợ xây dựng trại giống, hỗ trợ giống cây cho bà con. Mặt khác, nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương chưa có khát vọng, chưa kiên trì làm giàu bằng cây ăn quả. Mặc dù lê và dẻ là hai loại cây bản địa, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, dễ trồng, dễ chăm sóc và mang lại giá trị kinh tế cao nhưng đến nay trên địa bàn huyện chưa có mô hình nào lớn, có sức lan toả.
0 nhận xét: