Mùa vải sớm ở Thanh Hà đã đến, mang lại niềm vui lớn cho người trồng vải.
Về khu Hà Đông (Thanh Hà) những ngày trung tuần tháng 5 chúng tôi thấy không khí thu mua vải trên đường 390 đoạn qua các xã Thanh Thủy, Thanh Bính, Thanh Cường đã tấp nập.
Trên cánh đồng vải ở xã Thanh Bính, nông dân đang thu hoạch vải u trứng và u gai. Người trồng vải rất vui mừng vì năm nay giá vải cao hơn năm ngoái. Một số hộ bán vải sớm nhất là u trứng trắng với giá 90.000 đồng/kg, cao hơn năm trước khoảng 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trà vải này không nhiều, đã được người dân thu hoạch gần hết. Từ nay đến hết mùa vải sớm còn các trà u gai, u hồng và tàu lai.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bỉnh ở thôn Hạ Vĩnh hiện có 1,5 mẫu vải sớm bao gồm u trứng trắng, u gai và u hồng dự kiến cho thu khoảng 4 tấn quả, giảm khoảng 2 tấn so với năm trước. Tuy sản lượng thấp nhưng giá cao nên ông bà Bỉnh vui hẳn. Từ đầu mùa đến nay, gia đình ông đã bán hơn 1 tấn vải cho thương lái đến tận vườn thu mua với giá từ 40.000-60.000 đồng/kg (tùy từng loại vải), cao hơn năm ngoái từ 10.000-15.000 đồng/kg. Ông Bỉnh cho biết: “Năm nay thị trường không có nhiều vải nên thương lái đến thu mua rất thuận lợi, giá cả không phải cò kè như những năm trước”.
Thanh Cường cũng là một trong những xã có nhiều vải sớm sau Thanh Bính. Gia đình ông Bùi Văn Luận ở thôn Vĩnh Ninh có khoảng một mẫu vải sớm, trong đó có 7 sào vải trong vùng VietGAP. Năm nay gia đình ông Luận dự kiến thu khoảng hơn 2 tấn, giảm 3 tấn so với năm ngoái. Vài ngày nay gia đình ông Luận đang thu hoạch vải u gai bán với giá cao hơn năm trước gần chục nghìn đồng một cân.
Sản lượng vải sớm ở Thanh Hà năm nay ước đạt khoảng 17.000 tấn (bằng khoảng 70% so với năm ngoái), giá vải cao. Ông Lê Sỹ Tín, Chủ tịch UBND xã Thanh Bính khẳng định năm nay giá vải sẽ cao đều suốt mùa chứ không bị giảm về cuối vụ như những năm trước.
Các bãi đỗ xe ở xã Thanh Bính và Thanh Thủy thời điểm này đã có nhiều xe container về tập kết, chủ yếu để thu mua vải. Trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, xe tải lớn nhỏ cũng nườm nượp đổ về vựa vải sớm Hà Đông. Điều khiến người dân ở đây vui mừng nhất là năm nay thu mua rất dễ dàng, việc xuất khẩu vải cũng không quá khó như nhiều kênh thông tin đã đưa. Vải sớm ở Thanh Hà đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu trên thị trường và 100% số diện tích vải được áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất nên thị trường các nơi ưa thích.
Năm nay, sản lượng vải sớm thấp hơn mọi năm nên thương lái thu mua bán ở thị trường trong nước khoảng 40%, còn lại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và một số nước khác. Ông Lê Văn Tuấn, một thương lái đã đặt 2 điểm cân ở xã Thanh Bính cho biết: “Việc dán tem truy xuất nguồn gốc hay cấp mã vùng xuất khẩu không làm khó chúng tôi vì tôi làm nghề buôn vải đã lâu năm, tạo được niềm tin, uy tín cho khách hàng phía Trung Quốc. Hiện tôi đang thu mua vải cho Công ty CP Kim Chính để xuất khẩu sang Trung Quốc. Các thông tin về sản phẩm được công ty in trực tiếp trên hộp xốp để dễ kiểm tra”.
Tuy mới đầu mùa nhưng ở xã Thanh Bính đã có gần chục điểm cân vải. Những năm trước sản lượng cao nên nhiều hộ phải chở vải ra tận điểm cân, nhưng năm nay nhiều thương lái đến tận vườn thu mua nên nông dân đỡ vất vả hơn. So với những năm trước, năm nay giao thông ở Thanh Hà đã thuận lợi hơn cho các phương tiện về thu mua vải. Dự án cải tạo, nâng cấp đường 390 từ cây xăng thị trấn Thanh Hà đến cầu Hợp Thanh với kinh phí gần 132 tỷ đồng đã bước sang giai đoạn 2. Con đường hẹp trước đây nay đã được mở rộng từ 11-20,5 m (tùy thuộc vào vị trí từng đoạn) giúp cho giao thương thuận lợi hơn.
Đến thời điểm này chưa xảy ra hiện tượng tắc đường. Các tuyến đường ra vùng trồng vải cũng được các xã mở rộng theo chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Anh Nguyễn Hải Đông, Trưởng Phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Thanh Hà cho biết để tạo điều kiện thuận lợi cho thương lái đến thu mua vải, phòng đã phối hợp với Đội Cảnh sát giao thông (Công an huyện) tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại các địa phương có vải; kịp thời giải tỏa các tụ điểm gây ách tắc giao thông. Cơ quan an ninh cũng có trách nhiệm làm thủ tục, giấy tạm trú tạm vắng cho thương lái nước ngoài, bảo đảm trật tự, tạo mọi điều kiện cho việc thu mua vải thuận lợi.
Các điểm thu mua vải ở Thanh Bính đã tấp nập. |
Giá cao
Về khu Hà Đông (Thanh Hà) những ngày trung tuần tháng 5 chúng tôi thấy không khí thu mua vải trên đường 390 đoạn qua các xã Thanh Thủy, Thanh Bính, Thanh Cường đã tấp nập.
Trên cánh đồng vải ở xã Thanh Bính, nông dân đang thu hoạch vải u trứng và u gai. Người trồng vải rất vui mừng vì năm nay giá vải cao hơn năm ngoái. Một số hộ bán vải sớm nhất là u trứng trắng với giá 90.000 đồng/kg, cao hơn năm trước khoảng 40.000 đồng/kg. Tuy nhiên, trà vải này không nhiều, đã được người dân thu hoạch gần hết. Từ nay đến hết mùa vải sớm còn các trà u gai, u hồng và tàu lai.
Gia đình ông Nguyễn Văn Bỉnh ở thôn Hạ Vĩnh hiện có 1,5 mẫu vải sớm bao gồm u trứng trắng, u gai và u hồng dự kiến cho thu khoảng 4 tấn quả, giảm khoảng 2 tấn so với năm trước. Tuy sản lượng thấp nhưng giá cao nên ông bà Bỉnh vui hẳn. Từ đầu mùa đến nay, gia đình ông đã bán hơn 1 tấn vải cho thương lái đến tận vườn thu mua với giá từ 40.000-60.000 đồng/kg (tùy từng loại vải), cao hơn năm ngoái từ 10.000-15.000 đồng/kg. Ông Bỉnh cho biết: “Năm nay thị trường không có nhiều vải nên thương lái đến thu mua rất thuận lợi, giá cả không phải cò kè như những năm trước”.
Thanh Cường cũng là một trong những xã có nhiều vải sớm sau Thanh Bính. Gia đình ông Bùi Văn Luận ở thôn Vĩnh Ninh có khoảng một mẫu vải sớm, trong đó có 7 sào vải trong vùng VietGAP. Năm nay gia đình ông Luận dự kiến thu khoảng hơn 2 tấn, giảm 3 tấn so với năm ngoái. Vài ngày nay gia đình ông Luận đang thu hoạch vải u gai bán với giá cao hơn năm trước gần chục nghìn đồng một cân.
Sản lượng vải sớm ở Thanh Hà năm nay ước đạt khoảng 17.000 tấn (bằng khoảng 70% so với năm ngoái). |
Thu mua thuận lợi
Các bãi đỗ xe ở xã Thanh Bính và Thanh Thủy thời điểm này đã có nhiều xe container về tập kết, chủ yếu để thu mua vải. Trên các tuyến đường tỉnh, đường huyện, xe tải lớn nhỏ cũng nườm nượp đổ về vựa vải sớm Hà Đông. Điều khiến người dân ở đây vui mừng nhất là năm nay thu mua rất dễ dàng, việc xuất khẩu vải cũng không quá khó như nhiều kênh thông tin đã đưa. Vải sớm ở Thanh Hà đã khẳng định được chất lượng, thương hiệu trên thị trường và 100% số diện tích vải được áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất nên thị trường các nơi ưa thích.
Năm nay, sản lượng vải sớm thấp hơn mọi năm nên thương lái thu mua bán ở thị trường trong nước khoảng 40%, còn lại xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và một số nước khác. Ông Lê Văn Tuấn, một thương lái đã đặt 2 điểm cân ở xã Thanh Bính cho biết: “Việc dán tem truy xuất nguồn gốc hay cấp mã vùng xuất khẩu không làm khó chúng tôi vì tôi làm nghề buôn vải đã lâu năm, tạo được niềm tin, uy tín cho khách hàng phía Trung Quốc. Hiện tôi đang thu mua vải cho Công ty CP Kim Chính để xuất khẩu sang Trung Quốc. Các thông tin về sản phẩm được công ty in trực tiếp trên hộp xốp để dễ kiểm tra”.
Tuy mới đầu mùa nhưng ở xã Thanh Bính đã có gần chục điểm cân vải. Những năm trước sản lượng cao nên nhiều hộ phải chở vải ra tận điểm cân, nhưng năm nay nhiều thương lái đến tận vườn thu mua nên nông dân đỡ vất vả hơn. So với những năm trước, năm nay giao thông ở Thanh Hà đã thuận lợi hơn cho các phương tiện về thu mua vải. Dự án cải tạo, nâng cấp đường 390 từ cây xăng thị trấn Thanh Hà đến cầu Hợp Thanh với kinh phí gần 132 tỷ đồng đã bước sang giai đoạn 2. Con đường hẹp trước đây nay đã được mở rộng từ 11-20,5 m (tùy thuộc vào vị trí từng đoạn) giúp cho giao thương thuận lợi hơn.
Năm nay nhiều thương lái đến tận vườn thu mua nên nông dân đỡ vất vả hơn. |
0 nhận xét: