Tại vùng trồng chuối Thanh Khê, huyện Thanh Hà, thời điểm giáp Tết luôn là mùa vui, bận rộn với người dân nơi đây. Xã có khoảng 90ha diện tích trồng chuối; trong đó, 14 ha trồng theo quy trình VietGAP.
Ngày Tết, thị trường tiêu thụ chuối lùn nhiều hơn chuối tây vì tượng trưng cho sự đủ đầy, thịnh vượng. |
Mỗi mùa Tết, Thanh Khê cung cấp ra thị trường hàng nghìn buồng chuối tới các tỉnh thành trong cả nước. Năm nay, thời tiết thuận lợi, chuối đều, đẹp mã.
Vườn chuối VietGAP của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng, thôn Xuân An, xã Thanh Khê rộng 2 mẫu với khoảng 400 gốc. Cách Tết khoảng 1 tháng, vườn chuối của gia đình chị đã có thương lái đặt mua 200 buồng, giá bình quân 350.000 đồng/buồng. Trung bình mỗi vụ, cây chuối mang về lợi nhuận trên 100 triệu đồng cho gia đình chị.
Toàn xã Thanh Khê hiện có khoảng 400 hộ trồng chuối. Từ khoảng những năm 2000 trở lại đây, cây chuối Tết bắt đầu được quan tâm và trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu ổn định cho nông dân địa phương.
Chuối Tết trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại nguồn thu ổn định cho nông dân địa phương. |
Trồng chuối cho lãi bình quân 15 triệu đồng/sào và trung bình mỗi hộ trồng chuối thu khoảng 60 - 70 triệu đồng mỗi vụ Tết, cá biệt có hộ doanh thu 350 triệu đồng/năm. Việc sản xuất chuối theo quy trình VietGAP được các hộ dân trong xã triển khai từ năm 2015.
Toàn huyện Thanh Hà có khoảng trên 300ha chuyên trồng chuối, tập trung ở xã Thanh Khê, Thanh Cường... Trước đây việc trồng chuối chưa được áp dụng KHKT nên năng suất và hiệu quả kinh tế không cao. Từ 5 năm trở lại đây việc trồng chuối theo quy trình VietGap đã tăng rõ rệt cả về chất lượng và giá trị kinh tế.
Để tránh tình trạng thu hoạch rộ cùng một thời điểm sẽ bị tư thương ép giá, giá trị kinh tế không cao, người trồng chuối Thanh Hà phân chia cách trồng theo 3 giai đoạn: Chuối trồng để lấy quả quanh năm, chuối trồng để thu hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán và chuối trồng để thu hoạch vào rằm tháng 7.
0 nhận xét: