Sau một năm triển khai, mô hình “cây cam nhà tôi” đã và đang được đánh giá là một hướng mới, mang lại hiệu quả cho cây cam được sản xuất theo hướng an toàn.
Sau thành công của mô hình “cây xoài vườn tôi” ở huyện Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp), giờ đây cây cam xoàn của nhà vườn ở vùng cù lao Tân Thuận Đông, thành phố Cao Lãnh cũng được “chào sân” trên thị trường internet theo mô hình “cây cam vườn tôi”.
Sau một năm triển khai, mô hình đã và đang được đánh giá là một hướng mới, mang lại hiệu quả cho cây cam được sản xuất theo hướng an toàn.
Sau thời gian canh tác mận kém hiệu quả, năm 2012, anh Võ Văn Nang, ngụ ấp Đông Hòa, xã Tân Thuận Đông là một trong những người mạnh dạn chuyển đổi gần 4.000 m2 sang trồng hơn 200 gốc cam xoàn.
Theo anh Nang, cam xoàn tuy khó trồng, kỹ thuật tương đối cao, nhưng nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì trồng khoảng 3 năm là cho trái. Đồng thời, khi trồng trên đất cù lao kết hợp với kỹ thuật xử lý nước phù hợp và đúng thời điểm, trái cam sẽ có vị ngọt ngon, thanh và mọng nước.
Sau hơn 6 năm gắn bó với loại cây ăn trái này, đến tháng 6/2018, anh Nang đã lựa chọn trồng theo hướng an toàn, xây dựng thương hiệu “cây cam vườn tôi” để phù hợp với xu thế thị trường và nâng cao giá trị nông sản.
Để có kỹ thuật sản xuất, anh Nang tìm đến Hợp tác xã xoài Mỹ Xương – nơi đã thành công với mô hình “cây xoài nhà tôi”, để học tập, tích lũy kinh nghiệm.
Chuyển đổi tư duy sản xuất, anh mạnh dạn ứng dụng các chế phẩm sinh học, bón phân vi sinh, tuyệt đối không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu trên vườn. Kết quả thu được từ sản phẩm sau thu hoạch, mẫu đất, mẫu nước xuống kiểm nghiệm tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Cần Thơ) đều đạt yêu cầu.
Sản phẩm sạch, được kiểm chứng rõ ràng, 35 “cây cam vườn tôi” của anh Nang được “chào sân” trên thị trường thông qua trang website: nongsancaolanh.vn. Với giá mỗi cây là 4 triệu đồng/năm, mỗi vụ 1 cây cam có thể cho sản lượng từ 80-100kg trái sạch giao cho khách hàng.
Khách hàng quản lý quá trình sinh trưởng cây cam của mình thông qua website hoặc hình cập nhật trên mạng xã hội hoặc tại vườn bất cứ khi nào. Nhờ vậy, trong năm 2018, cam ở vùng cù lao này đã được đóng gói, vận chuyển đến những khách hàng tận thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Hà Nội,…
Hiện tại, mặc dù mới bắt đầu vụ mới năm 2019, nhưng 50 “cây cam vườn tôi” cũng đã được bán. Số lượng cây còn lại cũng đều đã có mã số, thông tin hình ảnh liên quan đến chiều cao, đường kính tán, năm tuổi, năng suất bình quân, giá bán, sản lượng.... và đưa lên mạng để khách hàng trong và ngoài tỉnh có thể lựa chọn.
Anh Nang cho biết, trong năm 2018, giá cả cam xoàn lên xuống thất thường, sản phẩm nhà vườn luôn trong trạng thái bấp bênh. Nhưng riêng đối với loại hình này, nông dân được đảm bảo về mặt lợi nhuận. Tuy nhiên, điều cốt lõi là phải lấy chữ tín làm đầu để sản xuất sạch đúng cam kết ban đầu.
Đánh giá về mô hình “cây cam vườn tôi” của anh Võ Văn Nang, ông Lê Nhựt Trường, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Đông cho hay, hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi theo hướng chú trọng các sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Chính vì vậy, việc anh Võ Văn Nang chủ động sản xuất theo hướng an toàn giúp địa phương tiếp tục vận động các hộ có điều kiện học tập và mở rộng mô hình sản xuất an toàn, trên các cây trồng khác như xoài, nhãn, mãng cầu... Mục tiêu của địa phương là tập dần cho bà con hướng chuyển đổi sang tư duy sản xuất mới để phù hợp với xu thế thị trường và nâng cao giá trị nông sản.
Theo thống kê của của Phòng Kinh tế thành phố Cao Lãnh, hiện nay, trên địa bàn thành phố Cao Lãnh có tổng diện tích trồng cây ăn trái là gần 3.000 ha, chủ yếu là cây xoài và cây nhãn. Trong những năm gần đây, người dân Cao Lãnh đã chuyển đổi các loại cây trồng sang các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; trong đó, phát triển mạnh nhất là giống cam xoàn.
Ông Lê Thanh Huy, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Cao Lãnh cho biết, mô hình “cây cam vười tôi” là một hướng đi mới của nhà vườn địa phương. Qua đó, giúp bảo vệ sức khỏe của người nông dân trực tiếp trồng cam, tạo ra những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, cũng là kênh quảng bá nông sản của địa phương, từng bước tạo được thương hiệu và hình thành các điểm vui chơi, du lịch nhà vườn trên địa bàn thành phố.
Để kết nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp an toàn, ngoài việc đưa vào vận hành trang web nông sản thành phố Cao Lãnh, địa phương cũng đã tổ chức chợ phiên nông sản an toàn theo định kỳ hàng tháng.
Đây là nơi cho người sản xuất và người tiêu dùng trao đổi mua bán hàng nông sản an toàn, có xuất xứ rõ ràng, góp phần tạo thêm địa chỉ mua sắm tin cậy cho người tiêu dùng.
Anh Nang treo bảng tên sở hữu của một khách hàng lên cây cam đã được ký hợp đồng. |
Sau một năm triển khai, mô hình đã và đang được đánh giá là một hướng mới, mang lại hiệu quả cho cây cam được sản xuất theo hướng an toàn.
Sau thời gian canh tác mận kém hiệu quả, năm 2012, anh Võ Văn Nang, ngụ ấp Đông Hòa, xã Tân Thuận Đông là một trong những người mạnh dạn chuyển đổi gần 4.000 m2 sang trồng hơn 200 gốc cam xoàn.
Theo anh Nang, cam xoàn tuy khó trồng, kỹ thuật tương đối cao, nhưng nếu chăm sóc đúng kỹ thuật thì trồng khoảng 3 năm là cho trái. Đồng thời, khi trồng trên đất cù lao kết hợp với kỹ thuật xử lý nước phù hợp và đúng thời điểm, trái cam sẽ có vị ngọt ngon, thanh và mọng nước.
Sau hơn 6 năm gắn bó với loại cây ăn trái này, đến tháng 6/2018, anh Nang đã lựa chọn trồng theo hướng an toàn, xây dựng thương hiệu “cây cam vườn tôi” để phù hợp với xu thế thị trường và nâng cao giá trị nông sản.
Để có kỹ thuật sản xuất, anh Nang tìm đến Hợp tác xã xoài Mỹ Xương – nơi đã thành công với mô hình “cây xoài nhà tôi”, để học tập, tích lũy kinh nghiệm.
Anh Võ Văn Nang, xã Tân Thuận Đông là người tiên phong thực hiện mô hình "cây cam nhà tôi". |
Sản phẩm sạch, được kiểm chứng rõ ràng, 35 “cây cam vườn tôi” của anh Nang được “chào sân” trên thị trường thông qua trang website: nongsancaolanh.vn. Với giá mỗi cây là 4 triệu đồng/năm, mỗi vụ 1 cây cam có thể cho sản lượng từ 80-100kg trái sạch giao cho khách hàng.
Khách hàng quản lý quá trình sinh trưởng cây cam của mình thông qua website hoặc hình cập nhật trên mạng xã hội hoặc tại vườn bất cứ khi nào. Nhờ vậy, trong năm 2018, cam ở vùng cù lao này đã được đóng gói, vận chuyển đến những khách hàng tận thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Hà Nội,…
Hiện tại, mặc dù mới bắt đầu vụ mới năm 2019, nhưng 50 “cây cam vườn tôi” cũng đã được bán. Số lượng cây còn lại cũng đều đã có mã số, thông tin hình ảnh liên quan đến chiều cao, đường kính tán, năm tuổi, năng suất bình quân, giá bán, sản lượng.... và đưa lên mạng để khách hàng trong và ngoài tỉnh có thể lựa chọn.
Anh Nang cho biết, trong năm 2018, giá cả cam xoàn lên xuống thất thường, sản phẩm nhà vườn luôn trong trạng thái bấp bênh. Nhưng riêng đối với loại hình này, nông dân được đảm bảo về mặt lợi nhuận. Tuy nhiên, điều cốt lõi là phải lấy chữ tín làm đầu để sản xuất sạch đúng cam kết ban đầu.
Khách hàng quản lý quá trình sinh trưởng cây cam của mình thông qua mạng internet. |
Chính vì vậy, việc anh Võ Văn Nang chủ động sản xuất theo hướng an toàn giúp địa phương tiếp tục vận động các hộ có điều kiện học tập và mở rộng mô hình sản xuất an toàn, trên các cây trồng khác như xoài, nhãn, mãng cầu... Mục tiêu của địa phương là tập dần cho bà con hướng chuyển đổi sang tư duy sản xuất mới để phù hợp với xu thế thị trường và nâng cao giá trị nông sản.
Theo thống kê của của Phòng Kinh tế thành phố Cao Lãnh, hiện nay, trên địa bàn thành phố Cao Lãnh có tổng diện tích trồng cây ăn trái là gần 3.000 ha, chủ yếu là cây xoài và cây nhãn. Trong những năm gần đây, người dân Cao Lãnh đã chuyển đổi các loại cây trồng sang các loại cây mang lại giá trị kinh tế cao; trong đó, phát triển mạnh nhất là giống cam xoàn.
Ông Lê Thanh Huy, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố Cao Lãnh cho biết, mô hình “cây cam vười tôi” là một hướng đi mới của nhà vườn địa phương. Qua đó, giúp bảo vệ sức khỏe của người nông dân trực tiếp trồng cam, tạo ra những sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng, sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường sinh thái. Đồng thời, cũng là kênh quảng bá nông sản của địa phương, từng bước tạo được thương hiệu và hình thành các điểm vui chơi, du lịch nhà vườn trên địa bàn thành phố.
Đồng Tháp: Mô hình “cây cam nhà tôi” - hướng đi mới mang lại hiệu quả cao.
Đây là nơi cho người sản xuất và người tiêu dùng trao đổi mua bán hàng nông sản an toàn, có xuất xứ rõ ràng, góp phần tạo thêm địa chỉ mua sắm tin cậy cho người tiêu dùng.
0 nhận xét: