Hiện nay, Hà Nội có khoảng 10 giống bưởi đặc sản chất lượng tốt, cho thu hoạch rải vụ. Khai thác lợi thế thổ nhưỡng để bưởi trở thành cây trồng chủ lực, mới đây, Hà Nội có kế hoạch bổ sung giống bưởi đỏ (nguồn gốc từ huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình); đồng thời, cải tạo các vườn bưởi già cỗi, ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch, xây dựng thương hiệu… để mở hướng đi mới cho cây trồng này.
Huyện Chương Mỹ được coi là một trong những vùng trồng bưởi Diễn chất lượng cao của Hà Nội với hiệu quả kinh tế bình quân đạt 500-600 triệu đồng/ha. Theo ông Nguyễn Đức Thọ (thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) - một chủ trang trại trồng bưởi Diễn quy mô lớn - mỗi năm, bưởi mang lại thu nhập cho gia đình ông từ 600 đến 800 triệu đồng/ha. Cùng với bưởi Diễn, ông Thọ còn trồng kết hợp bưởi đỏ Tân Lạc, thu thêm hơn 100 triệu đồng/năm...
Không chỉ làm giàu cho nông dân ở vùng đồi gò mà với nông dân ven đô, cây bưởi cũng đang cho thu nhập khá. Theo ông Ngô Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm), Phúc Diễn hiện có khoảng 60ha trồng bưởi và được nông dân coi là cây có giá trị kinh tế cao hàng đầu tại địa phương. Bưởi Diễn bán với giá trung bình 50.000 đồng/quả, thậm chí bưởi đặc sản loại 1 còn có giá 70.000 - 80.000 đồng/quả. Đặc biệt trong dịp Tết, một cây bưởi khi được đưa lên chậu có giá đến vài chục triệu đồng. Ông Vũ Văn Hòa - người trồng bưởi Diễn tại tổ dân phố Đức Diễn cho hay: “Gia đình tôi có hơn 5 sào đất vườn, trồng 100 gốc bưởi Diễn, bán buôn 40.000-50.000 đồng/quả, trừ chi phí, thu 400-500 triệu đồng/năm”.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có 3.800ha trồng bưởi, trong đó bưởi Diễn chiếm 60% diện tích, còn lại là các giống: Bưởi Tam Vân, bưởi đường Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ), bưởi thồ Bạch Hạ (huyện Phú Xuyên), bưởi đường La Tinh, bưởi Quế Dương (huyện Hoài Đức), bưởi tôm vàng (huyện Đan Phượng)… Bình quân, các vùng bưởi của Hà Nội đạt từ 400 đến 800 triệu đồng/ha.
Tuy cây bưởi đã tạo nguồn thu nhập khá cho nông dân, nhưng chưa được quan tâm phát triển đúng mức về giống, kỹ thuật. Ông Nguyễn Đức Thọ (thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) cho hay, không riêng Hà Nội, nhiều tỉnh: Hòa Bình, Bắc Giang, Sơn La… cũng đang mở rộng diện tích trồng bưởi nên việc tạo ra giống bưởi ngon rất quan trọng. Vì thế, ông Thọ mong muốn được hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; đặc biệt, cần thêm giống bưởi ngon, có thể rải vụ, tránh thu hoạch ồ ạt, dễ gây tình trạng “khủng hoảng thừa” cục bộ...
Ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Nhạn (chủ vườn bưởi ở xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên) băn khoăn: “Vườn bưởi nhà tôi có một số giống cũ đang thoái hóa. Nếu phá đi trồng mới phải chờ ít nhất 5 năm mới được thu hoạch. Tôi muốn ghép mắt giống bưởi mới, chất lượng cao để cải tạo vườn tạp, nhanh cho thu hoạch... Tuy nhiên, về kỹ thuật và lựa chọn giống bưởi để ghép, tôi mong nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia”.
Để nâng giá trị cho cây bưởi và tăng thu nhập cho người trồng bưởi, mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 439/QĐ-UBND "Về phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, đến năm 2020, Hà Nội xây dựng 10-15 vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và các giống bưởi đặc sản Hà Nội theo chuỗi giá trị, quy mô 500ha. Đến năm 2025, xây dựng thêm 15-20 vùng sản xuất bưởi theo chuỗi giá trị và an toàn với quy mô 1.400ha, đưa tổng số vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và các giống bưởi đặc sản Hà Nội trên địa bàn thành phố đạt 25-35 vùng, với tổng diện tích 1.900ha.
Về vấn đề này, theo Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ, phát triển sản xuất bưởi ở Hà Nội hoàn toàn phù hợp với thành phố, đặc biệt trong bối cảnh Hà Nội đẩy mạnh tái cơ cấu các loại cây trồng chủ lực theo hướng đặc sản, bảo đảm chất lượng - số lượng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô và hướng tới xuất khẩu. Nét mới trong quy hoạch trồng bưởi của Hà Nội là năm 2019 chính thức mở rộng diện tích bưởi đỏ Tân Lạc. Thực tế, nhiều năm qua, tại các huyện: Chương Mỹ, Mê Linh... bưởi đỏ Tân Lạc đã được nhiều nông dân trồng, hiệu quả kinh tế tương đương bưởi Diễn.
“Để các vùng chuyên canh bưởi đạt hiệu quả cao hơn, trước hết, các địa phương cần có giải pháp nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật cho cán bộ chuyên môn tại cơ sở. Với các hộ dân trong vùng dự án, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP, có sự hướng dẫn của cơ quan chức năng; đồng thời, thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã chuyên về bưởi nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc và liên kết tiêu thụ bưởi...” - Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Đặng Viết Xuân đề nghị.
"Nhằm hoàn thành mục tiêu trồng mới hàng nghìn héc ta bưởi trong những năm tới, cùng với nâng cao giá trị, cải tạo các vườn bưởi kém chất lượng, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các vùng sản xuất mới và cải tạo vườn tạp thành những vườn bưởi chất lượng cao với mức hỗ trợ 50% giống và 50% vật tư. Trong đó, các giống bưởi do thành phố hỗ trợ hoàn toàn sạch bệnh và là giống đầu dòng; các vùng trồng bưởi nên thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm" - Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa khẳng định.
Với những động thái tích cực của các cơ quan chức năng và sự đồng hành của người dân, chắc chắn cây bưởi của Hà Nội sẽ đạt giá trị cao hơn trong thời gian tới...
Cán bộ Phòng Kinh tế huyện Hoài Đức trao đổi kinh nghiệm trồng giống bưởi Quế Dương. |
Hiệu quả rõ nét
Huyện Chương Mỹ được coi là một trong những vùng trồng bưởi Diễn chất lượng cao của Hà Nội với hiệu quả kinh tế bình quân đạt 500-600 triệu đồng/ha. Theo ông Nguyễn Đức Thọ (thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ) - một chủ trang trại trồng bưởi Diễn quy mô lớn - mỗi năm, bưởi mang lại thu nhập cho gia đình ông từ 600 đến 800 triệu đồng/ha. Cùng với bưởi Diễn, ông Thọ còn trồng kết hợp bưởi đỏ Tân Lạc, thu thêm hơn 100 triệu đồng/năm...
Không chỉ làm giàu cho nông dân ở vùng đồi gò mà với nông dân ven đô, cây bưởi cũng đang cho thu nhập khá. Theo ông Ngô Quang Huy, Phó Chủ tịch UBND phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm), Phúc Diễn hiện có khoảng 60ha trồng bưởi và được nông dân coi là cây có giá trị kinh tế cao hàng đầu tại địa phương. Bưởi Diễn bán với giá trung bình 50.000 đồng/quả, thậm chí bưởi đặc sản loại 1 còn có giá 70.000 - 80.000 đồng/quả. Đặc biệt trong dịp Tết, một cây bưởi khi được đưa lên chậu có giá đến vài chục triệu đồng. Ông Vũ Văn Hòa - người trồng bưởi Diễn tại tổ dân phố Đức Diễn cho hay: “Gia đình tôi có hơn 5 sào đất vườn, trồng 100 gốc bưởi Diễn, bán buôn 40.000-50.000 đồng/quả, trừ chi phí, thu 400-500 triệu đồng/năm”.
Theo Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn thành phố có 3.800ha trồng bưởi, trong đó bưởi Diễn chiếm 60% diện tích, còn lại là các giống: Bưởi Tam Vân, bưởi đường Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ), bưởi thồ Bạch Hạ (huyện Phú Xuyên), bưởi đường La Tinh, bưởi Quế Dương (huyện Hoài Đức), bưởi tôm vàng (huyện Đan Phượng)… Bình quân, các vùng bưởi của Hà Nội đạt từ 400 đến 800 triệu đồng/ha.
Mô hình sản xuất bưởi Diễn tại huyện Chương Mỹ cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. |
Ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Nhạn (chủ vườn bưởi ở xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên) băn khoăn: “Vườn bưởi nhà tôi có một số giống cũ đang thoái hóa. Nếu phá đi trồng mới phải chờ ít nhất 5 năm mới được thu hoạch. Tôi muốn ghép mắt giống bưởi mới, chất lượng cao để cải tạo vườn tạp, nhanh cho thu hoạch... Tuy nhiên, về kỹ thuật và lựa chọn giống bưởi để ghép, tôi mong nhận được sự hỗ trợ của các chuyên gia”.
Đáp ứng nhu cầu thị trường
Để nâng giá trị cho cây bưởi và tăng thu nhập cho người trồng bưởi, mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 439/QĐ-UBND "Về phê duyệt kế hoạch phát triển sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và một số giống bưởi đặc sản Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025”. Theo đó, đến năm 2020, Hà Nội xây dựng 10-15 vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và các giống bưởi đặc sản Hà Nội theo chuỗi giá trị, quy mô 500ha. Đến năm 2025, xây dựng thêm 15-20 vùng sản xuất bưởi theo chuỗi giá trị và an toàn với quy mô 1.400ha, đưa tổng số vùng sản xuất bưởi đỏ Tân Lạc và các giống bưởi đặc sản Hà Nội trên địa bàn thành phố đạt 25-35 vùng, với tổng diện tích 1.900ha.
Bưởi Phúc Thọ là một trong những thương hiệu bưởi đầu tiên của Hà Nội. |
“Để các vùng chuyên canh bưởi đạt hiệu quả cao hơn, trước hết, các địa phương cần có giải pháp nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật cho cán bộ chuyên môn tại cơ sở. Với các hộ dân trong vùng dự án, cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGAP, có sự hướng dẫn của cơ quan chức năng; đồng thời, thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã chuyên về bưởi nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc và liên kết tiêu thụ bưởi...” - Trưởng phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ Đặng Viết Xuân đề nghị.
"Nhằm hoàn thành mục tiêu trồng mới hàng nghìn héc ta bưởi trong những năm tới, cùng với nâng cao giá trị, cải tạo các vườn bưởi kém chất lượng, chúng tôi tiếp tục hỗ trợ các vùng sản xuất mới và cải tạo vườn tạp thành những vườn bưởi chất lượng cao với mức hỗ trợ 50% giống và 50% vật tư. Trong đó, các giống bưởi do thành phố hỗ trợ hoàn toàn sạch bệnh và là giống đầu dòng; các vùng trồng bưởi nên thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm" - Giám đốc Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội Hoàng Thị Hòa khẳng định.
Thượng Mỗ đang là vùng trồng bưởi tôm vàng lớn nhất huyện Đan Phượng với chất lượng thơm ngon nhất… |
0 nhận xét: