Nằm ở khu vực đồi gò, đất đai kém màu mỡ của huyện Sóc Sơn, những năm qua, chính quyền và Nhân dân xã Nam Sơn đã chủ động, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho năng suất cao và giá trị vượt trội. Trong đó, hiệu quả nhất phải kể tới cây đu đủ.
Năm 1993, hộ ông Vũ Văn Thuận (thôn Hoa Sơn) được chính quyền địa phương hỗ trợ 300 hạt giống cây đu đủ Đài Loan. Tiến hành trồng trên diện tích gần 1ha, hộ gia đình ông Thuận thu được kết quả khả quan. Cây đu đủ cho thu hoạch khoảng 40 tấn/ha. Doanh thu bán quả đu đủ ra thị trường đạt khoảng 200 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với canh tác lúa truyền thống.
Cũng kể từ đó, cây đu đủ Đài Loan được người dân địa phương trồng ngày một nhiều hơn. Tính đến nay, toàn xã Nam Sơn đã có trên 500 hộ trồng cây đu đủ Đài Loan với tổng diện tích trên 50ha, chủ yếu ở 4 thôn là: Hoa Sơn, Liên Xuân, Xuân Bảng và Thanh Hà. Bên cạnh giá trị kinh tế vượt trội, chất lượng quả đu đủ cũng rất thơm ngon, được thị trường đón nhận, tin dùng.
Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Nam Sơn Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hàng năm bà con nông dân được tập huấn 1 - 2 lần để cập nhật những kỹ thuật sản xuất mới và an toàn hơn, trong đó, đặc biệt chú trọng đến những khuyến cáo về việc sử dụng hóa chất trong canh tác. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất, địa phương cũng hướng dẫn bà con nông dân thực hiện luân canh cây đu đủ với chuối tiêu hồng và thanh long ruột đỏ.
Dù rất phấn khởi vì cây đu đủ cho năng suất ổn định, tuy nhiên, tiêu thụ sản phẩm hiện vẫn là vấn đề khiến bà con nông dân và chính quyền địa phương hết sức trăn trở. Thực tế hiện nay, mới chỉ một phần đu đủ sau thu hoạch được các thương lái đến thu mua, bao tiêu, trong khi, hàng ngàn tấn đu đủ khác, bà con vẫn phải bán lẻ với giá cả thiếu ổn định, thậm chí, đôi khi còn bị “ép” giá.
Cây đu đủ cho giá trị kinh tế cao đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống cho người nông dân nơi vùng đất đồi gò của huyện Sóc Sơn. Chính vì vậy, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm cây đu đủ Đài Loan là một trong những nhiệm vụ mà địa phương đang phấn đấu. Chủ tịch UBND xã Nam Sơn Nguyễn Quang Hòa cho biết, địa phương đang tập trung hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, từng bước hình thành chuỗi sản xuất nhằm tạo đầu ra ổn định cho quả đu đủ.
Ông Nguyễn Quang Hòa cũng thông tin thêm, trong giai đoạn tới, sẽ phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng nhãn hiệu tập thể “Đu đủ sạch Sóc Sơn”. Đây là tiền đề quan trọng để sản phẩm đu đủ xã Nam Sơn từng bước chiếm lĩnh thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
Bà con nông dân xã Nam Sơn chăm sóc cây đu đủ. |
Cũng kể từ đó, cây đu đủ Đài Loan được người dân địa phương trồng ngày một nhiều hơn. Tính đến nay, toàn xã Nam Sơn đã có trên 500 hộ trồng cây đu đủ Đài Loan với tổng diện tích trên 50ha, chủ yếu ở 4 thôn là: Hoa Sơn, Liên Xuân, Xuân Bảng và Thanh Hà. Bên cạnh giá trị kinh tế vượt trội, chất lượng quả đu đủ cũng rất thơm ngon, được thị trường đón nhận, tin dùng.
Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp và kinh doanh tổng hợp Nam Sơn Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hàng năm bà con nông dân được tập huấn 1 - 2 lần để cập nhật những kỹ thuật sản xuất mới và an toàn hơn, trong đó, đặc biệt chú trọng đến những khuyến cáo về việc sử dụng hóa chất trong canh tác. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả sản xuất, địa phương cũng hướng dẫn bà con nông dân thực hiện luân canh cây đu đủ với chuối tiêu hồng và thanh long ruột đỏ.
Chất lượng đu đủ Nam Sơn rất thơm ngon, được thị trường đón nhận, tin dùng. |
Cây đu đủ cho giá trị kinh tế cao đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống cho người nông dân nơi vùng đất đồi gò của huyện Sóc Sơn. Chính vì vậy, duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm cây đu đủ Đài Loan là một trong những nhiệm vụ mà địa phương đang phấn đấu. Chủ tịch UBND xã Nam Sơn Nguyễn Quang Hòa cho biết, địa phương đang tập trung hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe cộng đồng. Bên cạnh đó, từng bước hình thành chuỗi sản xuất nhằm tạo đầu ra ổn định cho quả đu đủ.
Ông Nguyễn Quang Hòa cũng thông tin thêm, trong giai đoạn tới, sẽ phối hợp với các sở, ban ngành xây dựng nhãn hiệu tập thể “Đu đủ sạch Sóc Sơn”. Đây là tiền đề quan trọng để sản phẩm đu đủ xã Nam Sơn từng bước chiếm lĩnh thị trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Qua đó, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân.
0 nhận xét: