Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2019

Xã Hợp Thịnh mở rộng diện tích cây có múi

Thời gian gần đây, trên những mảnh đất phủ xanh màu lúa, ngô, dong riềng ở xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) có thêm những vườn cam, bưởi. Trồng cây có múi ở xã Hợp Thịnh đang là hướng đi mới, tạo nguồn thu nhập bền vững, đóng góp cho phát triển KT-XH, củng cố vững chắc tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
trái cây Hòa Bình, đặc sản Hòa Bình, trái cây núi rừng, trái cây xứ mường, chuyển đổi cây trồng, cam Hợp Thịnh, cam Kỳ Sơn, cam Hòa Bình, bưởi Hợp Thịnh, bưởi Kỳ Sơn, bưởi Hòa Bình, trồng cam, trồng bưởi
Ông Nguyễn Văn Quỳnh cải tạo vườn tạp, trồng 5,5 ha cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP.
Cây có múi ở xã Hợp Thịnh trồng khoảng 3 năm trở lại đây. Bắt đầu từ các hộ trồng nhỏ lẻ, hiện đã mở rộng ra toàn xã với tổng diện tích gần 40 ha. Riêng trong năm 2018, xã mở rộng vùng trồng cây có múi với quy mô tập trung 10 ha, gồm các loại cam Canh, cam V2, lòng vàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh... theo quy trình VietGAP, hướng đến thương hiệu nông sản sạch, chất lượng. Cũng trong năm 2018, một số hộ đã cho thu từ cam với giá cả ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng truyền thống khác.

Đồng chí Nguyễn Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết: "Thời gian qua, chính quyền xã tích cực quan tâm, chỉ đạo người dân chuyển đổi cây trồng theo hướng hiệu quả, từng bước hình thành vùng chuyên canh cây có múi, tạo mối liên kết sản phẩm nông nghiệp, xây dựng, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, xã tiếp tục phối hợp với Trạm khuyến nông huyện chuyển giao KH-KT về trồng và chăm sóc cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, giúp mô hình ngày càng bền vững".

Hải Cao, Giếng là 2 xóm đang phát triển mạnh về cây có múi với 25 ha, 24 hộ tham gia, hộ ít trồng 2.000 - 3.000 m2, hộ nhiều trồng 5 - 6 ha. Cuối năm 2018, nhiều vườn cam, bưởi đã cho thu hoạch, đem lại doanh thu hàng trăm triệu đồng cho các hộ dân. Nhiều hộ mạnh dạn "đi tắt, đón đầu" công nghệ, sau khi cải tạo đất đã xây dựng mô hình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP, nhờ các hộ có kinh nghiệm từ vùng cam nổi tiếng như Cao Phong, Lạc Thủy về hỗ trợ kỹ thuật. Nhờ đó, sản phẩm thu hoạch cho chất lượng, năng suất cao, được thị trường ưa chuộng.
trái cây Hòa Bình, đặc sản Hòa Bình, trái cây núi rừng, trái cây xứ mường, chuyển đổi cây trồng, cam Hợp Thịnh, cam Kỳ Sơn, cam Hòa Bình, bưởi Hợp Thịnh, bưởi Kỳ Sơn, bưởi Hòa Bình, trồng cam, trồng bưởi
Giống bưởi Diễn trồng trên đất Hòa Bình cũng cho nhiều quả, chất lượng thơm ngon.
Ông Nguyễn Văn Quỳnh có vườn cam, bưởi lớn nhất xóm Giếng với diện tích 5,5 ha. Năm 2015, ông mạnh dạn vay vốn, cải tạo vườn tạp, đầu tư giống, hệ thống tưới phun, xây dựng mô hình trồng cây có múi theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Quỳnh cho biết: "Năm 2018 gia đình tôi thu được 80 triệu đồng từ việc bán cam Canh. Diện tích cam V2, bưởi da xanh đang trong giai đoạn bói quả, màu sắc đẹp, nhiều tiểu thương đã hẹn đặt mua tại vườn".

Nhằm tiếp tục phát triển, mở rộng, tạo sự bền vững cho cây có múi, xã đã triển khai đồng bộ, hiệu quả các chính sách hỗ trợ cải tạo vườn tạp, vốn vay, chuyển giao KH-KT trồng và chăm sóc cây ăn quả... Bên cạnh đó, từng bước xây dựng vùng chuyên canh cây có múi, vận động thành lập HTX, khuyến khích người dân sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kích thích tăng trưởng nhằm hướng tới tiêu chí nông sản sạch, chất lượng.

Đồng chí Nguyễn Văn Thiết, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thịnh cho biết thêm: "Thời gian tới, xã tiếp tục vận động người dân cải tạo vườn tạp, mở rộng diện tích cây ăn quả có múi. Đồng thời tìm mối liên kết tiêu thụ sản phẩm với các thị trường trong và ngoài tỉnh; tăng cường chuyển giao KH-KT nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, tạo điều kiện tối đa cho sản xuất, giúp người dân nâng cao thu nhập, phát triển KT-XH".

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: