Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2018

Đặc sản Bưởi đỏ Hương Hồ luôn đắt khách

Sau ngày giải phóng, người dân phường Hương Hồ (thị xã Hương Trà, tỉnh TT-Huế) cải tạo vườn tạp, áp dụng KHKT để phát triển cây bưởi đỏ, mỗi năm thu cả chục tỷ đồng.
trái cây Thừa Thiên Huế, đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây tiến vua, trái cây cố đô, bưởi đỏ Kim Long, bưởi đỏ Hương Hồ, bưởi đỏ Hương Trà, bưởi đỏ Thừa Thiên Huế, bưởi đỏ cố đô, mùa bưởi
Tuy chưa đến mùa thu hoạch nhưng những vườn bưởi đỏ ở Hương Hồ (Hương Trà) đã được nhiều thương lái đặt mua.
Ông Bùi Văn Sâm - Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Hồ 1, cho biết, toàn phường có hơn 800 hộ dân trồng 67ha bưởi đỏ, cho thu nhập 150 - 200 triệu/ha/năm. Xác định đây là cây đặc sản, chính quyền địa phương và người dân quan tâm đầu tư canh tác, phấn đấu từ nay đến 2020 nâng diện tích trồng bưởi đỏ lên 80/100ha đất trồng cây ăn quả.

Theo ông Sâm, chất đất ở Hương Hồ rất phù hợp để trồng bưởi đỏ. Nơi đây là đất bãi bồi được sông Hương bồi đắp hằng năm khiến trái bưởi đỏ có vị ngon rất đặc biệt. Vị chua chua thanh thanh khi mới ăn ở đầu lưỡi nhưng khi nuốt thì cảm nhận ngọt dịu. Ngoài ra, nhờ đất tốt nên cây bưởi cho năng suất cao, mỗi cây có thể tồn tại từ 60 - 70 năm.

Ông Bùi Văn Sâm thông tin thêm, cây bưởi ở Hương Hồ có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, chỉ cần từ 3 - 4 năm là cho trái bói, còn bình thường thì 5 - 7 năm. Ngoài ra khả năng chống chịu các loại sâu bệnh của giống bưởi đỏ là rất cao, do đó bà con không cần phải bơm bất cứ một loại thuốc gì nữa. Muốn bưởi cho năng suất, trái to đẹp người trồng chủ yếu chăm sóc kỹ lưỡng, quét vôi, bón phân, cạo rêu là được.
trái cây Thừa Thiên Huế, đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây tiến vua, trái cây cố đô, bưởi đỏ Kim Long, bưởi đỏ Hương Hồ, bưởi đỏ Hương Trà, bưởi đỏ Thừa Thiên Huế, bưởi đỏ cố đô, mùa bưởi
Bưởi đỏ Hương Hồ là trái cây đặc sản nổi tiếng xứ Huế.
Hiện bưởi đỏ Hương Hồ được người dân tỉnh TT-Huế ưa chuộng, thương lái thu mua tận nơi nên bà con rất phấn khởi. Bình quân mỗi cây cho khoảng 250 trái, năng suất đạt từ 2 - 3 tạ/cây, giá bán từ 10 - 15 nghìn đồng/trái.

Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Hương Hồ 1 cho hay, mặc dù giá trị kinh tế đem lại của cây bưởi đỏ cho người dân trên địa bàn khá lớn, song do chưa có nhãn hiệu, đầu ra của sản phẩm mang tính tự phát nên lợi nhuận không đảm bảo. Chính vì vậy việc xây dựng thương hiệu “Bưởi đỏ Hương Hồ” được người dân hết sức mong đợi, qua đó giúp du khách gần xa biết đến, tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Những ngày này, ngược dòng sông Hương băng qua vùng đất Kim Long là bắt gặp những vườn bưởi đỏ xanh tốt, trái căng mọng trĩu cành của phường Hương Hồ. Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến mùa thu hoạch nhưng những vườn bưởi đỏ nơi đây đã được nhiều thương lái đặt mua để xuất đi Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… Nhờ hiệu quả từ cây bưởi đỏ mang lại, kinh tế địa phương từ đó ngày càng khởi sắc hơn, người dân phấn khởi vui tươi.
trái cây Thừa Thiên Huế, đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây tiến vua, trái cây cố đô, bưởi đỏ Kim Long, bưởi đỏ Hương Hồ, bưởi đỏ Hương Trà, bưởi đỏ Thừa Thiên Huế, bưởi đỏ cố đô, mùa bưởi
Bưởi đỏ lúc xưa gọi là bưởi bành. Bưởi đỏ càng để chín thì vị chua càng nhiều.
Bưởi đỏ lúc xưa gọi là bưởi bành. Sở dĩ có tên gọi là bưởi đỏ vì giống bưởi này có ruột hồng, vị chua nhưng vẫn có thể cảm nhận độ ngọt thanh khi dùng thử. Bưởi đỏ càng để chín thì vị chua càng nhiều. Bưởi đỏ là giống cây dài ngày, phải trồng từ 4-5 năm mới bắt đầu ra trái. Cây bắt đầu ra hoa vào tháng giêng cho đến khoảng từ tháng bảy, tháng tám Âm lịch thì thu hoạch.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: