Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Triển vọng cây chuối già lùn ở huyện A Lưới

Nhắc đến cây chuối, cán bộ Phòng NN&PTNT huyện A Lưới khoe: “A Lưới có nhiều loại chuối nhưng chất lượng nhất là chuối già lùn. Mô hình chuối già lùn hiện đang phát triển mạnh, trở thành đặc sản của người dân vùng cao”.
trái cây Thừa Thiên Huế, Đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây miền Trung, trái cây núi rừng, chuối già lùn, chuối cấy mô, chuối Hồng Thủy, chuối Nhâm, chuối Hồng Bắc, chuối Hồng Vân, chuối A Lưới, chuối Thừa Thiên Huế, chuối cố đô, chuối miền Trung, trồng chuối
Chuối già lùn mang lại thu nhập khá cao cho người dân xã Hồng Bắc.

Sản lượng cao


Xã Hồng Bắc là địa phương có nhiều vườn chuối già lùn điển hình của huyện A Lưới. Hiện, nhiều vườn chuối ở đây chuẩn bị vào kỳ thu hoạch.

Ông Lê Tấn Thọ (xã Hồng Bắc) cho biết, chuối già lùn từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng một năm. So với các loại cây khác, trồng chuối già lùn có chi phí đầu tư ban đầu và độ rủi ro thấp. Thổ nhưỡng ở huyện A Lưới phù hợp với cây chuối.

Chuối già lùn cho thu hoạch quanh năm và chất lượng thơm ngon nên được nhiều người ưa chuộng. Quy trình chăm sóc loại chuối này cũng khá đơn giản. Khi mới lên cây con, người trồng cần cắt tỉa để cây chỉ cho lên một nhánh, sau đó bón phân chuồng; trong quá trình cây phát triển, cho trái có thể bón một ít NPK”, ông Thọ chia sẻ.

Vườn chuối già lùn của ông Lê Tấn Thọ có diện tích 2ha. Năm nay, trung bình mỗi cây chuối thu hoạch trên dưới 30kg quả. Sau khi thu hoạch, chuối được thương lái thu mua ngay tại vườn với mức giá từ 3,5- 5 nghìn đồng/kg.

Cạnh vườn chuối của ông Lê Tấn Thọ, vườn chuối hơn 2ha của ông Hồ Văn Nam cũng đang phát triển tốt. Nhiều cây chuối đang trong thời kỳ cho quả. “Chuối già lùn sản lượng và chất lượng hơn hẳn những loại chuối khác nên người dân A Lưới đang mạnh dạn phát triển. Hiện nay, đầu ra của chuối chủ yếu phụ thuộc vào thương lái, còn lại bán lẻ ở các chợ trên địa bàn”, ông Nam nói.

Ông Nguyễn Văn Chở, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Bắc thông tin: Chuối già lùn là loại cây giúp nhiều hộ dân địa phương xóa nghèo. Tại xã Hồng Bắc, chuối được trồng rải rác ở các thôn, trong đó có một số vườn chuối có quy mô lớn. Do tập quán của người dân đồng bào nên chuối được trồng khá tự nhiên, ít sử dụng các loại phân bón hóa học. Năm nay, nhiều người dân trồng chuối có thu nhập khá vì chuối được mùa, được giá, chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng lựa chọn.
trái cây Thừa Thiên Huế, Đặc sản Thừa Thiên Huế, trái cây miền Trung, trái cây núi rừng, chuối già lùn, chuối cấy mô, chuối Hồng Thủy, chuối Nhâm, chuối Hồng Bắc, chuối Hồng Vân, chuối A Lưới, chuối Thừa Thiên Huế, chuối cố đô, chuối miền Trung, trồng chuối
Chuối già lùn là loại cây giúp nhiều hộ dân địa phương xóa nghèo ở huyện A Lưới.

Hướng đến thương hiệu


Tại A Lưới, chuối là một trong hai sản phẩm nông sản được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh cấp giấy chứng nhận an toàn. Hiện huyện A Lưới có khoảng 387ha chuối, trong đó diện tích chuối già lùn khoảng 116,4ha. Cây chuối già lùn thường được trồng ở độ cao trên 100m so với mực nước biển, với năng suất đạt bình quân khoảng 280 tạ/ha, mỗi ha chuối cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.

Theo Phòng NN&PTNT huyện A Lưới, khó khăn lớn nhất của người trồng chuối tại A Lưới là thị trường đầu ra không ổn định, chưa kết nối được với các cơ sở thu mua, chế biến; diện tích trồng còn phân tán, manh mún. Trình độ thâm canh cây chuối của người dân còn hạn chế. Chuối trồng nhiều năm trên một diện tích thường hay bị bệnh và chết. “Đối với cây chuối nói chung và chuối già lùn nói riêng, không nên trồng liên tục trên một diện tích mà cần luân canh để hạn chế sâu bệnh; ngoài ra cần chăm sóc cải tạo vườn chuối”, ông Trần Ngọc Chinh, Phó Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới khuyến cáo.

Trước triển vọng từ cây chuối già lùn, huyện A Lưới đang tiếp tục phát triển trồng chuối theo hướng hàng hóa, tập trung theo vùng trọng điểm như xã Hồng Thủy, Hồng Vân, Hồng Bắc, Nhâm; đồng thời hỗ trợ tìm thị trường đầu ra cho người trồng chuối. “Hiện người trồng chuối đang hạn chế về kiến thức nên chúng tôi sẽ tăng cường tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng cho người dân; ngoài ra sẽ điều chỉnh diện tích và sản phẩm theo nhu cầu của thị trường”, ông Chinh chia sẻ.

Để xây dựng thương hiệu chuối A Lưới, đồng thời khắc phục tình trạng thoái hóa giống, góp phần nâng cao năng suất, Phòng NN&PTNT huyện A Lưới đang triển khai trồng 3ha chuối già lùn tại xã Hồng Bắc theo phương pháp cấy mô. “Phương pháp cấy mô sẽ đảm bảo nguồn giống tại chỗ, hạn chế sâu bệnh, qua đó tạo ra những vườn chuối chất lượng, năng suất cao, hướng đến thương hiệu chuối A Lưới”, ông Chinh nói.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: