Trong khi điều kiện đất đai sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và tình hình ngộ độc thực phẩm do rau không an toàn gây ra ngày càng tăng, thì việc xây dựng mô hình trồng dưa lưới, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi phù hợp với xu hướng phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông dân.
Sau hơn 1 tháng xuống giống, mô hình trồng dưa lưới ở xã Yên Hồ của hộ anh Đinh Nho Quỳnh đã cho hoa, đậu quả. Khoảng 1 tuần nay, anh Quỳnh huy động mỗi ngày gần chục lao động tập trung thụ phấn, để lựa chọn mỗi cây, 1 quả duy nhất để lại tiếp tục chăm sóc.
Bà Kiều Thị Lan, thôn Tiến Hòa cho biết với lần đầu tiên tiếp cận với mô hình này, người nông dân cảm thấy như được mở rộng tầm mắt, đúng là để tạo ra đựơc sản phẩm sạch không phải dễ. Mô hình này đưa vào sản xuất trên địa bàn trước là tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, và sau nữa là thay đổi tập quán sản xuất, để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Thành công từ việc đưa giống khoai lang Nhật Bản có năng suất, chất lượng, và giá trị kinh tế cao nhân rộng trên địa bàn huyện, mới đây, anh Đinh Nho Quỳnh, thôn Tiến Hòa, xã Yên Hồ, mạnh dạn đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao.
Anh Quỳnh cho biết khi nghe thông tin tỉnh Hà Tĩnh có chương trình hỗ trợ dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sẽ hỗ trợ 30-50% kinh phí. Qua thời gian bỏ công nghiên cứu mô hình, vắt óc suy nghĩ trồng cây gì thị trường cần, thế là tôi chọn cây dưa lưới.
Được sự hỗ trợ về kỹ thuật, cũng như một phần kinh phí xây dựng cơ sở vật chất của Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm ứng dụng KHKT, bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện, tôi bắt tay vào thử nghiệm dự án "Ứng dụng công nghệ nhà màng, và hệ thống tưới nhỏ giọt trong sản xuất dưa lưới".
Dự án trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Quỳnh đã được đầu tư trên 500 triệu đồng, diện tích 2000 m2. Hiện đã được lắp đặt 3 nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt. Đây là mô hình đầu tiên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cây không sử dụng đất.
Vào những ngày tháng năm, nhiệt độ ngoài trời luôn ở mức cao, nhưng trong nhà màng, độ nóng luôn cao hơn ở ngoài từ 3 - 40C, bà con nông dân, cùng với cán bộ Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện, vẫn miệt mài làm thay công việc của đàn ong, thụ phấn cho hoa, với mong muốn cho ra đời những quả dưa lưới đầu tiên đảm bảo chất lượng.
Chị Phan Thị Thanh Huyền, cán bộ kỹ thuật Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ cho biết thêm: Đây là mô hình mới, và dưa lưới là giống cây trồng tương đối khó trồng, hiện tại đang ít người làm, bởi thế nếu làm thành công sẽ cho giá trị cao. Mỗi sào phải đạt được từ 2,5 – 3 tấn quả, nhập theo giá sỉ 45 ngàn/kg, mỗi mùa thu về trên 100 triệu đồng. Một vụ dưa 70 ngày, mỗi năm người nông dân có thể làm được nhiều vụ. Từ khi triển khai dự án đến nay, ngày nào cán bộ trung tâm cũng đến trực tiếp để hướng dẫn kỹ thuật và cùng lao động với bà con. Hiện có một số doanh nhiệp, hộ nông dân đến xem để nhân rộng mô hình.
Hiện trên diện tích 2000 m2 nhà màng, 6000 cây dưa lưới đang vào thời kỳ nở hoa rộ, và bắt đầu cho quả. Dự kiến khoảng 40 ngày tới sẽ cho thu hoạch. Với số lượng cây như trên, dự kiến, sản lượng dưa quả đạt khoảng 6 tấn. Dưa lưới thuộc họ Bầu bí, là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Ai Cập là nơi trồng đầu tiên, sau đó là Hy Lạp, La Mã.
Hiện nay dưa lưới được trồng khắp nơi trên thế giới, chủ yếu bán tươi và được xem là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Không những thế, thành phần của dưa lưới có chứa chất chống oxy hóa, có khả năng phòng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch, nhiều chất xơ nên có tác dụng nhuận trường, chống táo bón, giàu vitamin C, A giúp điều hòa huyết áp, ngừa sỏi thận, lão hóa xương, …
Mô hình trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng của anh Đinh Nho Quỳnh, xã Yên Hồ là mô hình có triển vọng về hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm chủ lực. Góp phần tạo mọi điều kiện cho nông dân địa phương tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Bởi sản xuất và tiêu thụ rau quả hiện nay không chỉ quan trọng về mặt kinh tế, mà còn là vấn đề sức khỏe, và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng ở xã Yên Hồ cho triển vọng hết sức khả quan. |
Bà Kiều Thị Lan, thôn Tiến Hòa cho biết với lần đầu tiên tiếp cận với mô hình này, người nông dân cảm thấy như được mở rộng tầm mắt, đúng là để tạo ra đựơc sản phẩm sạch không phải dễ. Mô hình này đưa vào sản xuất trên địa bàn trước là tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, và sau nữa là thay đổi tập quán sản xuất, để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng.
Thành công từ việc đưa giống khoai lang Nhật Bản có năng suất, chất lượng, và giá trị kinh tế cao nhân rộng trên địa bàn huyện, mới đây, anh Đinh Nho Quỳnh, thôn Tiến Hòa, xã Yên Hồ, mạnh dạn đầu tư mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao.
Anh Đinh Nho Quỳnh kiểm tra quá trình phát triển của dưa lưới. |
Được sự hỗ trợ về kỹ thuật, cũng như một phần kinh phí xây dựng cơ sở vật chất của Sở Khoa học Công nghệ, Trung tâm ứng dụng KHKT, bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện, tôi bắt tay vào thử nghiệm dự án "Ứng dụng công nghệ nhà màng, và hệ thống tưới nhỏ giọt trong sản xuất dưa lưới".
Dự án trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Quỳnh đã được đầu tư trên 500 triệu đồng, diện tích 2000 m2. Hiện đã được lắp đặt 3 nhà màng, hệ thống tưới nhỏ giọt. Đây là mô hình đầu tiên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cây không sử dụng đất.
Một lao động đang tập trung thụ phấn cho hoa. |
Chị Phan Thị Thanh Huyền, cán bộ kỹ thuật Trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật, bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Đức Thọ cho biết thêm: Đây là mô hình mới, và dưa lưới là giống cây trồng tương đối khó trồng, hiện tại đang ít người làm, bởi thế nếu làm thành công sẽ cho giá trị cao. Mỗi sào phải đạt được từ 2,5 – 3 tấn quả, nhập theo giá sỉ 45 ngàn/kg, mỗi mùa thu về trên 100 triệu đồng. Một vụ dưa 70 ngày, mỗi năm người nông dân có thể làm được nhiều vụ. Từ khi triển khai dự án đến nay, ngày nào cán bộ trung tâm cũng đến trực tiếp để hướng dẫn kỹ thuật và cùng lao động với bà con. Hiện có một số doanh nhiệp, hộ nông dân đến xem để nhân rộng mô hình.
Hiện trên diện tích 2000 m2 nhà màng, 6000 cây dưa lưới đang vào thời kỳ nở hoa rộ, và bắt đầu cho quả. Dự kiến khoảng 40 ngày tới sẽ cho thu hoạch. Với số lượng cây như trên, dự kiến, sản lượng dưa quả đạt khoảng 6 tấn. Dưa lưới thuộc họ Bầu bí, là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao; có nguồn gốc từ Ấn Độ và châu Phi; Ai Cập là nơi trồng đầu tiên, sau đó là Hy Lạp, La Mã.
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Đinh Nho Quỳnh có triển vọng về hiệu quả kinh tế. |
Mô hình trồng dưa lưới Nhật Bản trong nhà màng của anh Đinh Nho Quỳnh, xã Yên Hồ là mô hình có triển vọng về hiệu quả kinh tế, tạo sản phẩm chủ lực. Góp phần tạo mọi điều kiện cho nông dân địa phương tiếp cận kỹ thuật công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Bởi sản xuất và tiêu thụ rau quả hiện nay không chỉ quan trọng về mặt kinh tế, mà còn là vấn đề sức khỏe, và chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng.
0 nhận xét: