Nhãn xuồng tuy thưa trái, sản lượng không cao bằng các loại khác nhưng cơm dầy, ráo nước, ngọt thanh, nhẹ nên được nhiều người ưa chuộng.
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và giá cả bấp bênh, cây mía không còn ở ngôi vị hàng đầu. Huyện Cù Lao Dung (Sóc Trăng) đã khuyến khích bà con chuyển sang trồng nhãn để tăng thu nhập.
Theo kế hoạch của huyện, đến năm 2020 diện tích vườn cây ăn trái sẽ tăng lên 4.000 ha, chủ yếu được chuyển đổi từ cây mía.
Riêng tại xã An Thạnh I, xã đầu tiên của huyện được công nhận Nông thôn mới có diện tích trồng cây ăn trái là 1.262 ha, trong đó cây nhãn chiếm 150 ha, gồm nhãn da bò 50%, còn lại là nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Ido và thanh nhãn.
Một trong những người trồng nhãn đạt hiệu quả cao nhất ở ấp An Trung A, xã An Thạnh I là ông Nguyễn Hồng Tiến (Tám Tiến), 50 tuổi. Hiện ông có 3 ha vườn trồng nhãn, đa số là nhãn xuồng cơm vàng và nhãn da bò. Gần đây do nhãn da bò bị bệnh chổi rồng nên ông đã lần lượt thay thế bằng nhãn Ido và thanh nhãn.
Hiện giống nhãn Ido được coi là cây chủ lực của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên ông Tám Tiến vẫn nặng lòng với giống nhãn xuồng cơm vàng vì theo ông, nhãn xuồng tuy thưa trái, sản lượng không cao bằng các loại khác nhưng cơm dầy, ráo nước, ngọt thanh, nhẹ nên được nhiều người ưa chuộng, giá thị trường bao giờ cũng cao hơn các loại nhãn khác, nhất là đầu vụ và cuối vụ, hàng khan hiếm, có lúc lên tới 50.000 - 70.000đ/kg.
Là một nông dân năng động và cần cù chịu khó, lại mạnh dạn áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào cây trồng, đặc biệt là cách xử lý phân thuốc sao cho phù hợp và đúng liều lượng nên vườn nhãn của ông lúc nào cũng xanh tươi, trĩu quả.
Bí quyết thành công của ông là chọn cây giống khỏe mạnh, kế đến là đất phải khô ráo, dễ thoát nước. Ngoài ra ông còn chú ý đến việc bón phân, tưới tiêu, trừ sâu bệnh cho đến lúc thu hoạch. Giai đoạn nào ông cũng tuân thủ các biện pháp kỹ thuật một cách nghiêm ngặt.
Sau khi thu hoạch, ông tiến hành cắt tỉa cành già, cành khô héo, bón thêm phân để cây đâm tược chờ mùa sau. Ngoài ra ông còn thành thạo về biện pháp xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn.
Đối với những cây nhãn kém chất lượng hoặc già cỗi, thay vì đốn bỏ, ông cắt nhánh, đợi cho cây ra chồi, ông ghép vào giống nhãn chất lượng cao như Ido hoặc thanh nhãn, tạo ra một cây nhãn hoàn toàn mới nhưng gốc cũ. Nhờ vậy mà cây phát triển rất nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi trồng.
Vào những ngày này, bước vào vườn nhãn của ông ai cũng ngỡ ngàng vì cây trồng ngay hàng thẳng lối, hàng nối hàng, trái oằn sai. Ông cho biết mùa thuận của cây nhãn bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch. Mùa này giá thấp hơn mùa nghịch. Để bán được giá cao, ông thường xử lý cho một số cây ra hoa rải vụ, thay vì ra hoa đồng loạt.
Theo ông, nếu chăm sóc tốt, bình quân 1 công nhãn mỗi năm cho 1 tấn trái. Với 3 ha nhãn gồm cây lâu năm (nhãn cổ) và cây mới trồng, năm nào ông cũng thu hoạch từ 20 – 30 tấn trái. Cây nhãn càng lâu năm năng suất càng cao, nhất là từ năm thứ năm, thứ sáu. Đặc biệt sản lượng năm 2018 và 2019 lên đến 30 tấn, bán với giá dao động từ 25.000 – 50.000đ/kg, thu nhập trên dưới 1 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hồng Tiến giới thiệu chùm nhãn xuồng cơm vàng. |
Theo kế hoạch của huyện, đến năm 2020 diện tích vườn cây ăn trái sẽ tăng lên 4.000 ha, chủ yếu được chuyển đổi từ cây mía.
Riêng tại xã An Thạnh I, xã đầu tiên của huyện được công nhận Nông thôn mới có diện tích trồng cây ăn trái là 1.262 ha, trong đó cây nhãn chiếm 150 ha, gồm nhãn da bò 50%, còn lại là nhãn xuồng cơm vàng, nhãn Ido và thanh nhãn.
Một trong những người trồng nhãn đạt hiệu quả cao nhất ở ấp An Trung A, xã An Thạnh I là ông Nguyễn Hồng Tiến (Tám Tiến), 50 tuổi. Hiện ông có 3 ha vườn trồng nhãn, đa số là nhãn xuồng cơm vàng và nhãn da bò. Gần đây do nhãn da bò bị bệnh chổi rồng nên ông đã lần lượt thay thế bằng nhãn Ido và thanh nhãn.
Hiện giống nhãn Ido được coi là cây chủ lực của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Tuy nhiên ông Tám Tiến vẫn nặng lòng với giống nhãn xuồng cơm vàng vì theo ông, nhãn xuồng tuy thưa trái, sản lượng không cao bằng các loại khác nhưng cơm dầy, ráo nước, ngọt thanh, nhẹ nên được nhiều người ưa chuộng, giá thị trường bao giờ cũng cao hơn các loại nhãn khác, nhất là đầu vụ và cuối vụ, hàng khan hiếm, có lúc lên tới 50.000 - 70.000đ/kg.
Vườn nhãn cổ của ông Nguyễn Hồng Tiến. |
Bí quyết thành công của ông là chọn cây giống khỏe mạnh, kế đến là đất phải khô ráo, dễ thoát nước. Ngoài ra ông còn chú ý đến việc bón phân, tưới tiêu, trừ sâu bệnh cho đến lúc thu hoạch. Giai đoạn nào ông cũng tuân thủ các biện pháp kỹ thuật một cách nghiêm ngặt.
Sau khi thu hoạch, ông tiến hành cắt tỉa cành già, cành khô héo, bón thêm phân để cây đâm tược chờ mùa sau. Ngoài ra ông còn thành thạo về biện pháp xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn.
Đối với những cây nhãn kém chất lượng hoặc già cỗi, thay vì đốn bỏ, ông cắt nhánh, đợi cho cây ra chồi, ông ghép vào giống nhãn chất lượng cao như Ido hoặc thanh nhãn, tạo ra một cây nhãn hoàn toàn mới nhưng gốc cũ. Nhờ vậy mà cây phát triển rất nhanh, rút ngắn được thời gian nuôi trồng.
Vào những ngày này, bước vào vườn nhãn của ông ai cũng ngỡ ngàng vì cây trồng ngay hàng thẳng lối, hàng nối hàng, trái oằn sai. Ông cho biết mùa thuận của cây nhãn bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch. Mùa này giá thấp hơn mùa nghịch. Để bán được giá cao, ông thường xử lý cho một số cây ra hoa rải vụ, thay vì ra hoa đồng loạt.
Các thương lái thu mua nhãn tại vườn. |
Bà Lê Thị Thùy Linh, cán bộ xã An Thạnh I cho biết, ông Nguyễn Hồng Tiến là một nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền. Hiện vườn nhãn của ông đã được chính quyền địa phương và ngành du lịch chọn làm vườn kiểu mẫu để phát triển du lịch cộng đồng. Chính nhờ vậy mà ông đã tích cực chăm sóc vườn nhãn, tạo nên một không gian quyến rũ để sẵn sàng đón du khách.
0 nhận xét: