Mạnh dạn đầu tư trồng mãng cầu xiêm với diện tích 4,5 ha, chỉ sau 2 năm, ông Nguyễn Văn Hận (ngụ ấp 7, xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, Cần Thơ) thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Trước kia, ông Hận (64 tuổi) đã trồng nhiều loại cây ăn trái khác nhau nhưng hiệu quả không cao. Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về cây mãng cầu xiêm, đầu năm 2016, ông quyết định đầu tư cải tạo toàn bộ khu đất rộng 4,5 ha, tiến hành đào mương, lên bờ trồng mãng cầu xiêm.
Theo ông Hận, mãng cầu xiêm tuy dễ trồng, thích nghi với biến đổi khí hậu nhưng dễ bị sâu bệnh, trái rụng nhiều hoặc đèo đẹt làm ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy, ông thường xuyên học hỏi qua các buổi tập huấn do ngành khuyến nông huyện tổ chức để có kinh nghiệm khắc phục những khó khăn ban đầu. Ông chia sẻ, mãng cầu xiêm thích đất cao ráo, có mương thoát nước. Khi xử lý phân, thuốc phải tuân thủ quy tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng loại, đúng liều, đúng cách).
“Muốn cây cho trái đẹp, bóng bẩy, đầy đặn thì phải bao túi lưới để côn trùng không xâm hại. Đặc biệt, muốn mãng cầu cho trái sai, no tròn, phải áp dụng đúng kỹ thuật thụ phấn bổ sung bằng tay. Đây là công đoạn đòi hỏi công phu, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian nhất”, ông Hận nói và cho biết với diện tích vườn rộng lớn như trên, để đảm bảo chăm sóc đúng kỹ thuật, ông phải hợp đồng với 6 lao động thường xuyên.
Mãng cầu xiêm được ông Hận trồng bằng hạt, sau 2 năm cây bắt đầu cho trái. Kể từ năm thứ 4 trở đi năng suất mới cao, bình quân mỗi cây cho 30 - 40 kg/năm. Hiện trong vườn ông Hận có 4.000 cây đang cho trái, thu hoạch quanh năm, mùa nắng cũng như mùa mưa đều có thương lái đến tận vườn mua.
Năm 2018, ông thu hoạch 200 tấn trái mãng cầu, bán tại vườn với giá 10.000 - 15.000 đồng/kg, tổng thu nhập trên 2 tỉ đồng, sau khi trừ các khoản chi phí, còn lãi khoảng 1 tỉ đồng. Ông cho biết cách đây 2 năm mãng cầu xiêm có giá 30.000 đồng/kg, nay tuy hạ giá nhưng người trồng vẫn có lời so với các loại cây ăn trái khác. Ngoài bán trái, ông Hận còn chế biến trà mãng cầu, mứt mãng cầu để tăng thêm thu nhập.
Bà Nguyễn Thị Thu Sương, cán bộ khuyến nông xã Thới Hưng, cho biết thế mạnh của mãng cầu xiêm là sản phẩm không chỉ tiêu dùng ở địa phương mà còn được thương lái đưa đến TP.HCM và các thành phố lớn khác nên người trồng rất yên tâm. Để bà con phát triển mô hình, Hội Nông dân xã Thới Hưng đã thành lập hợp tác xã trồng mãng cầu xiêm và từng bước xây dựng thương hiệu, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn phục vụ cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập.
Riêng mô hình trồng mãng cầu xiêm của ông Hận được bà Thu Sương đánh giá là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao, được hội nông dân hỗ trợ sản xuất và nhân rộng nhằm giúp địa phương thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy phát triển kinh tế; đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả hơn.
Ông Hận giới thiệu những trái mãng cầu đầy đặn do ông chăm sóc. |
Theo ông Hận, mãng cầu xiêm tuy dễ trồng, thích nghi với biến đổi khí hậu nhưng dễ bị sâu bệnh, trái rụng nhiều hoặc đèo đẹt làm ảnh hưởng đến chất lượng. Vì vậy, ông thường xuyên học hỏi qua các buổi tập huấn do ngành khuyến nông huyện tổ chức để có kinh nghiệm khắc phục những khó khăn ban đầu. Ông chia sẻ, mãng cầu xiêm thích đất cao ráo, có mương thoát nước. Khi xử lý phân, thuốc phải tuân thủ quy tắc 4 đúng (đúng lúc, đúng loại, đúng liều, đúng cách).
“Muốn cây cho trái đẹp, bóng bẩy, đầy đặn thì phải bao túi lưới để côn trùng không xâm hại. Đặc biệt, muốn mãng cầu cho trái sai, no tròn, phải áp dụng đúng kỹ thuật thụ phấn bổ sung bằng tay. Đây là công đoạn đòi hỏi công phu, tỉ mỉ và mất nhiều thời gian nhất”, ông Hận nói và cho biết với diện tích vườn rộng lớn như trên, để đảm bảo chăm sóc đúng kỹ thuật, ông phải hợp đồng với 6 lao động thường xuyên.
Mãng cầu xiêm được ông Hận trồng bằng hạt, sau 2 năm cây bắt đầu cho trái. Kể từ năm thứ 4 trở đi năng suất mới cao, bình quân mỗi cây cho 30 - 40 kg/năm. Hiện trong vườn ông Hận có 4.000 cây đang cho trái, thu hoạch quanh năm, mùa nắng cũng như mùa mưa đều có thương lái đến tận vườn mua.
Chủ tịch Hội Nông dân TP Cần Thơ đến thăm mô hình trồng mãng cầu của ông Hận. |
Bà Nguyễn Thị Thu Sương, cán bộ khuyến nông xã Thới Hưng, cho biết thế mạnh của mãng cầu xiêm là sản phẩm không chỉ tiêu dùng ở địa phương mà còn được thương lái đưa đến TP.HCM và các thành phố lớn khác nên người trồng rất yên tâm. Để bà con phát triển mô hình, Hội Nông dân xã Thới Hưng đã thành lập hợp tác xã trồng mãng cầu xiêm và từng bước xây dựng thương hiệu, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm an toàn phục vụ cho người tiêu dùng, nâng cao thu nhập.
Riêng mô hình trồng mãng cầu xiêm của ông Hận được bà Thu Sương đánh giá là một trong những mô hình mang lại hiệu quả cao, được hội nông dân hỗ trợ sản xuất và nhân rộng nhằm giúp địa phương thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thúc đẩy phát triển kinh tế; đồng thời góp phần xây dựng nông thôn mới ngày càng hiệu quả hơn.
Huyện Cờ Đỏ hiện có hơn 240ha mãng cầu xiêm. Trong đó, diện tích chủ yếu ở xã Thới Hưng với 226ha, chiếm trên 93% diện tích trồng mãng cầu toàn huyện. Sản lượng trung bình đạt trên 5.000 tấn/năm.
0 nhận xét: