Sầu riêng được trồng bằng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel, trong quá trình canh tác chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học mà không sử dụng phân hóa học… là kỹ thuật mà ông Võ Văn Em (xã Long Kiến, Chợ Mới) đã áp dụng trên vườn sầu riêng rộng 10ha của gia đình.
Tuy mới triển khai trong thời gian gần đây, nhưng mô hình sản xuất mới này đã giúp gia đình ông thu nhập khoảng 180 triệu đồng/năm.
Cách đây hơn 10 năm, do “ngán ngẩm” với cây xoài và bưởi, vì giá cả không ổn định, thường xuyên bị sâu bệnh gây hại nên ông Võ Văn Em chuyển sang canh tác cây dừa dứa. Sau khi đến Bến Tre tìm mua dừa giống, ông Em mua thêm 3 cây sầu riêng giống RI6 và Mongthon về trồng. Sau thời gian chăm sóc, sầu riêng bắt đầu cho trái; các giống sầu riêng này đều có thịt dày, hạt lép, thơm ngon… địa phương chưa ai trồng. Nhận thấy đây là loại cây trồng có tiềm năng nên ông Em quyết định chuyển đổi 40 công đất của gia đình sang trồng sầu riêng.
Trồng sầu riêng ở Chợ Mới là chuyện “chỉ có ông Em dám nghĩ tới”, nhưng trồng sầu riêng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel là chuyện chưa ai dám làm. Ông Em cho biết, khoảng năm 2013, ông được tiếp cận với công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel ở tỉnh Bình Dương, nhưng ông vẫn chưa mặn mà.
“Khi tham quan mô hình ở tỉnh Bình Dương, tôi chưa quan tâm. Vì quốc gia Israel luôn thiếu nước nên phải tưới nhỏ giọt, chứ miền Tây Nam Bộ của mình đâu có thiếu nước để tưới. Khi cần bơm nước vào ao là có thể tưới thoải mái. Đến năm 2018, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) mở lớp tập huấn kỹ thuật này, tại đây tôi được nghe các chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, thấy hợp lý nên tôi bắt đầu triển khai trên diện tích sầu riêng của gia đình mình”.
Theo lý giải của ông Em, sầu riêng nếu trồng bằng phương pháp thông thường, khi tưới sẽ tạo 1 lớp hồ trên đất. Lớp hồ này vô tình ngăn cản rễ hấp thụ ô-xy nên cây sinh trưởng và phát triển yếu. Nếu cây sầu riêng sinh trưởng yếu, dịch bệnh dễ dàng tấn công, từ đó chi phí chăm sóc sẽ nhiều hơn. Ngược lại, sử dụng công nghệ tưới của Israel, nước và chất dinh dưỡng được đưa thẳng vào bộ rễ, cây hấp thu chất dinh dưỡng tốt nên sinh trưởng và phát triển mạnh, sức đề kháng cao, hạn chế được sâu bệnh phá hoại, tiết kiệm chi phí canh tác.
“Nếu so sánh về chi phí sản xuất và công lao động từ đầu vụ đến lúc thu hoạch, trồng sầu riêng bằng công nghệ Israel giảm khoảng 50% so với canh tác thông thường” - ông Em nhấn mạnh.
Ngoài sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, trong quá trình canh tác, ông Em chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học mà không dùng thuốc hóa học nên rất thân thiện với môi trường; đồng thời tạo ra nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, không như nhiều nhà vườn khác, sầu riêng của gia đình ông Em chỉ thu hoạch khi đã chín và rụng nên người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng.
“Hiện nay, gia đình tôi có khoảng 10 công sầu riêng đã và đang vào vụ thu hoạch. Vụ vừa rồi, do bận công việc gia đình, thời gian chăm sóc không nhiều nên gia đình tôi chỉ thu lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng. Vụ này, tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu và chăm sóc kỹ hơn nên sầu riêng cho trái to, đẹp hơn. Bình quân mỗi cây khoảng 40 trái, trọng lượng mỗi trái từ 1-5kg, bán với giá 80.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình tôi thu lãi khoảng 180 triệu đồng” - ông Em chia sẻ.
Theo ông Em, nhờ nắm vững kỹ thuật sản xuất nên ông có thể xử lý sầu riêng cho ra hoa và thu hoạch trước thời điểm chính vụ từ 1-2 tháng. Do đó, sầu riêng của ông bán được giá cao hơn, giảm được rủi ro do thời tiết mưa nhiều của tháng 4-5 (âm lịch).
Thấy được hiệu quả từ mô hình của ông Em, nhiều nông dân lân cận bắt đầu cải tạo đất, lập vườn trồng sầu riêng, trong đó có gia đình anh Lê Minh Cường, trồng sầu riêng trên diện tích 1,8ha. Theo anh Cường, mặc dù chi phí đầu tư cao, nhưng nếu nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ thì nông dân sẽ thu hồi vốn trong vụ thu hoạch đầu tiên.
Khi thị trường ngày càng “khó tính” với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là những loại cây ăn trái do việc sử dụng chất bảo quản, chất kích thích… thì mô hình trồng sầu riêng sạch của gia đình ông Võ Văn Em cũng như nhiều hộ dân khác trên địa bàn xã Long Kiến đã mở ra hướng đi mới trong việc chuyển đổi cây trồng ở địa phương.
Ông Võ Văn Em dự định thời gian tới sẽ mở rộng diện tích trồng sầu riêng sạch lên 10ha, đồng thời hỗ trợ nông dân canh tác lân cận khi có nhu cầu, cũng như xây dựng thương hiệu cho sầu riêng của xã Long Kiến.
Vườn sầu riêng áp dụng mô hình sản xuất mới của ông Võ Văn Em (xã Long Kiến, Chợ Mới). |
Canh tác sầu riêng sạch
Cách đây hơn 10 năm, do “ngán ngẩm” với cây xoài và bưởi, vì giá cả không ổn định, thường xuyên bị sâu bệnh gây hại nên ông Võ Văn Em chuyển sang canh tác cây dừa dứa. Sau khi đến Bến Tre tìm mua dừa giống, ông Em mua thêm 3 cây sầu riêng giống RI6 và Mongthon về trồng. Sau thời gian chăm sóc, sầu riêng bắt đầu cho trái; các giống sầu riêng này đều có thịt dày, hạt lép, thơm ngon… địa phương chưa ai trồng. Nhận thấy đây là loại cây trồng có tiềm năng nên ông Em quyết định chuyển đổi 40 công đất của gia đình sang trồng sầu riêng.
Trồng sầu riêng ở Chợ Mới là chuyện “chỉ có ông Em dám nghĩ tới”, nhưng trồng sầu riêng sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel là chuyện chưa ai dám làm. Ông Em cho biết, khoảng năm 2013, ông được tiếp cận với công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel ở tỉnh Bình Dương, nhưng ông vẫn chưa mặn mà.
“Khi tham quan mô hình ở tỉnh Bình Dương, tôi chưa quan tâm. Vì quốc gia Israel luôn thiếu nước nên phải tưới nhỏ giọt, chứ miền Tây Nam Bộ của mình đâu có thiếu nước để tưới. Khi cần bơm nước vào ao là có thể tưới thoải mái. Đến năm 2018, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) mở lớp tập huấn kỹ thuật này, tại đây tôi được nghe các chuyên gia nông nghiệp hướng dẫn, giải thích cặn kẽ, thấy hợp lý nên tôi bắt đầu triển khai trên diện tích sầu riêng của gia đình mình”.
Với giá bán từ 70.000 đồng đến 80.000 đồng/kg, lãi gần gấp đôi so với trồng sầu riêng theo phương pháp truyền thống. |
“Nếu so sánh về chi phí sản xuất và công lao động từ đầu vụ đến lúc thu hoạch, trồng sầu riêng bằng công nghệ Israel giảm khoảng 50% so với canh tác thông thường” - ông Em nhấn mạnh.
Ngoài sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, trong quá trình canh tác, ông Em chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học mà không dùng thuốc hóa học nên rất thân thiện với môi trường; đồng thời tạo ra nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, không như nhiều nhà vườn khác, sầu riêng của gia đình ông Em chỉ thu hoạch khi đã chín và rụng nên người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng.
Mặc dù giá bán cao, nhưng sầu riêng hữu cơ được người tiêu dùng khá ưa chuộng. |
Lợi nhuận cao
“Hiện nay, gia đình tôi có khoảng 10 công sầu riêng đã và đang vào vụ thu hoạch. Vụ vừa rồi, do bận công việc gia đình, thời gian chăm sóc không nhiều nên gia đình tôi chỉ thu lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng. Vụ này, tôi dành nhiều thời gian để nghiên cứu và chăm sóc kỹ hơn nên sầu riêng cho trái to, đẹp hơn. Bình quân mỗi cây khoảng 40 trái, trọng lượng mỗi trái từ 1-5kg, bán với giá 80.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, gia đình tôi thu lãi khoảng 180 triệu đồng” - ông Em chia sẻ.
Theo ông Em, nhờ nắm vững kỹ thuật sản xuất nên ông có thể xử lý sầu riêng cho ra hoa và thu hoạch trước thời điểm chính vụ từ 1-2 tháng. Do đó, sầu riêng của ông bán được giá cao hơn, giảm được rủi ro do thời tiết mưa nhiều của tháng 4-5 (âm lịch).
Thấy được hiệu quả từ mô hình của ông Em, nhiều nông dân lân cận bắt đầu cải tạo đất, lập vườn trồng sầu riêng, trong đó có gia đình anh Lê Minh Cường, trồng sầu riêng trên diện tích 1,8ha. Theo anh Cường, mặc dù chi phí đầu tư cao, nhưng nếu nắm bắt được kỹ thuật, công nghệ thì nông dân sẽ thu hồi vốn trong vụ thu hoạch đầu tiên.
Anh Cường thấy được hiệu quả trồng sầu riêng cũng nhân rộng mô hình. |
Ông Võ Văn Em dự định thời gian tới sẽ mở rộng diện tích trồng sầu riêng sạch lên 10ha, đồng thời hỗ trợ nông dân canh tác lân cận khi có nhu cầu, cũng như xây dựng thương hiệu cho sầu riêng của xã Long Kiến.
0 nhận xét: