Gia đình ông Đinh Minh Dự ở thôn Tiến Hóa 2, xã Hồng Hóa là một trong những hộ đầu tiên ở Minh Hóa, Quảng Bình đưa cây dứa vào trồng theo quy mô trang trại.
Dưới cái nắng như đổ lửa, vợ chồng ông Dự vẫn cần mẫn chăm sóc đồi dứa sắp đến kỳ thu hoạch. Hai bên đồi dứa của gia đình là rừng kinh tế của các hộ dân đã gần 3 năm tuổi. Ông Dự cho biết, trước đây, gia đình ông cũng trồng rừng kinh tế, bán một vụ được hơn 20 triệu đồng.
Năm 2017, sau khi bị thiệt hại nặng do cơn bão số 10, ông Dự quyết định chuyển qua trồng cây dứa. Mới đầu, ông trồng 4.000 cây. Ông vào tận Quảng Nam mua hết 8.000.000 đồng tiền giống. Ông tâm sự, trước đây, ông thường vào Quảng Nam làm thuê, thấy bà con trồng dứa rất phát triển, nhiều nhà có thu nhập cao từ loại cây trồng này, nên ông đã quyết định đưa về trồng trên đất của gia đình.
Thời gian đầu, gia đình ông ai cũng can ngăn, nên ông trồng với số lượng ít và chỉ trồng mà không bón phân, không đầu tư chăm sóc nhiều. Vậy mà vụ đầu tiên gia đình ông Dự bán được 35 triệu tiền dứa. Vui mừng trước kết quả bất ngờ, gia đình ông Dự quyết định cải tạo toàn bộ số đất trồng rừng kinh tế để mở rộng diện tích trồng dứa.
Đồng thời, ông tích cực học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây từ sách báo, vừa làm vừa tự rút ra kinh nghiệm. Hiện nay, gia đình ông đã trồng được 1,5 vạn cây. Vụ thứ hai này, vợ chồng ông đầu tư bón phân, làm cỏ, nên dứa phát triển tốt, đẻ nhánh nhiều và cho quả đều.
Ông Dự phấn khởi nói, nhờ đầu mùa có mưa nên cây dứa phát triển tốt, chưa đến một tháng nữa là dứa sẽ cho thu hoạch, mấy ngày nay, thời tiết nắng nóng nhưng vẫn không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả vì cây dứa trữ nước rất tốt. Đã có nhiều thương lái đến để đặt hàng, giá bán tại vườn bình quân sẽ từ 5.000đ-6.000đ/quả.
Sau khi thu hoạch hết quả, ông sẽ bán cây giống dứa với giá 1.000đ/cây. Nhẩm tính vụ dứa này thuận lợi, tgia đình ông Dự sẽ bán được trên 75 triệu đồng, chưa kể tiền bán cây giống, trừ chi phí phân bón, lợi nhuận thu về trên 65 triệu đồng.
Ông Dự chia sẻ:“Trồng dứa chi phí thấp, ít bón phân, không phải tưới nước, chủ yếu là tập trung công sức để trồng, làm cỏ, thu hoạch. Gia đình có sẵn đất, tự túc được giống nên năm sau sẽ tiếp tục trồng mới".Hiện nay, ông Dự rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cây giống nếu người dân trong huyện có nhu cầu phát triển cây dứa để xóa đói giảm nghèo.
Mạnh dạn đưa cây dứa về trồng trên đất đồi dốc, thành công từ trồng dứa đã giúp gia đình ông Dự có nguồn thu và có được một hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đây là mô hình có thể nhân rộng tại huyện Minh Hóa, bởi hiện nay, nhiều nông dân vẫn đang loay hoay tìm hướng đi xóa đói giảm nghèo và mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân đang là bài toán nan giải đối với nhiều địa phương trong huyện.
Vườn dứa của gia đình ông Dự đang vào kỳ thu hoạch. |
Năm 2017, sau khi bị thiệt hại nặng do cơn bão số 10, ông Dự quyết định chuyển qua trồng cây dứa. Mới đầu, ông trồng 4.000 cây. Ông vào tận Quảng Nam mua hết 8.000.000 đồng tiền giống. Ông tâm sự, trước đây, ông thường vào Quảng Nam làm thuê, thấy bà con trồng dứa rất phát triển, nhiều nhà có thu nhập cao từ loại cây trồng này, nên ông đã quyết định đưa về trồng trên đất của gia đình.
Thời gian đầu, gia đình ông ai cũng can ngăn, nên ông trồng với số lượng ít và chỉ trồng mà không bón phân, không đầu tư chăm sóc nhiều. Vậy mà vụ đầu tiên gia đình ông Dự bán được 35 triệu tiền dứa. Vui mừng trước kết quả bất ngờ, gia đình ông Dự quyết định cải tạo toàn bộ số đất trồng rừng kinh tế để mở rộng diện tích trồng dứa.
Đồng thời, ông tích cực học hỏi kỹ thuật trồng, chăm sóc cây từ sách báo, vừa làm vừa tự rút ra kinh nghiệm. Hiện nay, gia đình ông đã trồng được 1,5 vạn cây. Vụ thứ hai này, vợ chồng ông đầu tư bón phân, làm cỏ, nên dứa phát triển tốt, đẻ nhánh nhiều và cho quả đều.
Ông Dự thành công nhờ mạnh dạn đưa cây dứa về trồng trên đất đồi dốc. |
Sau khi thu hoạch hết quả, ông sẽ bán cây giống dứa với giá 1.000đ/cây. Nhẩm tính vụ dứa này thuận lợi, tgia đình ông Dự sẽ bán được trên 75 triệu đồng, chưa kể tiền bán cây giống, trừ chi phí phân bón, lợi nhuận thu về trên 65 triệu đồng.
Ông Dự chia sẻ:“Trồng dứa chi phí thấp, ít bón phân, không phải tưới nước, chủ yếu là tập trung công sức để trồng, làm cỏ, thu hoạch. Gia đình có sẵn đất, tự túc được giống nên năm sau sẽ tiếp tục trồng mới".Hiện nay, ông Dự rất nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cây giống nếu người dân trong huyện có nhu cầu phát triển cây dứa để xóa đói giảm nghèo.
Mạnh dạn đưa cây dứa về trồng trên đất đồi dốc, thành công từ trồng dứa đã giúp gia đình ông Dự có nguồn thu và có được một hướng phát triển kinh tế phù hợp. Đây là mô hình có thể nhân rộng tại huyện Minh Hóa, bởi hiện nay, nhiều nông dân vẫn đang loay hoay tìm hướng đi xóa đói giảm nghèo và mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân đang là bài toán nan giải đối với nhiều địa phương trong huyện.
0 nhận xét: