Theo số liệu của Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn, diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP khoảng 11,5 nghìn ha, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã cấp 18 mã số vườn trồng cho 394 hộ gia đình tại các xã: Hồng Giang, Giáp Sơn, Tân Mộc, Biên Sơn, Tân Quang, Tân Sơn và Kiên Lao sản xuất vải thiều xuất khẩu vào thị trường Mỹ, với tổng diện tích 217,89 ha.
Người trồng vải thôn Muối, xã Giáp Sơn bên vườn vải sai trĩu quả.
Cùng với đó, UBND huyện đã chỉ đạo ngành chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương các xã quy hoạch, cấp chứng nhận sản xuất vải thiều áp dụng đúng quy trình VietGAP cho 11,5 nghìn ha. Dự báo, sản lượng vải thiều toàn huyện năm nay đạt hơn 94 nghìn tấn, trong đó có khoảng 12,5 nghìn tấn vải chín sớm.
Năm nay, ngoài tiêu thụ quả tươi, xuất khẩu sang Trung Quốc, UBND huyện định hướng các doanh nghiệp, hợp tác xã đẩy mạnh chế biến vải thiều tại chỗ bằng các hình thức đóng hộp, ép nước, sấy khô. Đồng thời, tạo điều kiện cho các DN, HTX đến thu mua, mở rộng thị trường xuất khẩu vào Mỹ, Anh, Pháp, Australia, Hà Lan, Dubai và ASEAN.
Theo UBND huyện Lục Ngạn, sản lượng vải thiều của huyện năm 2019 đạt khoảng 80.000 tấn, thời gian thu hoạch dự kiến từ 20/5. Để đảm bảo chất lượng vải thiều của mùa vụ năm nay, UBND huyện tập trung chỉ đạo hướng dẫn, khuyến cáo nhân dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vải thiều an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap; tổ chức kiểm tra giám sát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Cán bộ huyện đi kiểm tra thực tế tình hình sản xuất vải thiều tại xã Tân Mộc, huyện Lục Ngạn.
UBND huyện Lục Ngạn hiện cũng đang tập trung tuyên truyền, xúc tiến thương mại vụ vải thiều năm 2019, chuẩn bị các điều kiện đón các thương nhân, doanh nghiệp đến thu mua, chế biến, tiêu thụ vải thiều được thuận lợi.
0 nhận xét: