Đề tài: “Khai thác và phát triển nguồn gen cam Mật Hiền Ninh, tỉnh Quảng Bình” do nhóm nghiên cứu tại Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Quảng Bình, đứng đầu là ThS. Nguyễn Thị Thanh Tình thực hiện. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần phát triển, mở rộng diện tích và nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất cây cam Mật Hiền Ninh tại Quảng Bình.
Cam mật Hiền Ninh là giống cam nổi tiếng ở Quảng Bình, được trồng lâu đời tại thôn Cổ Hiền, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh. Với nhiều đặc điểm quý như vị ngọt đậm, tép màu vàng cam, nhiều nước… Cây cam Mật Hiền Ninh là nguồn gen cây ăn quả có múi chủ lực của huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy nói riêng và tỉnh Quảng Bình nói chung. Do hiệu quả kinh tế thu được cao hơn so với nhiều cây trồng khác trong vùng nên nguồn gen này đã được các địa phương quan tâm bảo tồn và phát triển, mở rộng diện tích trồng.
Tuy nhiên, do được trồng lâu năm mà không có sự chọn lọc phục tráng giống, với kỹ thuật trồng trọt theo kinh nghiệm là chính nên nguồn gen này đã có biểu hiện thoái hóa giống, nhiễm sâu bệnh nặng, suy giảm năng suất và chất lượng… có nguy cơ mất giống nếu không có những biện pháp nhằm khai thác và phát triển hợp lý.
Cam Mật Hiền Ninh là nguồn gen cây có múi quý, không những có giá trị kinh tế cao mà còn có giá trị tinh thần đối với đồng bào các dân tộc tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình). Ở giai đoạn chưa cho quả, cam Mật Hiền Ninh xuất hiện 4 đợt lộc/năm, cây đã cho quả chủ yếu có 3 đợt lộc/năm (xuân, hè, thu). Thời gian xuất hiện hoa của cam Mật bắt đầu từ 21 - 26/2 và kết thúc nở hoa vào khoảng 16 - 20/3. Quả cam Mật có hình cầu, vỏ quả có màu xanh đến xanh vàng, tép quả màu vàng cam; trọng lượng trung bình quả đạt xấp xỉ 200g/quả; độ Brix đạt 10,4 đến 10,6%.
Từ các vùng sản xuất tập trung, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn được 8 cây đầu dòng cam Mật, tất cả các cây đầu dòng đều có khả năng sinh trưởng tốt, cho năng suất cao và ổn định qua các năm. Từ nguồn cây đầu dòng, các nhà khoa học đã tạo được 16 cây S0 và xây dựng được vườn cây mẹ. Vườn cây mẹ có khả năng sinh trưởng tốt và có kết quả âm tính với 2 loại bệnh nguy hiểm là Greening và Tristeza. Từ vườn cây mẹ sạch bệnh, nhóm nghiên cứu đã nhân giống được 2000 cây S2 phục vụ công tác mở rộng diện tích.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cây cam Mật ghép trên các loại gốc ghép: bưởi chua, cam voi và chanh ta đều có khả năng sinh trưởng khá tốt trong giai đoạn vườn ươm. Tỷ lệ cây xuất vườn ở các công thức thí nghiệm đều đạt khá cao từ 78,33 đến 82,67%. Cây cam Mật ghép vụ hè, thu có tỷ lệ bật mầm, khả năng sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn đạt cao hơn vụ đông và cây ghép theo phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ sinh trưởng đồng đều hơn phương pháp ghép nối ngọn.
Các công thức bón phân sử dụng có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao khả năng đậu quả và năng suất cho giống cam Mật so với công thức đối chứng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật đã có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao khả năng sinh trưởng, tỷ lệ đậu quả, năng suất và chất lượng giống cam Mật Hiền Ninh tại Quảng Bình. Cây trong các mô hình sinh trưởng không có dấu hiệu của sâu bệnh hại nguy hiểm, năng suất đạt cao hơn đối chứng từ 30-41%.
Giống cam Mật Hiền Ninh trong mô hình có khả sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái tại huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Sau trồng 21 tháng, giống cam Mật trồng ở huyện Lệ Thủy có chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đạt tương ứng là 151,10 cm; 3,82 cm và 118,07 cm; ở huyện Quảng Ninh là 163,62 cm; 4,06 cm và 123,37 cm.
Cam mật Hiền Ninh nhiều tiềm năng để có thể được bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong tương lai. |
Tuy nhiên, do được trồng lâu năm mà không có sự chọn lọc phục tráng giống, với kỹ thuật trồng trọt theo kinh nghiệm là chính nên nguồn gen này đã có biểu hiện thoái hóa giống, nhiễm sâu bệnh nặng, suy giảm năng suất và chất lượng… có nguy cơ mất giống nếu không có những biện pháp nhằm khai thác và phát triển hợp lý.
Cam Mật Hiền Ninh là nguồn gen cây có múi quý, không những có giá trị kinh tế cao mà còn có giá trị tinh thần đối với đồng bào các dân tộc tại huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình). Ở giai đoạn chưa cho quả, cam Mật Hiền Ninh xuất hiện 4 đợt lộc/năm, cây đã cho quả chủ yếu có 3 đợt lộc/năm (xuân, hè, thu). Thời gian xuất hiện hoa của cam Mật bắt đầu từ 21 - 26/2 và kết thúc nở hoa vào khoảng 16 - 20/3. Quả cam Mật có hình cầu, vỏ quả có màu xanh đến xanh vàng, tép quả màu vàng cam; trọng lượng trung bình quả đạt xấp xỉ 200g/quả; độ Brix đạt 10,4 đến 10,6%.
Vườn cam mật ở Lệ Thủy cho bình quân năng suất đạt khoảng 30kg quả/cây. |
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cây cam Mật ghép trên các loại gốc ghép: bưởi chua, cam voi và chanh ta đều có khả năng sinh trưởng khá tốt trong giai đoạn vườn ươm. Tỷ lệ cây xuất vườn ở các công thức thí nghiệm đều đạt khá cao từ 78,33 đến 82,67%. Cây cam Mật ghép vụ hè, thu có tỷ lệ bật mầm, khả năng sinh trưởng và tỷ lệ xuất vườn đạt cao hơn vụ đông và cây ghép theo phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ sinh trưởng đồng đều hơn phương pháp ghép nối ngọn.
Các công thức bón phân sử dụng có tác dụng rõ rệt trong việc nâng cao khả năng đậu quả và năng suất cho giống cam Mật so với công thức đối chứng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Sau khi phục tráng thành công, một số địa phương đã phát triển diện tích cây cam mật Hiền Ninh. |
Giống cam Mật Hiền Ninh trong mô hình có khả sinh trưởng tốt trong điều kiện sinh thái tại huyện Lệ Thủy và Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Sau trồng 21 tháng, giống cam Mật trồng ở huyện Lệ Thủy có chiều cao cây, đường kính gốc và đường kính tán đạt tương ứng là 151,10 cm; 3,82 cm và 118,07 cm; ở huyện Quảng Ninh là 163,62 cm; 4,06 cm và 123,37 cm.
0 nhận xét: