Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Xoài xuất sang Hoa Kỳ giá cao gấp nhiều lần

Sau nhiều năm nỗ lực, phấn đấu để đạt được các tiêu chuẩn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đưa ra, xoài cát Hòa Lộc của Hội Làm vườn An Sơn Bảy Núi (xã An Hảo, Tịnh Biên), Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Bến Bà Chi (xã Lê Trì, Tri Tôn) đã xuất khẩu vào được thị trường Hoa Kỳ.
trái cây An Giang, đặc sản An Giang, trái cây miền Tây, trái cây miệt vườn, xoài cát hòa lộc, xoài keo, xoài Bình Phước Xuân, xoài Chợ Mới, xoài Bảy Núi, xoài An Hảo, xoài Tịnh Biên, xoài Bến Bà Chi, xoài Lê Trì, xoài Tri Tôn, xoài An Giang, xoài miền Tây, xoài xuất khẩu
Để trái xoài xuất được sang Hoa Kỳ, người trồng phải tiến hành bao trái.

Tiêu chuẩn nhập khẩu vào các nước


Xoài cát Hòa Lộc xuất sang Hoa Kỳ, giá cao gấp nhiều lần thị trường nội địa. Cụ thể, giá 1 thùng xoài cát Hòa Lộc 12 trái tại Hoa Kỳ có giá từ 50 - 70 USD. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay xoài của Việt Nam đã xuất đến 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Con số này đang được nông dân, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước nâng lên từng ngày để trái xoài Việt Nam cùng với sản phẩm cá tra đến khắp “Năm châu bốn biển”. 

Tham vọng của nông dân trong tỉnh An Giang là xuất khẩu nông sản vào Hoa Kỳ, ngoài phục vụ người tiêu dùng bản địa, cá tra và trái xoài tươi còn phục vụ cộng đồng người Việt tại đây. Cá tra sang Hoa Kỳ được tẩm bột chiên, nấu canh chua, nướng, kho lạt chấm với xoài keo bằm. Tại Hoa Kỳ, nếu xoài keo dùng để ăn sống, chấm với món cá kho lạt thì xoài cát Hòa Lộc được người tiêu dùng nơi đây dùng để ăn tráng miệng, để đãi khách và làm quà tặng. 

Điều kiện chung để xuất xoài tươi vào thị trường Hoa Kỳ, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) yêu cầu phải có chuẩn kỹ thuật và có hệ thống truy nguyên nguồn gốc như: mã số vùng trồng (PUC), mã số cơ sở đóng gói (PHC), mã số nhà máy xử lý (TFC), nghĩa là vùng trồng, nhà đóng gói, nhà máy xử lý phải đạt chuẩn…” - bà Phan Thị Thu Hiền, Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch Thực vật sau nhập khẩu II, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thông tin.

Để trái xoài tươi vào được thị trường khó tính, thời gian qua, Cục Bảo vệ thực vật phối hợp các địa phương đã tiến hành xây dựng, quản lý vùng trồng xoài theo yêu cầu của các nước nhập khẩu. Trên địa bàn cả nước, cơ quan chức năng đã cấp 99 mã số vùng trồng phía Nam và 6 mã số vùng trồng phía Bắc để trái xoài xuất vào thị trường Hàn Quốc, Úc và New Zealand; 120 mã vùng trồng phục vụ cho việc xuất khẩu xoài sang thị trường Trung Quốc. Trái xoài khi xuất vào thị trường khó tính, ngoài chất lượng bên trong phải ngọt, thơm ngon, có hương vị đặc trưng thì cảm quan bên ngoài, trái xoài phải đẹp, không bị ruồi đục, hoặc da sần sùi.
trái cây An Giang, đặc sản An Giang, trái cây miền Tây, trái cây miệt vườn, xoài cát hòa lộc, xoài keo, xoài Bình Phước Xuân, xoài Chợ Mới, xoài Bảy Núi, xoài An Hảo, xoài Tịnh Biên, xoài Bến Bà Chi, xoài Lê Trì, xoài Tri Tôn, xoài An Giang, xoài miền Tây, xoài xuất khẩu
Trái xoài xuất khẩu phải đẹp, không bị ruồi đục, hoặc da sần sùi.

Thúc đẩy chuyển dịch


Để trái xoài xuất được vào các thị trường khó tính, nông dân phải tuân thủ quy trình trồng, hái trái, vận chuyển đưa đi xuất khẩu một cách rất nghiêm ngặt. Trong quá trình trồng, các thành viên của hợp tác xã phải được học các lớp tập huấn do Chi cục Bảo vệ thực vật hướng dẫn hoặc các cơ quan chứng nhận độc lập đến hợp tác xã tổ chức huấn luyện. Sau tập huấn, nếu đạt các yêu cầu thì cơ quan này này tiến hành cấp chứng chỉ VietGAP…” - ông Bùi Văn Quý, Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Bến Bà Chi thông tin.

Để sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, trong khu vực vườn trồng, nông dân phải trang bị sổ tay chất lượng (nhật ký canh tác), phải có nhà vệ sinh tự hoại, không nuôi gia súc, gia cầm; phải có nơi xử lý rác sinh hoạt, nơi bảo quản các vỏ chai thuốc, bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng và phải có tủ y tế. Ngoài ra, nông dân tuyệt đối không được sử dụng 6 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật phía USDA cấm sử dụng, đó là: “Acetamiprid, Cypermethrin, Carbendazim, Permethrine, Azoxystrobin, Difenoconazole. Ngoài 6 hoạt chất đó, trái xoài xuất đi thị trường Hoa Kỳ phải có trọng lượng từ 400g - 600gr. Xoài phải tiến hành bao trái để chống thiên địch xâm hại, tránh va đập…” - ông Nguyễn Hữu Thắng, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn An Sơn Bảy Núi chia sẻ.

Trái xoài tươi xuất được vào thị trường Hoa Kỳ đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra. Trái xoài tươi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã góp phần nâng cao đời sống của nông dân vùng Bảy Núi nói riêng và các địa phương trong tỉnh nói chung. Hiện toàn tỉnh có 10.000ha xoài và con số này đang tăng lên, bởi tính hiệu quả của trái xoài xuất khẩu.
trái cây An Giang, đặc sản An Giang, trái cây miền Tây, trái cây miệt vườn, xoài cát hòa lộc, xoài keo, xoài Bình Phước Xuân, xoài Chợ Mới, xoài Bảy Núi, xoài An Hảo, xoài Tịnh Biên, xoài Bến Bà Chi, xoài Lê Trì, xoài Tri Tôn, xoài An Giang, xoài miền Tây, xoài xuất khẩu
Trái xoài tươi xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ đã góp phần nâng cao đời sống của nông dân.
Nông dân trong tỉnh muốn tham gia trồng xoài xuất khẩu, điều kiện trước tiên là vùng đất đó phải nằm trong quy hoạch, được cơ quan nhà nước phê duyệt. Trong quá trình trồng, phải tuân thủ quy trình sản xuất do cơ quan chức năng ban hành. Hàng ngày phải ghi chép sổ tay chất lượng; vệ sinh vườn đảm bảo an toàn, không sử dụng những hoạt chất (thuốc bảo vệ thực vật) USDA cấm sử dụng; phải thuê tổ chức chứng nhận thực hiện việc đánh giá độc lập để cấp chứng nhận VietGAP và làm hồ sơ đăng ký với Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu II, trực thuộc Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để cơ quan này cấp mã code xuất khẩu…” - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Sĩ Lâm thông tin.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: