Năng suất kém, giá cả xuống thấp, không có người thu mua…người trồng mía ở huyện Thới Bình buộc phải xóa dần cây mía để chuyển đổi sang trồng và nuôi các loại cây, con khác.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng mía ở huyện Thới Bình bị giảm mạnh. Nếu trước đây, toàn huyện Thới Bình có diện tích đất trồng mía gần 2.000 ha, đến nay chỉ còn khoản 200 ha. Trong khi đó, mía nguyên liệu thường xuyên rớt giá, nhà máy đường đặt tại địa phương đóng cửa, không có đầu ra, không có người thu hoạch…là những nguyên nhân chủ yếu khiến cho diện tích mía mất dần để nhường chỗ cho các loại cây trồng, vật nuôi khác.
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình cho biết: Trong nhiều năm nay, giá mía không đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân, nên huyện đã lập quy hoạch chuyển một phần diện tích trồng mía sang sản xuất lúa - tôm, một phần khác trồng cây ăn trái và hoa màu.
Để giúp bà con nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả, huyện Thới Bình đã thực hiện dự án khoa học công nghệ, hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng chanh không hạt. Hiện tại, có 74 hộ tham gia dự án này, với diện tích khoảng 10 ha.
Chị Nguyễn Thị Thắm, ở ấp 8, xã Trí Lực, huyện Thới Bình cho biết: Thương lái thu mua mía với giá 500 đồng/kg, trong khi đó tiền thuê nhân công thu hoạch hết 300 đồng, người trồng chỉ còn 200 đồng thì làm sao có lời. Giá mía rẻ nên tôi tham gia dự án chuyển đổi sang trồng chanh không hạt. Khi tham gia dự án này, tôi được hỗ trợ toàn bộ về cây giống, phân thuốc, kỹ thuật. Hiện tại, cây chanh đang phát triển tốt sau 02 tháng trồng.
Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm: Cây chanh không hạt sẽ cho trái sau 02 năm trồng. Để người trồng chanh không còn lâm vào cảnh bấp bênh, luẩn quẩn tìm đầu ra cho sản phẩm, ngành chức năng huyện Thới Bình đã làm đầu mối để các doanh nghiệp xuất khẩu xuống tận nơi khảo sát, cung cấp cây giống và cam kết thu mua sản phẩm của người dân tham gia thực hiện dự án này.
Trong thời gian chờ cây chanh cho trái, ngành chuyên môn huyện Thới Bình khuyến khích bà con nông dân bố trí trồng xen các loại rau màu, cây trồng ngắn ngày, để lấy ngắn nuôi dài, không để đất nhàn rỗi.
Chanh không hạt do chị Nguyễn Thị Thắm trồng đang phát triển tốt. |
Ông Nguyễn Hoàng Lâm, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình cho biết: Trong nhiều năm nay, giá mía không đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân, nên huyện đã lập quy hoạch chuyển một phần diện tích trồng mía sang sản xuất lúa - tôm, một phần khác trồng cây ăn trái và hoa màu.
Để giúp bà con nông dân chuyển đổi cây trồng, vật nuôi hiệu quả, huyện Thới Bình đã thực hiện dự án khoa học công nghệ, hỗ trợ bà con nông dân chuyển đổi diện tích trồng mía sang trồng chanh không hạt. Hiện tại, có 74 hộ tham gia dự án này, với diện tích khoảng 10 ha.
Một số diện tích trồng mía đã được chuyển đổi sang trồng hoa màu, sản xuất lúa - tôm. |
Theo Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm: Cây chanh không hạt sẽ cho trái sau 02 năm trồng. Để người trồng chanh không còn lâm vào cảnh bấp bênh, luẩn quẩn tìm đầu ra cho sản phẩm, ngành chức năng huyện Thới Bình đã làm đầu mối để các doanh nghiệp xuất khẩu xuống tận nơi khảo sát, cung cấp cây giống và cam kết thu mua sản phẩm của người dân tham gia thực hiện dự án này.
Trong thời gian chờ cây chanh cho trái, ngành chuyên môn huyện Thới Bình khuyến khích bà con nông dân bố trí trồng xen các loại rau màu, cây trồng ngắn ngày, để lấy ngắn nuôi dài, không để đất nhàn rỗi.
0 nhận xét: