Trong đợt nắng nóng cao điểm này, các loại quả giải nhiệt như chanh rất đắt hàng. Hiện các đại lý thu mua chanh ở Nghi Lộc tấp nập vận chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Còn tại các ốt bán lẻ ở các chợ trên địa bàn huyện giá chanh lên đến 15.000 đồng/kg, đắt gấp 2 lần so với ngày thường.
Ông Nguyễn Đức Quang ở xóm 1 xã Nghi Diên (Nghi Lộc) - một trong những hộ chuyên trồng và thu mua chanh để vận chuyển đi Hà Nội bán cho biết: Năm nay thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài khiến vườn chanh 200 gốc của gia đình chưa cho thu hoạch được vì quả bị sần khô do hạn hán. Trước nhu cầu người dân giải nhiệt tăng cao, những ngày qua, gia đình đã thuê thêm 10 lao động tập trung thu mua chanh trong vùng, phân loại và thực hiện các công đoạn để vận chuyển đi các tỉnh phía Bắc tiêu thụ.
Với giá mua vào từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, đưa ra Hà Nội nhập cho các đại lý giá 10.000 đồng/kg; trừ chi phí vận chuyển, nhân công... gia đình ông Quang thu lãi khoảng 1,5 triệu đồng/ngày.
"Gia đình tôi đã theo nghề buôn chanh đã hơn 10 năm. Lợi thế có mối tiêu thụ chanh ở Hà Nội, Hải Phòng do đó, tôi mở đại lý chuyên thu mua chanh. Năm nay chanh mất mùa hơn năm ngoái, hiện mỗi ngày gia đình tôi chỉ thu mua 7 - 6 tấn chanh (còn năm ngoái trung bình 1 ngày thu mua 10 tấn). Vừa mở đại lý nhưng gia đình cũng vừa trồng gần 1 ha chanh với 200 gốc, nhưng năm nay thất thu vì hạn hán nên quả nhỏ vừa ít nước" - ông Nguyễn Đức Quang chia sẻ.
Trong khi xuất bán ra Hà Nội với giá 10.000 đồng/kg, thì tại các ki ốt bán lẻ ở các chợ trên địa bàn huyện Nghi Lộc chanh có giá từ 14.000 -15.000 đồng/kg (đắt gấp 2 lần so với ngày thường).
Chị Nguyễn Thị Tâm - người chuyên bán lẻ chanh ở chợ Nghi Trung cho biết, chanh năm nay không được to, đẹp như năm trước, nhưng do mua vào với giá cao nên chị phải bán ra giá cao để kiếm đồng lãi. Mấy ngày nay thời tiết nóng nên có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Mặc dù giá bán lẻ có cao hơn từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, nhưng các hộ trồng chanh ở Nghi Lộc vẫn chọn hình thức bán sỉ cho các buôn lái, bởi khi chanh đến kỳ thu hoạch nếu không bán kịp thì quả sẽ bị vàng và hỏng.
Chị Nguyễn Tâm ở xóm 11, xã Nghi Mỹ cho biết: “Gia đình tôi vừa bán 5 tạ chanh, họ đến thu mua tại vườn bứt ngang giá 7.000 đồng/kg. Tuy có rẻ hơn so với ngoài chợ nhưng thu trọn được đồng tiền. Hơn nữa gia đình neo người nên có khách đến thu mua một lần tôi bán luôn, không để như năm trước chanh chín quá lại không ai mua".
Hiện trên địa bàn xã Nghi Diên (Nghi Lộc) có 14 đại lý chuyên thu mua chanh để đưa ra các tỉnh phía Bắc như Hà Nội; Hải Phòng; Nam Định... tiêu thụ. Thời gian thu mua được rải đều trong năm. Nhưng vụ mùa chính là từ tháng 6 đến tháng 12 DL. Mỗi ngày, làng thu mua chanh ở Nghi Diên tiêu thụ khoảng hơn 150 tấn chanh. Thông qua các đại lý này, hàng năm đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Chanh được thu mua và vận chuyển đi trong ngày, do đó không kể trời nắng gắt các buôn lái vẫn nhộn nhịp đổ hàng về cho các đại lý để kịp tuyển chọn, phân loại chanh trước khi đóng thùng đưa đi tiêu thụ. Nguồn chanh được các buôn lái khắp nơi trong huyện đổ về; trung bình mỗi ngày có khoảng 300 thương lái đưa chanh đến nhập tại các điểm thu mua chanh ở Nghi Diên.
Ông Nguyễn Thế Mai ở xã Nghi Công (Nghi Lộc) người buôn chanh thời vụ cho biết: "Năm nay chanh mất mùa nên chúng tôi lùng sục cả ngày, đi hết xóm này sang xóm khác mới mua được. Ngày hôm nay tôi mua được 6 tạ chanh, để kịp nhập cho đại lý phải huy động vợ con đi hái cho kịp. Mỗi chuyến tôi chở từ 4,5 - 5 tạ, trừ chi phí còn lãi từ 350.000 - 500.000 đồng".
Chanh là cây dễ trồng, dễ ra hoa, đậu quả và có thể trồng được trên nhiều loại chất đất. Thời gian từ khi trồng đến khi ra quả cho thu hoạch lứa đầu trong vòng 6 tháng. Trồng cây một lần có thể thu hoạch trên 10 năm; trung bình mỗi năm chanh cho thu hoạch 2 vụ, vụ chính từ tháng 6 đến tháng 12 DL, mỗi gốc chanh cho hoạch từ 20 - 30kg.
Hiện nay, trên địa bàn Nghi Lộc có hơn 155 ha trồng chanh; chủ yếu tập trung ở các xã Nghi Diên, Nghi Công Nam, Nghi Công Bắc, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng... Nhờ hợp với chất đất nên chanh ở Nghi Lộc có hương thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ở các tỉnh phía Bắc ưa chuộng. Do năm nay hạn hán nên chanh mất mùa, tuy nhiên bù lại chanh rất dễ bán, các hộ trồng chanh không phải đi bán đâu xa mà có các thương lái đến thu mua tại vườn. Trung bình mỗi mùa, một hộ trồng chanh ở cho nguồn thu 20 - 35 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng phòng NN&PTNN Nghi Lộc cho biết, cây chanh là một trong những loại cây chịu hạn tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích bà con trồng chưa tập trung, còn manh mún, do vậy phòng nông nghiệp sẽ tiếp tục vận động bà con xây dựng mô hình trồng tập trung; đồng thời tổ chức tập huấn chuyển giao những tiến bộ KHKT mới cho nông dân ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng.
Các đại lý phân loại chanh trước lúc đóng thùng, vận chuyển ra Hà Nội tiêu thụ. |
Với giá mua vào từ 7.000 - 8.000 đồng/kg, đưa ra Hà Nội nhập cho các đại lý giá 10.000 đồng/kg; trừ chi phí vận chuyển, nhân công... gia đình ông Quang thu lãi khoảng 1,5 triệu đồng/ngày.
"Gia đình tôi đã theo nghề buôn chanh đã hơn 10 năm. Lợi thế có mối tiêu thụ chanh ở Hà Nội, Hải Phòng do đó, tôi mở đại lý chuyên thu mua chanh. Năm nay chanh mất mùa hơn năm ngoái, hiện mỗi ngày gia đình tôi chỉ thu mua 7 - 6 tấn chanh (còn năm ngoái trung bình 1 ngày thu mua 10 tấn). Vừa mở đại lý nhưng gia đình cũng vừa trồng gần 1 ha chanh với 200 gốc, nhưng năm nay thất thu vì hạn hán nên quả nhỏ vừa ít nước" - ông Nguyễn Đức Quang chia sẻ.
Trong khi xuất bán ra Hà Nội với giá 10.000 đồng/kg, thì tại các ki ốt bán lẻ ở các chợ trên địa bàn huyện Nghi Lộc chanh có giá từ 14.000 -15.000 đồng/kg (đắt gấp 2 lần so với ngày thường).
Chị Nguyễn Thị Tâm - người chuyên bán lẻ chanh ở chợ Nghi Trung cho biết, chanh năm nay không được to, đẹp như năm trước, nhưng do mua vào với giá cao nên chị phải bán ra giá cao để kiếm đồng lãi. Mấy ngày nay thời tiết nóng nên có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc) hiện có có 14 đại lý chuyên thu mua chanh để đưa ra các tỉnh phía Bắc tiêu thụ. |
Hiện trên địa bàn xã Nghi Diên (Nghi Lộc) có 14 đại lý chuyên thu mua chanh để đưa ra các tỉnh phía Bắc như Hà Nội; Hải Phòng; Nam Định... tiêu thụ. Thời gian thu mua được rải đều trong năm. Nhưng vụ mùa chính là từ tháng 6 đến tháng 12 DL. Mỗi ngày, làng thu mua chanh ở Nghi Diên tiêu thụ khoảng hơn 150 tấn chanh. Thông qua các đại lý này, hàng năm đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động.
Chanh được thu mua và vận chuyển đi trong ngày, do đó không kể trời nắng gắt các buôn lái vẫn nhộn nhịp đổ hàng về cho các đại lý để kịp tuyển chọn, phân loại chanh trước khi đóng thùng đưa đi tiêu thụ. Nguồn chanh được các buôn lái khắp nơi trong huyện đổ về; trung bình mỗi ngày có khoảng 300 thương lái đưa chanh đến nhập tại các điểm thu mua chanh ở Nghi Diên.
Ông Nguyễn Thế Mai ở xã Nghi Công (Nghi Lộc) người buôn chanh thời vụ cho biết: "Năm nay chanh mất mùa nên chúng tôi lùng sục cả ngày, đi hết xóm này sang xóm khác mới mua được. Ngày hôm nay tôi mua được 6 tạ chanh, để kịp nhập cho đại lý phải huy động vợ con đi hái cho kịp. Mỗi chuyến tôi chở từ 4,5 - 5 tạ, trừ chi phí còn lãi từ 350.000 - 500.000 đồng".
Giống chanh ở đây có mùi thơm đặc trưng nên được khách hàng các tỉnh phía Bắc ưa chuộng. |
Hiện nay, trên địa bàn Nghi Lộc có hơn 155 ha trồng chanh; chủ yếu tập trung ở các xã Nghi Diên, Nghi Công Nam, Nghi Công Bắc, Nghi Mỹ, Nghi Phương, Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi Đồng... Nhờ hợp với chất đất nên chanh ở Nghi Lộc có hương thơm đặc trưng, được người tiêu dùng ở các tỉnh phía Bắc ưa chuộng. Do năm nay hạn hán nên chanh mất mùa, tuy nhiên bù lại chanh rất dễ bán, các hộ trồng chanh không phải đi bán đâu xa mà có các thương lái đến thu mua tại vườn. Trung bình mỗi mùa, một hộ trồng chanh ở cho nguồn thu 20 - 35 triệu đồng.
Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng phòng NN&PTNN Nghi Lộc cho biết, cây chanh là một trong những loại cây chịu hạn tốt và cho hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, diện tích bà con trồng chưa tập trung, còn manh mún, do vậy phòng nông nghiệp sẽ tiếp tục vận động bà con xây dựng mô hình trồng tập trung; đồng thời tổ chức tập huấn chuyển giao những tiến bộ KHKT mới cho nông dân ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng.
0 nhận xét: