Vườn dâu tây sai trĩu quả, đạt năng suất, chất lượng ngoài mong đợi của chủ nhân khiến những nông dân lâu đời, nhiều kinh nghiệm canh tác loại cây này tại Đà Lạt cũng phải thán phục.
Nằm cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 10km, trang trại dâu tây gần 1ha được chủ nhân sử dụng toàn bộ công nghệ của châu Âu. Ông Bùi Ngọc Minh, chủ sở hữu trang trại dâu tây này cho biết: “Khí hậu của Tà Nung tương đối thuận lợi, có sẵn nguồn nước sạch từ giếng khoan nên tôi quyết định thành lập trang trại tại đây”. Đưa chúng tôi tham quan một vòng trang trại dâu tây của gia đình, ông Minh cho biết thêm, đây là lần đầu tiên dấn thân vào hoạt động sản xuất nông nghiệp, đầu năm 2018, từ bỏ công việc liên quan đến khai thác than, khoáng sản, sau một lần vào Đà Lạt tham quan, ông quyết định thử sức mình trong vai trò là người nông dân thực sự.
Làm nông nghiệp đã khó và vất vả, trồng dâu tây lại càng gian nan gấp bội, không phải ai cũng thành công. Không ít nhà vườn giàu kinh nghiệm làm nông tại Đà Lạt sau một thời gian đến với loại cây trồng này đã phải bỏ cuộc, chịu thua lỗ vì cây không đạt năng suất và chất lượng. Chính vì vậy, chứng kiến trang trại dâu tây sai trĩu quả, đỏ mọng, du khách tới vườn tham quan ai cũng trầm trồ, ngưỡng mộ cách làm nông nghiệp của gia đình ông Bùi Ngọc Minh.
Theo ông Minh, sau khi tìm hiểu các giống dâu tây trên thị trường đã quyết định lựa chọn giống của Mỹ, ông đã liên hệ với một doanh nghiệp chuyên cung cấp giống dâu tây trên thị trường Hoa Kỳ để mua. Tuy nhiên, do vấn đề bảo hộ nguồn giống, doanh nghiệp này đã từ chối cung cấp. Ông Minh phải mất khá nhiều thời gian, vận động nhiều mối quan hệ ở Mỹ cùng những cam kết chặt chẽ mới thuyết phục được họ cung cấp giống dâu tây đem về Đà Lạt gieo trồng. Sau đó, đơn vị cung cấp giống đã cử kỹ sư sang Việt Nam để tư vấn, thiết kế trang trại cho phù hợp với loại cây trồng này.
Để trồng thành công, đạt năng suất và chất lượng tốt nhất, gia đình ông Minh đã phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình do kỹ sư của đơn vị cung cấp giống đưa ra. Toàn bộ thiết bị, kỹ thuật trồng dâu tây đều được nhập khẩu từ Israel, một nước có nền nông nghiệp tiên tiến hàng đầu thế giới. Riêng giá thể dùng để trồng dâu được nhập về từ Hà Lan. “Việc đầu tiên là phải chi ra thật nhiều tiền để xây dựng trang trại công nghệ cao đạt chuẩn với những thiết bị hiện đại, tưới phun, làm mát không khí tự động, phù hợp với điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây dâu nên giá thành đầu tư lắp đặt lên tới 600 triệu đồng mỗi sào”... ông Minh chia sẻ.
Toàn bộ trang trại dâu tây giống Mỹ của gia đình ông Bùi Ngọc Minh đều được trồng trên giá thể cách mặt đất khoảng 80cm. Dâu tây ở đây được tưới nhỏ giọt vào từng gốc với lượng nước vừa đủ để cây hấp thụ. Để giữ độ ẩm và mát mẻ, ngoài việc thiết kế nhà kính cao, thoáng, ông còn lắp hệ thống quạt và phun sương. Khi nhiệt độ trong nhà kính vượt quá điều kiện cho phép hệ thống làm mát sẽ hoạt động để kéo nhiệt độ trở về với điều kiện phù hợp của cây dâu tây. Ngoài ra ông còn dùng ong nuôi trong nhà kính để khả năng thụ phấn của dâu đạt hiệu quả, ông còn nhập thiên địch từ Hà Lan về giúp tiêu diệt các loại sâu bệnh trên cây dâu, trong vườn hoàn toàn sử dụng các loại chế phẩm sinh học để canh tác làm sao cho những trái dâu đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng.
“Khi mới trồng, hằng ngày chúng tôi phải theo dõi rất kỹ sự phát triển của cây dâu và ghi chép cụ thể để báo cáo với phía đối tác cung cấp giống cử kỹ sư tới hỗ trợ. Dâu tây là loại cây rất nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh khi thời tiết, nhiệt độ có sự thay đổi, nhất là thời điểm chuyển mùa, nếu không kịp thời phát hiện, điều chỉnh và chữa trị thì cây sẽ chết hàng loạt!..”, ông Minh cho biết. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây dâu tây giống Mỹ sống trong môi trường lý tưởng nên luôn trĩu quả, kể cả ở lứa đầu tiên.
Ngoài khu vực sản xuất chính, những luống dâu tây được ông Minh thiết kế riêng dành cho du khách vào tham quan, chụp hình với hệ thống giàn treo nâng lên hạ xuống để mọi người có thể được mắt thấy, tay sờ, du khách ai cũng suýt xoa, thích thú. Chị Trần Thị Thùy Linh, du khách tới tham quan trang trại dâu tây tại đây cho biết, đây là lần đầu tiên chị chứng kiến và tận tay sờ vào những trái dâu tây đẹp ngỡ ngàng khiến chị và nhóm bạn rất thích thú.
Hiện trang trại dâu tây của gia đình ông Minh mỗi ngày cho thu hoạch khoảng 200kg. Vào thời điểm chính vụ, nếu đạt năng suất cao nhất có thể cho thu hái tới 500kg mỗi ngày. Theo ông Minh, ở nước ta, dâu tây gần như duy nhất trồng được quy mô thương mại ở Đà Lạt nên gần như quanh năm không phải lo đầu ra cho sản phẩm. So với các loại nông phẩm khác, giá thành dâu tây khá ổn định.
Hiện giá bán tại vườn từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Dâu tây được gia đình ông đóng vào từng hộp, bên trong được ngăn thành các lớp để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Riêng những trái dâu bị lỗi, ông chủ trang trại này tận dụng để làm nước ép, nước cốt dâu nên sản phẩm gần như không bao giờ bị đổ bỏ, lãng phí.
Ông Bùi Ngọc Minh bên trang trại dâu tây của gia đình. |
Làm nông nghiệp đã khó và vất vả, trồng dâu tây lại càng gian nan gấp bội, không phải ai cũng thành công. Không ít nhà vườn giàu kinh nghiệm làm nông tại Đà Lạt sau một thời gian đến với loại cây trồng này đã phải bỏ cuộc, chịu thua lỗ vì cây không đạt năng suất và chất lượng. Chính vì vậy, chứng kiến trang trại dâu tây sai trĩu quả, đỏ mọng, du khách tới vườn tham quan ai cũng trầm trồ, ngưỡng mộ cách làm nông nghiệp của gia đình ông Bùi Ngọc Minh.
Theo ông Minh, sau khi tìm hiểu các giống dâu tây trên thị trường đã quyết định lựa chọn giống của Mỹ, ông đã liên hệ với một doanh nghiệp chuyên cung cấp giống dâu tây trên thị trường Hoa Kỳ để mua. Tuy nhiên, do vấn đề bảo hộ nguồn giống, doanh nghiệp này đã từ chối cung cấp. Ông Minh phải mất khá nhiều thời gian, vận động nhiều mối quan hệ ở Mỹ cùng những cam kết chặt chẽ mới thuyết phục được họ cung cấp giống dâu tây đem về Đà Lạt gieo trồng. Sau đó, đơn vị cung cấp giống đã cử kỹ sư sang Việt Nam để tư vấn, thiết kế trang trại cho phù hợp với loại cây trồng này.
Thu hoạch dâu tây tại trang trại. |
Toàn bộ trang trại dâu tây giống Mỹ của gia đình ông Bùi Ngọc Minh đều được trồng trên giá thể cách mặt đất khoảng 80cm. Dâu tây ở đây được tưới nhỏ giọt vào từng gốc với lượng nước vừa đủ để cây hấp thụ. Để giữ độ ẩm và mát mẻ, ngoài việc thiết kế nhà kính cao, thoáng, ông còn lắp hệ thống quạt và phun sương. Khi nhiệt độ trong nhà kính vượt quá điều kiện cho phép hệ thống làm mát sẽ hoạt động để kéo nhiệt độ trở về với điều kiện phù hợp của cây dâu tây. Ngoài ra ông còn dùng ong nuôi trong nhà kính để khả năng thụ phấn của dâu đạt hiệu quả, ông còn nhập thiên địch từ Hà Lan về giúp tiêu diệt các loại sâu bệnh trên cây dâu, trong vườn hoàn toàn sử dụng các loại chế phẩm sinh học để canh tác làm sao cho những trái dâu đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng.
“Khi mới trồng, hằng ngày chúng tôi phải theo dõi rất kỹ sự phát triển của cây dâu và ghi chép cụ thể để báo cáo với phía đối tác cung cấp giống cử kỹ sư tới hỗ trợ. Dâu tây là loại cây rất nhạy cảm, dễ nhiễm bệnh khi thời tiết, nhiệt độ có sự thay đổi, nhất là thời điểm chuyển mùa, nếu không kịp thời phát hiện, điều chỉnh và chữa trị thì cây sẽ chết hàng loạt!..”, ông Minh cho biết. Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây dâu tây giống Mỹ sống trong môi trường lý tưởng nên luôn trĩu quả, kể cả ở lứa đầu tiên.
Du khách thích thú khi trải nghiệm vườn dâu tây. |
Hiện trang trại dâu tây của gia đình ông Minh mỗi ngày cho thu hoạch khoảng 200kg. Vào thời điểm chính vụ, nếu đạt năng suất cao nhất có thể cho thu hái tới 500kg mỗi ngày. Theo ông Minh, ở nước ta, dâu tây gần như duy nhất trồng được quy mô thương mại ở Đà Lạt nên gần như quanh năm không phải lo đầu ra cho sản phẩm. So với các loại nông phẩm khác, giá thành dâu tây khá ổn định.
Hiện giá bán tại vườn từ 200.000 - 300.000 đồng/kg. Dâu tây được gia đình ông đóng vào từng hộp, bên trong được ngăn thành các lớp để tránh hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Riêng những trái dâu bị lỗi, ông chủ trang trại này tận dụng để làm nước ép, nước cốt dâu nên sản phẩm gần như không bao giờ bị đổ bỏ, lãng phí.
0 nhận xét: