Ngay sau Tết Nguyên đán, nông dân huyện Phú Ninh tập trung làm đất, lót bạt và ngâm ủ giống để chuẩn bị vụ dưa hấu xuân hè. Dù còn nhiều nỗi lo về đầu ra cho dưa hấu, song nhiều người dân vẫn nuôi hy vọng về một mùa bội thu.
Thời tiết hanh nắng, khô ráo là điều kiện thuận lợi trong việc canh tác, sản xuất dưa hấu vụ xuân hè. Ông Trần Trọng Khanh (thôn Phú Xuân, xã Tam Phước) cho biết, gia đình ông có 4 sào đất để trồng dưa hấu. Công đoạn làm đất, tạo luống, trải bạt đến nay đã hoàn thành. Hiện nay ông đang ngâm ủ giống TN755 - là loại cây trồng từ 55 đến 57 ngày sẽ cho thu hoạch, vài ngày tới sẽ xuống giống. Theo ông Khanh, thông thường mỗi năm người dân địa phương trồng hai vụ dưa, thời gian còn lại trồng lúa để cải tạo lại đất phục vụ mùa dưa cho đầu năm sau.
“Công đoạn quan trọng để cây sinh trưởng tốt là lúc theo dõi chọn nhánh. Mỗi cây chỉ để 3 nhánh khỏe mạnh và chọn một trái duy nhất để nuôi dưỡng. Đối với giống dưa TN755, sản lượng khoảng 1 - 1,2 tấn đối với mỗi sào. Chi phí ban đầu cho sào dưa không lớn nhưng công cán bỏ ra để chăm sóc khá nhiều. Hy vọng năm nay, sản lượng thu hoạch sẽ tăng và giá cả thị trường ổn định để người trồng dưa như chúng tôi yên tâm canh tác” - ông Khanh nói.
Khác với ông Khanh, vợ chồng anh Nguyễn Văn Quý (thôn Phú Xuân) lựa chọn giống dưa hấu TN386 cho 9 sào đất của gia đình. Với chi phí ban đầu bao gồm thuê máy cày, mua hạt giống và phân, anh Quý phải bỏ ra 3 triệu đồng/sào. Anh Quý cho hay, đối với loại giống TN386 sẽ tiến hành thu hoạch sau 65 ngày, sản lượng 1,2 - 1,4 tấn/sào. Tính luôn công lao động, tổng chi phí cho một sào dưa đến khi thu hoạch khoảng hơn 15 triệu đồng.
“Nếu sau khi thu hoạch giá dưa từ hơn 4.000 đồng/kg thì chúng tôi có lãi. Năm trước, giá dưa xuống quá thấp gây khó khăn cho người nông dân. Tuy nhiên đây là loại cây trồng truyền thống của địa phương, phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu nên gia đình tôi vẫn quyết định canh tác” - anh Quý chia sẻ.
Năm 2019, toàn huyện Phú Ninh quy hoạch 400ha diện tích canh tác dưa hấu. Trung bình mỗi vụ dưa dự kiến cho sản lượng hơn 10.000 tấn. Khó khăn lớn nhất vẫn là đầu ra cho dưa hấu. Ông Võ Thanh Anh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết, những năm trước đây, ngoài cung ứng cho nội địa, người nông dân được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao. Vì được mùa, năm 2018 người dân tự phát canh tác thêm gần 100ha. Đến giữa năm 2018, các thương lái Trung Quốc dừng thu mua đã đẩy nông dân vào cảnh điêu đứng.
“Để giải quyết bài toán đầu ra cho dưa hấu, UBND huyện Phú Ninh đã có kế hoạch xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ, chú trọng quy trình sản phẩm sạch để xây dựng thương hiệu cho dưa hấu Phú Ninh, hướng tới việc xây dựng một thị trường ổn định” - ông Anh nói.
Nhiều nông dân Phú Ninh đã chuẩn bị xuống giống cho vụ dưa hấu mới. |
“Công đoạn quan trọng để cây sinh trưởng tốt là lúc theo dõi chọn nhánh. Mỗi cây chỉ để 3 nhánh khỏe mạnh và chọn một trái duy nhất để nuôi dưỡng. Đối với giống dưa TN755, sản lượng khoảng 1 - 1,2 tấn đối với mỗi sào. Chi phí ban đầu cho sào dưa không lớn nhưng công cán bỏ ra để chăm sóc khá nhiều. Hy vọng năm nay, sản lượng thu hoạch sẽ tăng và giá cả thị trường ổn định để người trồng dưa như chúng tôi yên tâm canh tác” - ông Khanh nói.
Khác với ông Khanh, vợ chồng anh Nguyễn Văn Quý (thôn Phú Xuân) lựa chọn giống dưa hấu TN386 cho 9 sào đất của gia đình. Với chi phí ban đầu bao gồm thuê máy cày, mua hạt giống và phân, anh Quý phải bỏ ra 3 triệu đồng/sào. Anh Quý cho hay, đối với loại giống TN386 sẽ tiến hành thu hoạch sau 65 ngày, sản lượng 1,2 - 1,4 tấn/sào. Tính luôn công lao động, tổng chi phí cho một sào dưa đến khi thu hoạch khoảng hơn 15 triệu đồng.
Phú Ninh phát triển dưa hấu Kỳ Lý tham gia chương trình OCOP. |
Năm 2019, toàn huyện Phú Ninh quy hoạch 400ha diện tích canh tác dưa hấu. Trung bình mỗi vụ dưa dự kiến cho sản lượng hơn 10.000 tấn. Khó khăn lớn nhất vẫn là đầu ra cho dưa hấu. Ông Võ Thanh Anh - Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết, những năm trước đây, ngoài cung ứng cho nội địa, người nông dân được thương lái Trung Quốc thu mua với giá cao. Vì được mùa, năm 2018 người dân tự phát canh tác thêm gần 100ha. Đến giữa năm 2018, các thương lái Trung Quốc dừng thu mua đã đẩy nông dân vào cảnh điêu đứng.
“Để giải quyết bài toán đầu ra cho dưa hấu, UBND huyện Phú Ninh đã có kế hoạch xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ, chú trọng quy trình sản phẩm sạch để xây dựng thương hiệu cho dưa hấu Phú Ninh, hướng tới việc xây dựng một thị trường ổn định” - ông Anh nói.
0 nhận xét: