Sau khi hồng vành khuyên Văn Lãng được cấp văn bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể, huyện Văn Lãng tiếp tục phát triển nhãn hiệu này nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, được nhiều người biết đến.
Hồng vành khuyên là một loại quả thuộc nhóm hồng ngâm có xuất xứ từ xã Tân Mỹ, huyện Văn Lãng. Với ưu điểm giòn, ngọt mát, mẫu mã đẹp có vành khuyên đặc trưng loại quả này đã được thị trường ưa chuộng. Năm 2015, huyện Văn Lãng phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án “Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho quả hồng vành khuyên của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn”.
Ngày 15/10/2016, dự án hoàn thành, UBND huyện Văn Lãng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho hồng vành khuyên Văn Lãng. Sau khi được công nhận nhãn hiệu tập thể, danh tiếng và giá trị hồng vành khuyên Văn Lãng được nâng lên. Không dừng lại ở đó, năm 2018 – 2019, huyện Văn Lãng tiếp tục triển khai giai đoạn 2 để phát triển sản phẩm đã được bảo hộ này.
Ngày 15/10/2016, dự án hoàn thành, UBND huyện Văn Lãng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho hồng vành khuyên Văn Lãng. Sau khi được công nhận nhãn hiệu tập thể, danh tiếng và giá trị hồng vành khuyên Văn Lãng được nâng lên. Không dừng lại ở đó, năm 2018 – 2019, huyện Văn Lãng tiếp tục triển khai giai đoạn 2 để phát triển sản phẩm đã được bảo hộ này.
Ông Đinh Long Xuyên, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Văn Lãng, Chủ tịch Hội Trồng hồng huyện cho biết: Sau khi hồng vành khuyên Văn Lãng được công nhận nhãn hiệu tập thể, cây hồng vành khuyên tiếp tục nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ thôn và cấp ủy, chính quyền xã đến tỉnh. Công tác chỉ đạo phát triển sản phẩm được triển khai quyết liệt, các ngành chung tay thực hiện.
Từ năm 2016 đến nay, Văn Lãng được hỗ trợ 5 tỷ đồng để phát triển nhãn hiệu hồng vành khuyên. Số kinh phí này được sử dụng để cho công tác mở rộng diện tích, canh tác theo quy trình VietGAP, tổ chức các hoạt động quảng bá…
Từ năm 2016 đến nay, Văn Lãng được hỗ trợ 5 tỷ đồng để phát triển nhãn hiệu hồng vành khuyên. Số kinh phí này được sử dụng để cho công tác mở rộng diện tích, canh tác theo quy trình VietGAP, tổ chức các hoạt động quảng bá…
Từ nguồn hỗ trợ này, Phòng NN&PTNT huyện đã chủ động nghiên cứu đặc điểm hình thái, cảm quan của hồng vành khuyên giúp người tiêu dùng phân biệt hồng vành khuyên với các loại hồng khác cùng chủng loại như: hồng Bảo Lâm, hồng Bắc Kạn, hồng Hà Giang, nhất là hồng Trung Quốc. Phòng NN&PTNT huyện Văn Lãng đã phối hợp thiết kế hình ảnh biểu trưng và hệ thống nhận diện tạo nền tảng cơ bản để triển khai hoạt động quảng bá thương hiệu. Cùng đó tăng cường tuyên truyền, vận động nông dân trên địa bàn huyện đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng bệnh cho cây hồng. Qua đó, đã tạo dựng được thương hiệu hồng vành khuyên trên thị trường.
Song song với nỗ lực của các ngành chức năng trong việc nghiên cứu đặc điểm hình thái, xây dựng bộ nhận diện nhãn hiệu, nông dân trên địa bàn huyện đã chủ động nhân rộng diện tích trồng hồng. Nếu như trước đây, cây hồng vành khuyên chỉ được trồng tập trung ở 2 -3 xã thì đến nay cây hồng vành khuyên được trồng tại hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Chỉ tính riêng năm 2018, toàn huyện Vãn Lãng trồng mới 145 ha hồng vành khuyên, nâng tổng diện tích trồng hồng này trên địa bàn lên 865 ha.
Không dừng lại ở đó, nhiều hộ trên địa bàn huyện Văn Lãng đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng hồng vành khuyên theo tiêu chuẩn VietGAP. Tuy có sự khác biệt trong quy trình và chăm sóc song cách làm này đã cho ra những quả hồng có trọng lượng lớn, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng.
Nếu như thông thường khoảng 20 – 30 quả hồng mới đạt 1 kg, thì nhờ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật do Phòng NN&PTNT huyện hướng dẫn, hiện nay, khoảng 12 – 15 quả đã đạt khối lượng 1 kg. Vì vậy, giá thành cũng tăng gấp 2 – 3 lần. Từ không có hộ nào trồng hồng theo tiêu chuẩn VietGAP thì nay đã có 50 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn này. Do đó, quả hồng vành khuyên huyện Văn Lãng đã được đưa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Nếu như thông thường khoảng 20 – 30 quả hồng mới đạt 1 kg, thì nhờ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật do Phòng NN&PTNT huyện hướng dẫn, hiện nay, khoảng 12 – 15 quả đã đạt khối lượng 1 kg. Vì vậy, giá thành cũng tăng gấp 2 – 3 lần. Từ không có hộ nào trồng hồng theo tiêu chuẩn VietGAP thì nay đã có 50 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn này. Do đó, quả hồng vành khuyên huyện Văn Lãng đã được đưa vào hệ thống các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch tại Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố khác.
Nhờ phát triển nhãn hiệu được bảo hộ mà từ chỗ chỉ một số ít tư thương thu mua hồng vành khuyên tại xã Tân Mỹ thì năm 2018, tất cả các xã có hồng vành khuyên đều có tư thương đến thu mua. Giá thu mua hồng tại vườn luôn ổn định ở mức 15.000 – 20.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ không dừng lại ở các tỉnh phía Bắc mà thương lái từ các tỉnh phía Nam đã tìm đến tận các vườn hồng đặt mua từ đầu vụ, nông dân không còn phải lo đầu ra.
Tại lễ tôn vinh thương hiệu nông nghiệp Việt Nam năm 2018, sản phẩm quả hồng vành khuyên huyện Văn Lãng được nhận danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”. Thời gian tới, huyện Văn Lãng sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quả và tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường cho loại quả này.
0 nhận xét: