Nếu như nhiều hộ gia đình trong xã tiếp tục mở rộng diện tích cây quýt vàng thì gia đình anh Vũ Văn Muôn thôn Hồng Sơn, xã Vũ Sơn lại mạnh dạn trồng cây cam đường canh, trong đợt Tết nguyên đán vừa qua gia đình anh đã thu về trên 300 trăm triệu đồng.
Bén duyên với loại cây ăn quả được cho là “khó tính” này từ năm 2005, khi đó anh Vũ Văn Muôn đang học tập tại trường Đại học thể dục thể thao Hà Tây, vào những dịp nghỉ cuối tuần anh đã đến tham quan những mô hình trồng cam đường canh quanh trường, vào dịp lễ, tết các vườn cam thu hút rất nhiều người tìm mua và đặt hàng. Với mong muốn đưa mô hình kinh tế này về phát triển tại quê hương, nhưng cũng phải sau 10 năm lao động vất vả với số vốn tích góp từ nghề cơ khí, anh mới bắt đầu thực hiện được ước mơ của mình.
Năm 2015, anh xuống Học viện Nông nghiệp Hà Nội mua 500 cây giống cam đường canh về trồng trên 1ha đất trồng ngô. Ban đầu anh cũng hơi băn khoăn vì vùng đất nơi đây xưa nay nổi tiếng thích hợp với giống quýt vàng bản địa, nhưng qua quá trình trồng và chăm sóc cho thấy cây khá hợp khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương. Để giảm công chăm sóc anh đầu tư thêm hệ thống tưới bằng van quay tự động với tổng chiều dài trên 2.300m và một máy xới cỏ. Sau gần 3 năm chăm sóc, không phụ công người những trái cam đầu tiên đã cho thu hoạch.
Vụ tết nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua, vườn cam canh của gia đình anh Muôn đã cho thu hoạch trên 18 tấn quả, với giá xuất bán khoảng 30.000 đồng đến 35.000 đồng, sau khi trừ mọi chi phí thu lãi từ 300 – 350 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ của anh chủ yếu trên địa bàn huyện, TP Thái Nguyên và Thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Bắc Ninh…
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng cam đường canh, anh Vũ Văn Muôn cho biết thêm: Cam đường canh là loại cây ăn quả khó tính nên người trồng phải chăm sóc rất công phu, cần phải áp dụng quy trình chăm sóc nghiêm ngặt. Trong đó yếu tố quan trọng nhất để cây ra được hoa là người làm vườn phải nắm bắt, theo dõi chặt chẽ dự báo thời tiết và để cây trồng phát triển tốt, ra hoa đậu quả nhiều và đạt năng suất, chất lượng cao thì tùy từng thời điểm mà có những cách chăm sóc, bón các loại phân khác nhau.
Để đảm bảo cam sạch và an toàn, anh dùng phân trâu, phân bò hoai mục, cá mè ngâm với đậu tương và phân lân để bón cho cây theo từng giai đoạn, việc dọn cỏ cũng được làm thủ công. Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng KHKT vào chăm sóc, vụ cam đầu tiên, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng ngay từ đầu vụ, gia đình anh đã chủ động chăm bón, tìm cách hãm cam chín muộn hơn để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Để đảm bảo cam sạch và an toàn, anh dùng phân trâu, phân bò hoai mục, cá mè ngâm với đậu tương và phân lân để bón cho cây theo từng giai đoạn, việc dọn cỏ cũng được làm thủ công. Nhờ chịu khó học hỏi, áp dụng KHKT vào chăm sóc, vụ cam đầu tiên, mặc dù thời tiết không thuận lợi, nhưng ngay từ đầu vụ, gia đình anh đã chủ động chăm bón, tìm cách hãm cam chín muộn hơn để bán đúng vào dịp Tết Nguyên đán.
Qua quá trình trồng thử nghiệm cây cam canh thấy cây hợp đất và hợp khí hậu, anh Muôn trồng xen thêm một số loại cây khác với 300 gốc cam Mác, 200 cây bưởi diễn và bưởi da xanh. Từ hiệu quả kinh tế từ vụ cam đầu tiên đem lại, anh Muôn mở rộng thêm 1ha với trên 1000 cây cam đường canh. Đến nay, gia đình anh đang có 2ha cây cam đường canh, 500 cây đã cho thu hoạch. Dự kiến sẽ đem về cho gia đình anh nguồn thu lớn trong nay mai.
Là một nông dân trẻ, dám nghĩ dám làm. Anh Vũ Văn Muôn là người đầu tiên của xã trồng thành công mô hình cam đường canh và cho thu nhập cao. Không chỉ làm giàu cho bản thân, anh Muôn còn luôn tích cực chia sẻ kinh nghiệm cho các đoàn viên, thanh niên trên địa bàn; luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào như xây dựng nông thôn mới và vườn cây nhà anh còn tạo công ăn việc làm theo thời vụ cho nhiều người dân trong vùng. Hiện anh cũng là Phó chủ nhiệm HTX cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGap xã Vũ Sơn.
0 nhận xét: