Dịp Tết Kỷ Hợi này, chuối mật mốc ở Đô Lương (Nghệ An) được người tiêu dùng ưa chuộng, giá đã tăng gấp đôi so với ngày thường.
Xã Tràng Sơn (Đô Lương) có nhiều hộ dân đã mạnh dạn nhận các diện tích đất xa nơi ở và trồng lúa không hiệu quả để xây dựng mô hình trồng chuối. Hiện toàn xã có 16 trang trại trồng chuối, mỗi trang trại có từ 500 - 1.000 gốc chuối.
Bà Phan Thị Liên ở xóm 7 là một trong những hộ dân ở Tràng Sơn đã làm giàu từ cây chuối mật mốc. Cuối năm 2016, trên 3 ha đất sâu trũng bà đầu tư gần 100 triệu đồng thuê máy múc cải tạo lại trồng trên 500 gốc chuối. Với đặc tính phát triển nhanh, phù hợp với nhiều chất đất nên chỉ sau nửa năm đã cho quả.
Ban đầu mỗi gốc chỉ có 1 cây, sau đó phát triển thành từng bụi từ 4 - 6 cây. Vì vậy bà Liên có chuối thu hoạch quanh năm; mỗi tháng ít nhất thu hoạch 2 lần vào trước ngày rằm và mồng 1 được khoảng 40 buồng. Trung bình mỗi đợt thu hoạch bán được 6 triệu đồng... Sau khi thu hoạch, lá chuối được tận dụng nuôi cá, thân chuối dùng để chăn nuôi gà, vịt.
Vụ chuối cuối năm này gia đình tôi đã thu hoạch được 50 buồng, buồng to thương lái đến mua tại nhà 300.000 đồng/buồng, gấp đôi so với ngày thường; tính ra mỗi nải chuối trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng. "Chuối dễ trồng, dễ bán và cho thu hoạch quanh năm. Ngoài ra, hoa chuối, lá chuối tươi và khô đều bán rất chạy hàng" - bà Liên cho biết.
Diện tích trồng chuối mật mốc ở Đô Lương được trồng rải đều trên địa bàn toàn huyện. Như gia đình anh Nguyễn Hữu Chung ở xóm Yên Tân, xã Giang Sơn Đông hiện có diện tích chuối lớn nhất xã với gần 2ha; tháng cuối năm giáp Tết Kỷ Hợi anh đã thu được khoảng 50 triệu đồng.
Xóm Yên Tân, xã Giang Sơn Đông có 150 hộ thì có trên 50% số hộ trồng chuối với diện tích 20 ha. Do phù hợp với chất đất nên chuối ở đây phát triển tốt, quả to và ngọt. Hiện chuối đang là giống cây chủ lực giúp người dân thoát nghèo...
Tuy nhiên, theo những hộ trồng chuối lâu năm, để có hiệu quả cao, người trồng cần phải phát dọn sạch cỏ, vun gốc, bón thêm ka li và theo dõi từng buồng chuối trổ để tính ngày thu hoạch. Đồng thời, phải đào tỉa cây con đem trồng chỗ khác. Chuối trổ được 3 tháng là đến kỳ thu hoạch. Với loại chuối dùng để thắp hương ngày rằm, mồng 1 và trong dịp Tết này phải thu hoạch đang xanh, không được để chín trên cây. Sau khi thu hoạch thì chặt gốc và bón vôi để trừ sâu.
Nhờ vậy chuối mật mốc ở Đô Lương quả to, ngọt và mẫu mã đẹp nên được khách hàng nhiều nơi thu mua với số lượng lớn. Anh Bùi Công Hữu ở xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu cho biết, anh thu mua chuối ở Đô lương đã gần 20 năm nay, chuối Đô Lương số lượng nhiều, quả to, sáng đẹp nên dễ bán.
Cây chuối ở Đô Lương cho thu hoạch thường xuyên. Người dân Đô Lương đã “căn tính” để mỗi tháng thu hoạch ít nhất nhất 2 lần vào đầu và cuối tháng. Bên cạnh đó, giống chuối mật mốc thường được người dân làm lễ để thờ cúng nên nhu cầu hầu như lúc nào cũng có, nhất là trong dịp Tết...
Hiện nay, toàn huyện Đô Lương có trên 310 ha chuối; cây chuối không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà là giống cây giúp người nông dân làm giàu. Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đô Lương, địa phương đang khuyến khích người dân phát triển trồng chuối, quy hoạch thành vùng... Hiện nay, một số xã đang mở rộng quỹ đất trồng chuối; riêng tại xã Thuận Sơn đang quy hoạt thêm vùng trồng chuối với diện tích 5 ha.
Bà Phan Thị Liên xã Tràng Sơn thu hoạch chuối, giá bán chuối to là 300.000 đồng/buồng, gấp đôi ngày thường. |
Bà Phan Thị Liên ở xóm 7 là một trong những hộ dân ở Tràng Sơn đã làm giàu từ cây chuối mật mốc. Cuối năm 2016, trên 3 ha đất sâu trũng bà đầu tư gần 100 triệu đồng thuê máy múc cải tạo lại trồng trên 500 gốc chuối. Với đặc tính phát triển nhanh, phù hợp với nhiều chất đất nên chỉ sau nửa năm đã cho quả.
Ban đầu mỗi gốc chỉ có 1 cây, sau đó phát triển thành từng bụi từ 4 - 6 cây. Vì vậy bà Liên có chuối thu hoạch quanh năm; mỗi tháng ít nhất thu hoạch 2 lần vào trước ngày rằm và mồng 1 được khoảng 40 buồng. Trung bình mỗi đợt thu hoạch bán được 6 triệu đồng... Sau khi thu hoạch, lá chuối được tận dụng nuôi cá, thân chuối dùng để chăn nuôi gà, vịt.
Vụ chuối cuối năm này gia đình tôi đã thu hoạch được 50 buồng, buồng to thương lái đến mua tại nhà 300.000 đồng/buồng, gấp đôi so với ngày thường; tính ra mỗi nải chuối trung bình từ 20.000 - 30.000 đồng. "Chuối dễ trồng, dễ bán và cho thu hoạch quanh năm. Ngoài ra, hoa chuối, lá chuối tươi và khô đều bán rất chạy hàng" - bà Liên cho biết.
Anh Bùi Công Hữu là một trong những thương lái thường xuyên thu mua chuối mật mốc Đô Lương. |
Xóm Yên Tân, xã Giang Sơn Đông có 150 hộ thì có trên 50% số hộ trồng chuối với diện tích 20 ha. Do phù hợp với chất đất nên chuối ở đây phát triển tốt, quả to và ngọt. Hiện chuối đang là giống cây chủ lực giúp người dân thoát nghèo...
Tuy nhiên, theo những hộ trồng chuối lâu năm, để có hiệu quả cao, người trồng cần phải phát dọn sạch cỏ, vun gốc, bón thêm ka li và theo dõi từng buồng chuối trổ để tính ngày thu hoạch. Đồng thời, phải đào tỉa cây con đem trồng chỗ khác. Chuối trổ được 3 tháng là đến kỳ thu hoạch. Với loại chuối dùng để thắp hương ngày rằm, mồng 1 và trong dịp Tết này phải thu hoạch đang xanh, không được để chín trên cây. Sau khi thu hoạch thì chặt gốc và bón vôi để trừ sâu.
Nhờ vậy chuối mật mốc ở Đô Lương quả to, ngọt và mẫu mã đẹp nên được khách hàng nhiều nơi thu mua với số lượng lớn. Anh Bùi Công Hữu ở xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu cho biết, anh thu mua chuối ở Đô lương đã gần 20 năm nay, chuối Đô Lương số lượng nhiều, quả to, sáng đẹp nên dễ bán.
Dịp Tết này, một nải chuối mật mốc to đẹp có giá 80.000 - 100.000 đồng. |
Hiện nay, toàn huyện Đô Lương có trên 310 ha chuối; cây chuối không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà là giống cây giúp người nông dân làm giàu. Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đô Lương, địa phương đang khuyến khích người dân phát triển trồng chuối, quy hoạch thành vùng... Hiện nay, một số xã đang mở rộng quỹ đất trồng chuối; riêng tại xã Thuận Sơn đang quy hoạt thêm vùng trồng chuối với diện tích 5 ha.
0 nhận xét: