Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2018

Hồng treo Đà Lạt sạch ngon và bổ dưỡng

Ngoài hồng chín, hồng giòn, ai đã từng ăn hồng sấy gió đều cảm nhận rất rõ và thích thú với độ mềm dẻo, vị ngọt đậm đà, an toàn cho sức khỏe và có thể bảo quản trong thời gian dài. Hồng treo sấy gió cũng góp phần nâng tầm giá trị thương phẩm của trái hồng Ðà Lạt và khuyến khích người dân đầu tư công nghệ để ngày càng có sản phẩm chất lượng hơn.
Đặc sản Lâm Đồng, Trái cây Lâm Đồng, trái cây Tây Nguyên, trái cây cao nguyên, hồng Xuân Trường, hồng Trạm Hành, hồng Xuân Thọ, hồng Dran, hồng Định An, hồng Đạ Nhim, hồng treo sấy gió, hồng dẻo Đà Lạt, hồng dẻo Lâm Đồng
Anh Hải và giàn hồng treo sấy gió. 
Chưa có tài liệu nào xác nhận, cây hồng trái có mặt ở Đà Lạt từ bao giờ. Nhưng, cây hồng được trồng tập trung và cho chất lượng trái ngon nhất là ở khu vực Dran (Đơn Dương) và Xuân Trường, Trạm Hành, Xuân Thọ (Đà Lạt). Theo “Biên niên sử Đà Lạt”, sau khi đoàn thám hiểm của bác sĩ Alexandre Yersin tới cao nguyên Lâm Viên vào năm 1893, ông gửi thư đến Toàn quyền Paul Doumer đề xuất chọn cao nguyên Lâm Viên làm nơi nghỉ dưỡng; đến năm 1899, tỉnh Đồng Nai Thượng được thành lập; năm 1900, hoàn thành đường bộ Tháp Chàm - Xóm Gòn - Dran - Đà Lạt; năm 1920, quận Dran được thành lập; năm 1927, lập các làng Trường Xuân, Trạm Hành… 
 
Từ đó, cùng với việc hình thành các tuyến đường giao thông để trao đổi hàng hóa giữa vùng Đồng Nai Thượng với các tỉnh ven biển theo đường Tháp Chàm (Ninh Thuận), các đồn điền, trang trại rau, hoa, trà, cây trái cũng được hình thành… Như vậy, có thể khẳng định, cây hồng trái cũng có không thể có mặt muộn hơn ở các vùng đất này. Vào khoảng 30 năm trước, ở Thái Phiên, Xuân Trường, Xuân Thọ… còn rất nhiều vườn hồng, vườn táo (bom). Nhưng, cây táo Đà Lạt thoái hóa nhanh, cho ít trái và rất nhỏ, giòn nhưng chua… 
 
Cùng với sự phát triển của mô hình canh tác nông nghiệp trong nhà lồng, các vườn táo dần bị chặt hết. Cây hồng cũng bị chặt bớt, nhưng do có giá trị kinh tế và nhà lồng mới chỉ phát triển ở vùng ven Đà Lạt, nên các vườn hồng ở khu vực đất dốc như Xuân Trường, Trạm Hành, Xuân Thọ hay Dran, Định An, Đạ Nhim… vẫn còn. Thậm chí, rất nhiều nhà trong nội ô Đà Lạt còn giữ cây hồng trái, từ một vài cây quanh sân nhà, đến cả vườn hồng nhỏ hàng chục cây…
Đặc sản Lâm Đồng, Trái cây Lâm Đồng, trái cây Tây Nguyên, trái cây cao nguyên, hồng Xuân Trường, hồng Trạm Hành, hồng Xuân Thọ, hồng Dran, hồng Định An, hồng Đạ Nhim, hồng treo sấy gió, hồng dẻo Đà Lạt, hồng dẻo Lâm Đồng
Hồng treo hoàn toàn dựa vào điều kiện khí hậu, không sử dụng bất cứ chất bảo quản nào. 
Ngoài hồng chín, hồng giòn, người Đà Lạt từ lâu đã biết cách làm hồng khô để trữ ăn quanh năm. Hồng khô là loại hồng được sấy từ khi trái mới ươm vàng, còn rất chát, được hái xuống, gọt vỏ, bổ đôi, hoặc xắt thành 4-5 lát mỏng, rồi đem đi sấy thủ công bằng nhiệt, thường là bằng than củi. Qua một khoảng thời gian, miếng hồng mềm, héo dần và chuyển sang màu cánh gián, vị chát được thay bằng vị ngọt. Hồng sau khi sấy, được bọc kín, bảo quản ở nơi khô kín, sau một thời gian còn tụ đường thành một lớp phấn trắng bên ngoài - lúc này là hồng sấy đạt độ mềm và ngọt nhất.
 
Tuy nhiên, giá trị của hồng sấy thủ công chỉ cao hơn hồng tươi khoảng 7-10 lần và dần mất đi khi công nghệ hồng treo sấy gió xuất hiện. 
 
Cách đây 5-6 năm, các chuyên gia của Tổ chức JICA (Nhật Bản) đã hướng dẫn công nghệ hồng treo sấy gió cho người dân ở khu vực Trại Mát. Sau đó rất nhanh, công nghệ này được lan truyền. 
 
Nhiều gia đình tận dụng các khoảnh sân thượng quây lưới trắng xung quanh để làm hồng treo. Có nhà chỉ che một tấm lưới bên trên giàn treo, hoặc treo ngay những dây hồng trái lên cây phơi đồ giữa nắng… Đến nay, không thể đếm được có bao nhiêu gia đình làm hồng treo sấy gió ở Lâm Đồng. 
Đặc sản Lâm Đồng, Trái cây Lâm Đồng, trái cây Tây Nguyên, trái cây cao nguyên, hồng Xuân Trường, hồng Trạm Hành, hồng Xuân Thọ, hồng Dran, hồng Định An, hồng Đạ Nhim, hồng treo sấy gió, hồng dẻo Đà Lạt, hồng dẻo Lâm Đồng
Hồng treo sấy gió có vị thơm, ngọt thanh tự nhiên nên được nhiều người tiêu dùng ưa thích.
Nhưng, chưa có nhiều gia đình làm hồng treo sấy gió quy mô như gia đình anh Nguyễn Phi Hải (ở thôn Trạm Hành 1, xã Trạm Hành, TP Đà Lạt). Anh Hải vừa đầu tư nhà lồng làm hồng treo sấy gió được 2 năm. Rút kinh nghiệm của những hộ đi trước, anh bỏ vốn khoảng 300 triệu đồng, đầu tư 100m2 nhà lồng, có cả công nghệ hút ẩm và diệt nấm mốc. Mỗi công đoạn chuẩn bị sấy hồng đều được thực hiện cẩn thận và sạch sẽ, như hồng sau khi hái xuống được lau sạch bụi, bẻ bớt tai (núm hồng) để khi gọt vỏ không bị bám bẩn hoặc thâm đen; rồi cột dây, đưa vào khử trùng trước khi treo lên giàn sấy. 
 
Chính vì có nhà lồng quy mô, nên ngay từ đầu mùa, gia đình anh Hải đã thu mua hồng về sấy. Do có công nghệ diệt khuẩn và hút ẩm, nên nhà anh Hải là một trong số ít nhà sấy hồng sớm nhất vì không sợ mưa ẩm hay thiếu nắng. Hồng hái về được sơ chế ngay trong ngày, nên cũng bảo đảm được độ tươi ngon, không bị thâm ruột. Còn bây giờ, khi vào mùa, hồng chín ào ạt, người làm hồng sấy cũng nhiều. Do đó, cũng là hồng treo sấy gió theo công nghệ Nhật Bản, nhưng chất lượng khác nhau và độ an toàn vệ sinh thì không thể… biết được. Dù vậy, không thể phủ nhận, hồng treo sấy gió tạo nên một sắc thái rất riêng và vô cùng hấp dẫn cho hồng trái Đà Lạt.

Chia sẻ

Sở hữu:

Cung cấp trái cây đặc sản Miền Tây với chất lượng hàng đầu. Cam kết không sử dụng thuốc thúc chín, chất bảo quản các loại trái cây.

0 nhận xét: