Gia đình anh Nguyễn Mạnh Hà và anh Nguyễn Bá Tôn ở thôn Đa Hoa, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương là những hộ nông dân đầu tiên của huyện đã mạnh dạn đầu tư vốn hàng trăm triệu đồng để chuyển đất trồng rau thương phẩm sang trồng trên 4 sào cà chua thân gỗ. Nhờ nắm vững kỹ thuật trồng và chăm sóc cà chua thân gỗ, vườn cà chua thân gỗ nhà anh Tôn phát triển tốt, năng suất đạt trên 20 kg quả/cây.
Cà chua thân gỗ hiện đang gặp khó khăn về tiêu thụ. |
Năm 2017, giá cà chua thương phẩm có lúc lên đến 150 ngàn đồng/kg, gia đình anh Hà và anh Tôn rất phấn khởi. Trong 3 năm qua, đã có hàng chục đoàn khách trong và ngoài huyện đến tham quan mô hình trồng cà chua thân gỗ đầu tiên ở huyện Đơn Dương của gia đình anh Nguyễn Bá Tôn. Tuy nhiên, từ giữa năm 2018 đến nay, thị trường cà chua thân gỗ tiêu thụ chậm, giá giảm mạnh, thậm chí có những thời điểm cà chua thân gỗ không tiêu thụ được.
Trao đổi với chúng tôi anh Tôn cho biết: “Hiện nay, đầu ra của sản phẩm cà chua thân gỗ rất khó khăn, chúng tôi hết sức lo lắng, vì vậy chúng tôi rất mong muốn được các cấp, các ngành chức năng của huyện và tỉnh quan tâm, giúp chúng tôi tháo gỡ khó khăn đầu ra cho sản phẩm, để bà con yên tâm sản xuất".
Cà chua thân gỗ đã được nhiều địa phương “nội địa hóa” khiến trái cây này trở thành bình thường. |
Trước đây, cà chua đen, cam ruột đỏ… cũng từng gây bão thị trường với giá lên đến 200.000 đồng/kg. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, nhiều địa phương của Việt Nam đã “nội địa hóa” thành công những mặt hàng nông sản này khiến giá thành trở lại bình thường.
0 nhận xét: