Vụ thu hoạch năm nay, nông dân trồng cam, quýt thua lỗ nặng vì giá rớt thê thảm, có thời điểm giá chỉ từ 6-8 ngàn đồng/kg. Cuối vụ giá quýt có nhích lên từ 10-12 ngàn đồng/kg nhưng vẫn dưới giá thành sản xuất. Nông dân trồng cam càng điêu đứng vì thị trường vẫn chưa khởi sắc.
Nguyên nhân cam, quýt dội chợ do nguồn cung quá dồi dào vì thời gian qua, nhiều tỉnh, thành đua nhau phát triển “nóng” diện tích nhóm cây trồng này.
Vụ thu hoạch năm nay, nông dân trồng cam, quýt không ai thoát lỗ vì năng suất, chất lượng trái không bằng mọi năm mà suốt vụ giá bán lại rẻ như cho.
Cả nước hiện có trên 157 ngàn hécta cây có múi, thuộc tốp đầu về cây trồng có diện tích và sản lượng lớn. Mỗi năm tăng thêm hàng chục ngàn hécta và đây vẫn là nhóm cây trồng đang tiếp tục được nhiều tỉnh, thành ưu tiên phát triển. Trong đó, nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn.
Ông Nguyễn Long Sang, chủ Trang trại nông nghiệp tổng hợp Quang Sang (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) chia sẻ, cả vụ thu hoạch, giá cam, quýt hàng tuyển, hàng lựa cũng chỉ bán được từ 6-8 ngàn đồng/kg, mức giá bằng 1/3 năm ngoái. Giá bán bao vườn còn thấp hơn nhiều vì thương lái chỉ chọn mua được từ 40-50% sản lượng trái. Hàng nám, hàng dạt còn lại bán đổ bán tháo từ 2-3 ngàn đồng/kg, có khi đành đổ bỏ vì không có người mua. “Với mức giá này, nông dân trồng cam, quýt hầu như trắng tay vì vốn cả năm đổ vào chăm vườn hầu như không thu hồi được. Nhiều nhà vườn, nông dân không còn vốn để tái chăm sóc vườn cây” - ông Sang nói.
Nguyên nhân chính khiến cam, quýt “vỡ” thị trường là do vài năm qua, đây là nhóm cây trồng thuộc tốp đầu cho thu nhập tốt. Theo đó, nông dân khắp nơi đổ xô phát triển diện tích. Ông Lưu Văn Tấn (xã Hiếu Liêm, huyện Vĩnh Cửu) nhận xét: “Vài năm trước, cam, quýt đứng đầu về thu nhập, nông dân đua nhau trồng nên giờ người bán nhiều hơn thương lái thu mua. Thời gian tới, đầu ra cho cam, quýt càng đáng lo khi diện tích cây mới trồng đồng loạt cho thu hoạch”.
Đây là vụ thu hoạch cam, quýt có giá thấp nhất trong vòng vài năm nay. Khó khăn này có thể lặp lại trong những năm tới khi nhiều tỉnh, thành cũng đang đua nhau trồng cam, quýt. Theo các chủ vựa trái cây tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (huyện Thống Nhất), mùa này, cam, quýt, bưởi đang chiếm khoảng 70% sản lượng trái cây ở chợ. Tuy nông dân Đồng Nai đang gặp khó trong tiêu thụ nhưng gần 50% sản lượng cam, quýt về chợ Dầu Giây có nguồn từ miền Tây vì các tỉnh này cũng đang rộ mùa thu hoạch .
So sánh về lợi thế cạnh tranh giữa cam, quýt miền Đông và miền Tây, bà Nguyễn Kim Anh, chủ vựa kinh doanh tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây nhận xét: “Cam, quýt miền Tây thường bán cao hơn vài giá so với hàng miền Đông vì được người tiêu dùng ưa chuộng. Nguyên nhân vì các tỉnh miền Tây đã tạo được những thương hiệu lâu đời nổi tiếng về cam, quýt ngon nên có lợi thế cạnh tranh khi ra thị trường”.
Đồng Nai cũng từng nổi tiếng có những vùng đặc sản quýt đường ngon như: xã Thanh Sơn (huyện Định Quán), xã Núi Tượng (huyện Tân Phú)…Nhưng rồi giá cả bấp bênh, dịch bệnh nhiều khiến diện tích cây trồng này dần thu hẹp. Vài năm trở lại đây, cam, quýt liên tục bán được giá tốt nên nông dân lại đua nhau trồng. Trong đó, một số địa phương phát triển sau nhưng lại tăng khá nhanh về diện tích như: Vĩnh Cửu, Trảng Bom…
Ông Nguyễn Thanh Liễu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu) so sánh: “Cam là cây trồng mới rộ lên ở vùng này nhưng diện tích tăng rất nhanh. Hiện toàn xã có 160 hécta cam, tăng 60 hécta so với năm ngoái. Trong đó, mới 60% vườn cho thu hoạch nên bài toán về đầu ra cho sản phẩm này ngày càng nan giải”. Theo ông Liễu, hệ lụy lớn nhất của việc chạy theo phong trào ồ ạt trồng cam, quýt là sản phẩm tắc đầu ra. Nhóm cây trồng này đã qua thời lãi “khủng”, nông dân nên tính toán kỹ khi đầu tư. Trong đó, cần quan tâm xây dựng thương hiệu cho cam, quýt bằng uy tín chất lượng để có chỗ đứng trên thị trường.
Chỉ ra những hạn chế trong phát triển cam, quýt của Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Dòn, nguyên Trưởng trạm Khuyến nông huyện Định Quán cho rằng, điểm yếu nhất hiện nay là cam, quýt của Đồng Nai vẫn phát triển manh mún, nhỏ lẻ. Theo đó, chất lượng chưa đồng đều và cũng chưa đáp ứng được những đơn hàng cần sản lượng lớn. “Đã đến lúc nông dân nên liên kết lại, sản xuất theo một quy trình chuẩn để có chất lượng ngon, đồng đều. Đây là cơ sở để xây dựng được những thương hiệu về vùng cam, quýt ngon được thị trường biết tiếng” - bà Dòn nói.
Thị trường bưởi da xanh Đồng Nai cũng đang lo vỡ trận vì tăng “nóng” về diện tích. |
Vụ cam, quýt “đắng”
Vụ thu hoạch năm nay, nông dân trồng cam, quýt không ai thoát lỗ vì năng suất, chất lượng trái không bằng mọi năm mà suốt vụ giá bán lại rẻ như cho.
Cả nước hiện có trên 157 ngàn hécta cây có múi, thuộc tốp đầu về cây trồng có diện tích và sản lượng lớn. Mỗi năm tăng thêm hàng chục ngàn hécta và đây vẫn là nhóm cây trồng đang tiếp tục được nhiều tỉnh, thành ưu tiên phát triển. Trong đó, nhiều địa phương đã hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn.
Ông Nguyễn Long Sang, chủ Trang trại nông nghiệp tổng hợp Quang Sang (xã Thanh Sơn, huyện Định Quán) chia sẻ, cả vụ thu hoạch, giá cam, quýt hàng tuyển, hàng lựa cũng chỉ bán được từ 6-8 ngàn đồng/kg, mức giá bằng 1/3 năm ngoái. Giá bán bao vườn còn thấp hơn nhiều vì thương lái chỉ chọn mua được từ 40-50% sản lượng trái. Hàng nám, hàng dạt còn lại bán đổ bán tháo từ 2-3 ngàn đồng/kg, có khi đành đổ bỏ vì không có người mua. “Với mức giá này, nông dân trồng cam, quýt hầu như trắng tay vì vốn cả năm đổ vào chăm vườn hầu như không thu hồi được. Nhiều nhà vườn, nông dân không còn vốn để tái chăm sóc vườn cây” - ông Sang nói.
Trái cây có múi rớt giá vì dội chợ ở chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây. |
Đây là vụ thu hoạch cam, quýt có giá thấp nhất trong vòng vài năm nay. Khó khăn này có thể lặp lại trong những năm tới khi nhiều tỉnh, thành cũng đang đua nhau trồng cam, quýt. Theo các chủ vựa trái cây tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây (huyện Thống Nhất), mùa này, cam, quýt, bưởi đang chiếm khoảng 70% sản lượng trái cây ở chợ. Tuy nông dân Đồng Nai đang gặp khó trong tiêu thụ nhưng gần 50% sản lượng cam, quýt về chợ Dầu Giây có nguồn từ miền Tây vì các tỉnh này cũng đang rộ mùa thu hoạch .
Cần tính bài toán cạnh tranh
So sánh về lợi thế cạnh tranh giữa cam, quýt miền Đông và miền Tây, bà Nguyễn Kim Anh, chủ vựa kinh doanh tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Dầu Giây nhận xét: “Cam, quýt miền Tây thường bán cao hơn vài giá so với hàng miền Đông vì được người tiêu dùng ưa chuộng. Nguyên nhân vì các tỉnh miền Tây đã tạo được những thương hiệu lâu đời nổi tiếng về cam, quýt ngon nên có lợi thế cạnh tranh khi ra thị trường”.
Vườn quýt đường tại xã Xuân Lập, TX.Long Khánh. |
Theo số liệu từ Cục Thống kê Đồng Nai, toàn tỉnh hiện có trên trên 2,1 ngàn hécta quýt; trên 1,1 ngàn hécta cam, tăng gấp đôi, gấp ba lần về diện tích so với vài năm trước đó.
Ông Nguyễn Thanh Liễu, Phó chủ tịch Hội Nông dân xã Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu) so sánh: “Cam là cây trồng mới rộ lên ở vùng này nhưng diện tích tăng rất nhanh. Hiện toàn xã có 160 hécta cam, tăng 60 hécta so với năm ngoái. Trong đó, mới 60% vườn cho thu hoạch nên bài toán về đầu ra cho sản phẩm này ngày càng nan giải”. Theo ông Liễu, hệ lụy lớn nhất của việc chạy theo phong trào ồ ạt trồng cam, quýt là sản phẩm tắc đầu ra. Nhóm cây trồng này đã qua thời lãi “khủng”, nông dân nên tính toán kỹ khi đầu tư. Trong đó, cần quan tâm xây dựng thương hiệu cho cam, quýt bằng uy tín chất lượng để có chỗ đứng trên thị trường.
Chỉ ra những hạn chế trong phát triển cam, quýt của Đồng Nai, bà Nguyễn Thị Dòn, nguyên Trưởng trạm Khuyến nông huyện Định Quán cho rằng, điểm yếu nhất hiện nay là cam, quýt của Đồng Nai vẫn phát triển manh mún, nhỏ lẻ. Theo đó, chất lượng chưa đồng đều và cũng chưa đáp ứng được những đơn hàng cần sản lượng lớn. “Đã đến lúc nông dân nên liên kết lại, sản xuất theo một quy trình chuẩn để có chất lượng ngon, đồng đều. Đây là cơ sở để xây dựng được những thương hiệu về vùng cam, quýt ngon được thị trường biết tiếng” - bà Dòn nói.
0 nhận xét: