Định hướng phát triển nhóm cây trồng có giá trị kinh tế cao của thị xã Ngã Bảy thời gia qua cùng với nổ lực tuyên truyền vận động của cán bộ khuyến nông, ngành nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho hộ gia đình trên địa bàn.
Một trong những mô hình chuyển đổi có hiệu quả là mô hình trồng dâu da của anh Nguyễn Chí Cường, sinh năm 1983, cư ngụ ấp Đông An, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy.
Năm 2011, diện tích trồng cam sành tại xã Đại Thành nói riêng và thị xã Ngã Bảy nói chung rất phát triển. Người nông dân chuyển đổi dần đất trồng lúa sang trồng cây cam sành trong đó có gia đình em Cường và cây cam sành đã giúp cho rất nhiều hộ nông dân tại địa phương trở nên khá, giàu.
Gia đình anh Cường cũng đầu tư trồng cam sành nhưng hiệu quả kinh tế đạt không cao do thiếu vốn sản xuất, đầu tư phân, thuốc hạn chế, dịch bệnh gây hại và chưa mạnh dạng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nên hiệu quả vườn cam sành đem lại không cao.
Anh Cường tâm sự thêm, đúng là cây cam sành tại địa phương nhiều năm qua đã giúp cho người nông dân làm giàu, nhưng nếu đầu tư trồng cam sành trước hết phải có vốn sản xuất, đầu tư phân, thuốc đúng cách và phải áp dụng khoa học, kỹ thuật đúng quy trình thì mới đạt hiệu quả kinh tế.
Năm 2015 anh Cường phá bỏ vườn cam sành chuyển sang trồng 02 loại dâu ăn trái là Dâu xanh da bảo và Dâu vàng bòn bon với diện tích 1,2 ha anh đầu tư trồng 600 cây dâu da.
Qua 04 năm đầu tư và chăm sóc vườn dâu cho hiệu quả kinh tế rất cao. Theo ước tính của gia đình vụ thu hoạch năm nay đạt năng suất bình quân 100 kg/ cây, sản lượng vườn dâu đạt khoảng 50 tấn, hiện giá thương lái hợp đồng thu mua 10.000 đồng/ kg, tổng thu nhập 500 triệu đồng.
Anh Cường cho biết trồng dâu ăn trái rất nhẹ công chăm sóc, cây dâu ít dịch bệnh gây hại, chi phí đầu tư rất thấp khoảng từ 50 – 60 triệu / vụ cho 600 gốc dâu. Năm nay sau vụ thu hoạch trừ chi phí đầu tư gia đình em Cường đạt lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Trồng dâu công chăm sóc nhẹ hơn trồng cam sành rất nhiều, tuy cây dâu mỗi năm cho thu hoạch một vụ nhưng tính về hiệu quả kinh tế không thua trồng cây cam sành.
Đối với cây dâu thì dịch bệnh gây hại chủ yếu là rệp sáp, hai đối tượng này dễ phòng trị, khi phát hiện có rệp sáp đeo bám trên trái dâu thì ta phun thuốc phòng trừ. Từ thực tế mô hình chuyển đổi cam sành sang trồng cây dâu ăn trái của anh Nguyễn Chí Cường tại xã Đại Thành đây là mô hình hiệu quả, ổn định cho thu nhập kinh tế cao và bền vững.
Anh Nguyễn Chí Cường, xã Đại Thành bên vườn dâu của mình. |
Năm 2011, diện tích trồng cam sành tại xã Đại Thành nói riêng và thị xã Ngã Bảy nói chung rất phát triển. Người nông dân chuyển đổi dần đất trồng lúa sang trồng cây cam sành trong đó có gia đình em Cường và cây cam sành đã giúp cho rất nhiều hộ nông dân tại địa phương trở nên khá, giàu.
Gia đình anh Cường cũng đầu tư trồng cam sành nhưng hiệu quả kinh tế đạt không cao do thiếu vốn sản xuất, đầu tư phân, thuốc hạn chế, dịch bệnh gây hại và chưa mạnh dạng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nên hiệu quả vườn cam sành đem lại không cao.
Anh Cường tâm sự thêm, đúng là cây cam sành tại địa phương nhiều năm qua đã giúp cho người nông dân làm giàu, nhưng nếu đầu tư trồng cam sành trước hết phải có vốn sản xuất, đầu tư phân, thuốc đúng cách và phải áp dụng khoa học, kỹ thuật đúng quy trình thì mới đạt hiệu quả kinh tế.
Năm 2015 anh Cường phá bỏ vườn cam sành chuyển sang trồng 02 loại dâu ăn trái là Dâu xanh da bảo và Dâu vàng bòn bon với diện tích 1,2 ha anh đầu tư trồng 600 cây dâu da.
Mô hình trồng cây dâu ăn trái của anh Nguyễn Chí Cường là mô hình hiệu quả. |
Anh Cường cho biết trồng dâu ăn trái rất nhẹ công chăm sóc, cây dâu ít dịch bệnh gây hại, chi phí đầu tư rất thấp khoảng từ 50 – 60 triệu / vụ cho 600 gốc dâu. Năm nay sau vụ thu hoạch trừ chi phí đầu tư gia đình em Cường đạt lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Trồng dâu công chăm sóc nhẹ hơn trồng cam sành rất nhiều, tuy cây dâu mỗi năm cho thu hoạch một vụ nhưng tính về hiệu quả kinh tế không thua trồng cây cam sành.
Đối với cây dâu thì dịch bệnh gây hại chủ yếu là rệp sáp, hai đối tượng này dễ phòng trị, khi phát hiện có rệp sáp đeo bám trên trái dâu thì ta phun thuốc phòng trừ. Từ thực tế mô hình chuyển đổi cam sành sang trồng cây dâu ăn trái của anh Nguyễn Chí Cường tại xã Đại Thành đây là mô hình hiệu quả, ổn định cho thu nhập kinh tế cao và bền vững.
0 nhận xét: