Những ngày này, người dân ở hai xã Đạo Trù và Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đang bước vào vụ thu hoạch dứa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui, người trồng dứa đang thực sự lo lắng phải tự tìm đầu ra và giá cả bấp bênh theo thị trường.
Xã Đại Đình và xã Đạo Trù huyện Tam Đảo từ lâu đã được biết đến là địa phương có diện tích trồng dứa lớn nhất tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích hơn 100 ha. Cây dứa được trồng chủ yếu dưới các tán rừng, vừa góp phần bảo vệ rừng, vừa tận dụng đất lâm nghiệp. Đây cũng là một trong những cây trồng chủ lực giúp bà con dân tộc Sán Dìu xóa đói giảm nghèo, tăng thêm thu nhập hàng năm.
Theo chia sẻ của người trồng dứa ở Đại Đình, do được trồng dưới tán cây rừng, chất đất mẫu mỡ, tơi xốp nên cây dứa không phải chăm sóc nhiều, người dân chỉ cần xới cỏ và chờ đến vụ thu hoạch. Cây dứa ở đây là loại dứa mật, quả nhỏ, ruột dòn nhiều nước và rất ngọt, khác với quả dứa được trồng ở các vùng đất khác.
Ông Lại Hữu Tiếp, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đình cho biết, dứa là loại cây đã được trồng từ rất lâu ở địa phương và là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao đời sống người dân. Nhờ chất lượng đảm bảo nên quả dứa của xã Đại Đình được thị trường đón nhận, mang lại thu nhập cho bà con cao hơn cấy lúa.
Tuy nhiên, do giá cả bấp bênh, đầu ra cho cây dứa khó khăn nên người dân không mấy mặn mà với cây dứa, diện tích trồng dứa của xã giảm dần chỉ còn 20 - 30 ha. Trước biến động về giá dứa xuống thấp, người trồng dứa gặp khó khăn nhưng hiện giờ chính quyền xã cũng chưa có phương án nào để hỗ trợ đầu ra cho bà con nông dân.
Ngồi bần thần trước đống dứa chín vàng được bày bán bên lề đường, gương mặt bà Đoàn Thị Thu, thôn Đồng Lính, xã Đại Đình lộ rõ nỗi buồn. Bà Thu cho hay: “Hơn 1 ha dứa của gia đình bà đang vào vụ cho thu hoạch. Những năm trước có thương lái đi ô tô đến tận nơi thu mua cho gia đình. Nhưng năm nay không có thương lái nào đến thu mua, tôi phải mang dứa ra ngoài đường ngồi bán, được quả nào hay quả đó.”
Bà Thu cho biết thêm: “Nửa tháng trước, giá một quả dứa còn dao động ở mức 7.000 - 8.000 đồng/quả. Tuy nhiên, càng vào vụ, dứa chín nhiều nên giá dứa tụt xuống còn 2.000 - 3.000 đồng/quả mà vẫn không có khách mua".
Gia đình ông Lương Văn Sinh là một trong những hộ còn duy trì diện tích trồng dứa nhiều nhất ở, thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù cho biết, gia đình ông có hơn 3 ha trồng dứa dưới tán rừng lim. Hàng ngày, ông phải chở dứa ra chợ xã Đại Đình ngồi bán. Nhiều hôm bán không hết nên buộc phải bán đổ đồng giá 1.500 - 2.000 đồng/quả cho lái buôn để về.
Theo ông Sinh, hiện nay các thương lái không đến thu mua dứa tại vườn là bởi dứa ở các vùng khác mang về bán. Dứa những nơi đó không thơm, ngọt bằng dứa Đại Đình, nhưng quả to hơn và có giá rẻ chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/quả nên dễ bán hơn dứa Đại Đình.
Xã Đại Đình và Đạo Trù là hai xã miền núi của huyện Tam Đảo. Hơn chục năm nay, tuy sản xuất, giá cả thiếu ổn định, song cây dứa vẫn là loại cây chủ lực, gắn bó dài lâu và góp phần không nhỏ trong việc xóa đói, giảm nghèo cho các hộ dân ở đây. Chính vì vậy, vấn đề liên kết, bao tiêu sản phẩm cho cây dứa dứa cần được các cấp, các ngành ở Vĩnh Phúc quan tâm để người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.
Dứa chín rộ trong vườn nhà các hộ nông dân ở xã Đại Đình. |
Theo chia sẻ của người trồng dứa ở Đại Đình, do được trồng dưới tán cây rừng, chất đất mẫu mỡ, tơi xốp nên cây dứa không phải chăm sóc nhiều, người dân chỉ cần xới cỏ và chờ đến vụ thu hoạch. Cây dứa ở đây là loại dứa mật, quả nhỏ, ruột dòn nhiều nước và rất ngọt, khác với quả dứa được trồng ở các vùng đất khác.
Ông Lại Hữu Tiếp, Phó Chủ tịch UBND xã Đại Đình cho biết, dứa là loại cây đã được trồng từ rất lâu ở địa phương và là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nâng cao đời sống người dân. Nhờ chất lượng đảm bảo nên quả dứa của xã Đại Đình được thị trường đón nhận, mang lại thu nhập cho bà con cao hơn cấy lúa.
Tuy nhiên, do giá cả bấp bênh, đầu ra cho cây dứa khó khăn nên người dân không mấy mặn mà với cây dứa, diện tích trồng dứa của xã giảm dần chỉ còn 20 - 30 ha. Trước biến động về giá dứa xuống thấp, người trồng dứa gặp khó khăn nhưng hiện giờ chính quyền xã cũng chưa có phương án nào để hỗ trợ đầu ra cho bà con nông dân.
Dứa được bày bán nhiều trên đường từ xã Đại Đình lên xã Đạo Trù. |
Bà Thu cho biết thêm: “Nửa tháng trước, giá một quả dứa còn dao động ở mức 7.000 - 8.000 đồng/quả. Tuy nhiên, càng vào vụ, dứa chín nhiều nên giá dứa tụt xuống còn 2.000 - 3.000 đồng/quả mà vẫn không có khách mua".
Gia đình ông Lương Văn Sinh là một trong những hộ còn duy trì diện tích trồng dứa nhiều nhất ở, thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù cho biết, gia đình ông có hơn 3 ha trồng dứa dưới tán rừng lim. Hàng ngày, ông phải chở dứa ra chợ xã Đại Đình ngồi bán. Nhiều hôm bán không hết nên buộc phải bán đổ đồng giá 1.500 - 2.000 đồng/quả cho lái buôn để về.
Theo ông Sinh, hiện nay các thương lái không đến thu mua dứa tại vườn là bởi dứa ở các vùng khác mang về bán. Dứa những nơi đó không thơm, ngọt bằng dứa Đại Đình, nhưng quả to hơn và có giá rẻ chỉ từ 2.000 - 5.000 đồng/quả nên dễ bán hơn dứa Đại Đình.
Xã Đại Đình và Đạo Trù là hai xã miền núi của huyện Tam Đảo. Hơn chục năm nay, tuy sản xuất, giá cả thiếu ổn định, song cây dứa vẫn là loại cây chủ lực, gắn bó dài lâu và góp phần không nhỏ trong việc xóa đói, giảm nghèo cho các hộ dân ở đây. Chính vì vậy, vấn đề liên kết, bao tiêu sản phẩm cho cây dứa dứa cần được các cấp, các ngành ở Vĩnh Phúc quan tâm để người dân yên tâm sản xuất, phát triển kinh tế.
0 nhận xét: