Trái thanh trà có thể được xem là loại trái cây đặc sản của TX Bình Minh nói riêng, Vĩnh Long nói chung. Tuy nhiên, trái thanh trà chưa tương xứng là trái cây đặc sản của địa phương vì chủ yếu vẫn là tiêu thụ trái tươi.
Từ cây trồng ăn chơi, giờ đây, cây thanh trà ở TX Bình Minh đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Vào mùa, giá trái thanh trà khoảng vài chục ngàn đồng ký tùy loại chua hay ngọt. Giá mỗi ký tăng dần cho đến cuối mùa, có thời điểm, thanh trà ngọt có giá khoảng 100.000 đ/kg.
TX Bình Minh là địa phương (có thể nói là duy nhất ở khu vực ĐBSCL) có diện tích thanh trà lớn, với khoảng 150ha, tập trung ở các ấp như Đông Hưng 1, 2 và 3 (xã Đông Thành), xã Mỹ Hòa, Thuận An. Ngoài ra, còn có một số cây thanh trà “tổ” hơn 100 năm tuổi.
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán cho đến nửa đầu tháng 3 âm lịch là thanh trà cả vùng rộ mùa. Tuy nhiên, thanh trà chủ yếu để tiêu thụ tươi và chưa có một loại sản phẩm chế biến ra thị trường. Theo nhiều ý kiến, đây là một vấn đề “khá tiếc” cho một loại trái cây đặc sản của địa phương.
Nắm bắt tình hình này, Sở Khoa học- Công nghệ đã đặt hàng cho trường ĐH Cần Thơ nghiên cứu đề tài “Chế biến đa dạng sản phẩm từ trái thanh trà tỉnh Vĩnh Long”. PGS. TS Nguyễn Minh Thủy- Chủ nhiệm đề tài- cho biết, trái thanh trà là loại trái cây tương đối hiếm vì chỉ cho trái trong một khoảng thời gian ngắn và chưa có thông tin rõ ràng về chất lượng trái chua hay ngọt.
“Các thách thức trong việc tiêu thụ trái thanh trà là trái dễ hư hỏng sau thu hoạch, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế, chưa có quy trình chế biến sản phẩm đa dạng và tiện dụng. Đặc biệt là giá cả chưa ổn định, bài toán đầu ra và thương hiệu địa phương chưa có”- PGS. TS Nguyễn Minh Thủy cho biết.
Trong khi đó, hiện cũng có một số sản phẩm được chế biến từ trái thanh trà như mứt, thanh trà ngâm đường, ép nước. Song, các sản phẩm được sản xuất với quy trình chế biến truyền thống, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo PGS. TS Nguyễn Minh Thủy, các sản phẩm này chủ yếu được chế biến nhỏ lẻ, chưa kiểm soát được chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. Đặc biệt là chưa quan tâm đến các hợp chất sinh học quý, chưa tận dụng được hết nguồn nguyên liệu sẵn có và hiệu quả kinh tế không cao.
Đề tài nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Minh Thủy cùng các cộng sự đã giải quyết được hầu hết các vấn đề đặt ra. Nhóm đã nghiên cứu quy trình thu hoạch và xử lý trái; phân tích các kết quả chất lượng trái thanh trà, thành phần hóa học,…Từ đó nghiên cứu các sản phẩm làm từ trái thanh trà phù hợp với từng loại trái, từng nhu cầu của sản phẩm.
Từ trái thanh tra tươi tiêu thụ truyền thống, nhóm của PGS. TS Nguyễn Minh Thủy đã sản xuất ra các sản phẩm khác như: nước ép thanh trà, rượu vang thanh trà, mứt đông thanh trà, yaourt phối chế mứt đông thanh trà. Tất cả sản phẩm đều đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm, được kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm này đáp ứng được tiêu chí “mạnh khỏe, dinh dưỡng và duy trì đặc điểm tự nhiên”.
Theo PGS. TS Nguyễn Minh Thủy, sản phẩm nghiên cứu đã giải quyết các vấn đề trong sản xuất trái thanh trà hiện nay như đã sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, giảm tổn thất sau thu hoạch, sản phẩm tiện dụng và đa dạng. “Kết quả nghiên cứu đã giúp cho sản phẩm trái thanh trà nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như có tính ứng dụng cao”- PGS. TS Thủy chia sẻ.
Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ Nguyễn Trọng Danh, đề tài đã giúp giải quyết các vấn đề đặt ra trong việc sản xuất và tiêu thụ thanh trà ở địa phương. Trong đó, kết quả nghiên cứu có tính khả thi cao trong sản xuất với quy mô hộ gia đình, hoặc sản xuất với quy mô lớn hơn, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cũng như mở ra một mô hình sản xuất mới cho người dân địa phương…
Để tăng hiệu quả kinh tế và giúp cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ trái thanh trà bền vững, từ năm 2015, Sở Khoa học- Công nghệ cũng đã phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và phẩm chất trái thanh trà”. Hiện nay, các ngành chức năng đang có định hướng xây dựng chứng nhận địa lý, tiến tới nhân rộng diện tích trái thanh trà…
Trái thanh trà hiện vẫn chủ yếu được tiêu thụ ở dạng tươi. |
TX Bình Minh là địa phương (có thể nói là duy nhất ở khu vực ĐBSCL) có diện tích thanh trà lớn, với khoảng 150ha, tập trung ở các ấp như Đông Hưng 1, 2 và 3 (xã Đông Thành), xã Mỹ Hòa, Thuận An. Ngoài ra, còn có một số cây thanh trà “tổ” hơn 100 năm tuổi.
Hàng năm, cứ sau Tết Nguyên đán cho đến nửa đầu tháng 3 âm lịch là thanh trà cả vùng rộ mùa. Tuy nhiên, thanh trà chủ yếu để tiêu thụ tươi và chưa có một loại sản phẩm chế biến ra thị trường. Theo nhiều ý kiến, đây là một vấn đề “khá tiếc” cho một loại trái cây đặc sản của địa phương.
Mứt thanh trà được chế biến theo phương thức truyền thống. |
“Các thách thức trong việc tiêu thụ trái thanh trà là trái dễ hư hỏng sau thu hoạch, kỹ thuật bảo quản sau thu hoạch còn hạn chế, chưa có quy trình chế biến sản phẩm đa dạng và tiện dụng. Đặc biệt là giá cả chưa ổn định, bài toán đầu ra và thương hiệu địa phương chưa có”- PGS. TS Nguyễn Minh Thủy cho biết.
Trong khi đó, hiện cũng có một số sản phẩm được chế biến từ trái thanh trà như mứt, thanh trà ngâm đường, ép nước. Song, các sản phẩm được sản xuất với quy trình chế biến truyền thống, chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thanh trà ngâm đường. |
Đề tài nghiên cứu của PGS. TS Nguyễn Minh Thủy cùng các cộng sự đã giải quyết được hầu hết các vấn đề đặt ra. Nhóm đã nghiên cứu quy trình thu hoạch và xử lý trái; phân tích các kết quả chất lượng trái thanh trà, thành phần hóa học,…Từ đó nghiên cứu các sản phẩm làm từ trái thanh trà phù hợp với từng loại trái, từng nhu cầu của sản phẩm.
Từ trái thanh tra tươi tiêu thụ truyền thống, nhóm của PGS. TS Nguyễn Minh Thủy đã sản xuất ra các sản phẩm khác như: nước ép thanh trà, rượu vang thanh trà, mứt đông thanh trà, yaourt phối chế mứt đông thanh trà. Tất cả sản phẩm đều đáp ứng được các tiêu chuẩn sản xuất thực phẩm, được kiểm soát chất lượng nguyên liệu và sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm này đáp ứng được tiêu chí “mạnh khỏe, dinh dưỡng và duy trì đặc điểm tự nhiên”.
Một số sản phẩm chế biến từ trái thanh trà của PGS. TS Nguyễn Minh Thủy. |
Theo Phó Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ Nguyễn Trọng Danh, đề tài đã giúp giải quyết các vấn đề đặt ra trong việc sản xuất và tiêu thụ thanh trà ở địa phương. Trong đó, kết quả nghiên cứu có tính khả thi cao trong sản xuất với quy mô hộ gia đình, hoặc sản xuất với quy mô lớn hơn, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cũng như mở ra một mô hình sản xuất mới cho người dân địa phương…
Để tăng hiệu quả kinh tế và giúp cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ trái thanh trà bền vững, từ năm 2015, Sở Khoa học- Công nghệ cũng đã phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ thực hiện đề tài “Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và phẩm chất trái thanh trà”. Hiện nay, các ngành chức năng đang có định hướng xây dựng chứng nhận địa lý, tiến tới nhân rộng diện tích trái thanh trà…
0 nhận xét: