Những ngày đầu tháng 6 này, các hộ dân trồng chuối của huyện Yên Châu rất phấn khởi khi sản phẩm chuối được chứng nhận nhãn hiệu, khẳng định thương hiệu chuối ngọt Yên Châu, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
Phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, những năm qua, cây chuối đã trở thành một trong những cây ăn quả chủ lực, mang lại nguồn thu nhập chính cho hàng ngàn hộ dân trên địa bàn huyện Yên Châu. Đến nay, toàn huyện có trên 514 ha chuối (25 ha được cấp giấy chứng nhận VietGAP), trong đó diện tích cho sản phẩm là 387 ha với sản lượng mỗi năm đạt khoảng 6.175 tấn (120 tấn thuộc chuỗi sản xuất quả an toàn đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường) được trồng tập trung tại các xã: Chiềng Đông, Sặp Vạt, Chiềng Hặc, Tú Nang. Đa phần chuối trồng chủ yếu tại Yên Châu là giống chuối tây, ban đầu được bà con trồng để lấy quả ăn, sau dần trở thành thứ hàng hóa đặc sản được nhiều người biết đến bởi độ ngọt và vị thơm ngon đặc trưng.
Hiện, sản phẩm chuối Yên Châu cung ứng ra thị trường gồm 4 loại sản phẩm chính là: quả chuối tươi, chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn và rượu chuối, trong đó sản phẩm chuối tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là quả chuối tươi, thường được bán cho các thương lái và xuất đi Trung Quốc. Còn lại, sản phẩm chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn và rượu chuối được sản xuất và phân phối tại Công ty cổ phần rượu Việt - Pháp. Tuy nhiên, sản lượng thu mua qua Công ty này chỉ chiếm 10% tổng sản lượng chuối của huyện với khoảng 360 tấn quả/năm.
Trước đây, trong khâu tiêu thụ sản phẩm, quả chuối tươi Yên Châu vẫn chưa có bao bì hay tem nhãn nào thể hiện được nguồn gốc xuất xứ; các thương lái thường thu mua theo từng đợt, giá cả không ổn định. Đối với sản phẩm chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn và rượu chuối đang được Công ty cổ phần rượu Việt - Pháp sử dụng với tên nhãn hiệu là “Chuối sấy dẻo Yên Châu” và “Rượu chuối hột - Đặc sản của đất Yên Châu, Sơn La”. Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu thiết kế đơn giản, chưa có hệ thống nhận diện trên thị trường; người tiêu dùng thiếu thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất và danh tiếng đặc sản của địa phương.
Nhằm tạo điều kiện cho sản phẩm chuối Yên Châu khẳng định chỗ đứng trên thị trường, từ năm 2017, huyện Yên Châu đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Công ty nghiên cứu tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư CONCENTI đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, tổ chức nhiều hội thảo đánh giá cảm quan sản phẩm quả chuối và góp ý, thống nhất về logo, bản đồ khu vực địa lý, bộ tiêu chí chứng nhận nhãn hiệu chuối Yên Châu, góp phần hoàn thiện các tiêu chí để xây dựng chỉ dẫn địa lý đối với sản phẩm chuối.
Bên cạnh đó, quy hoạch mở rộng diện tích chuối tại các xã dọc quốc lộ 6, khuyến khích các hộ dân tận dụng địa hình có độ dốc lớn, đất cằn cỗi để trồng chuối; thí điểm triển khai mô hình trồng chuối cấy mô tại xã Sặp Vạt với diện tích 4 ha, bước đầu cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu nhập ổn định, nhiều hộ dân thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm.
Là một trong những gia đình nhiều năm gắn bó với cây chuối, ông Lò Văn Kim, bản Nà Ngà, xã Chiềng Hặc cho biết: Từ năm 2014, gia đình tôi đã chuyển gần 2 ha đất đồi trồng ngô kém hiệu quả sang trồng chuối với hơn 500 gốc. So với các loại cây khác, chuối là loại cây dễ trồng, có khả năng chống hạn tốt, chi phí đầu tư thấp, sau khi trồng khoảng 1 năm đã cho thu hoạch, trung bình một gốc chuối cho thu hoạch luân phiên 3-4 lần/năm. Mỗi năm, tôi thu hoạch khoảng 6 tấn quả/ha, với giá bán từ 4.000-6.000 đồng/kg chuối quả, vườn chuối cho thu nhập trên 60 triệu đồng. Khi biết chuối Yên Châu đã được cấp nhãn hiệu, không chỉ tôi mà các hộ dân trồng chuối ở bản rất phấn khởi. Bởi khi có nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ cũng như giá trị chất lượng sản phẩm chuối được nhiều người tiêu dùng biết đến. Nhờ vậy, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn, không lo bị tư thương ép giá, thu nhập sẽ cao hơn nhiều so với trước đây.
Ông Nguyễn Văn Điện, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Châu, cho biết: Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục quy hoạch và phát triển cây chuối thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; hướng dẫn nhân dân sản xuất theo quy trình VietGAP để nâng cao chất lượng sản phẩm chuối; khuyến khích, hướng dẫn các hộ trồng chuối thành lập HTX liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường, tìm đối tác tiêu thị sản phẩm bền vững cho nhân dân trên địa bàn. Năm 2018, toàn huyện xuất khẩu 195 tấn quả chuối tươi sang thị trường Trung Quốc. Phấn đấu năm 2019, diện tích chuối trồng trên toàn huyện đạt 1.000 ha, xuất khẩu 1.000 tấn quả, với giá trị ước đạt 0,225 triệu USD sang các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản...
Chất lượng chuối Yên Châu từ lâu đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Việc chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm chuối Yên Châu là tiền đề, cơ sở quan trọng giúp cho việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị, uy tín chất lượng các sản phẩm từ quả chuối Yên Châu. Tin tưởng các sản phẩm từ chuối Yên Châu sẽ tạo được chỗ đứng vững trên thị trường, đảm bảo các quy định về về hàng hóa khi tham gia thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
Người dân xã Chiềng Hặc chuẩn bị xuất bán chuối ra thị trường. |
Hiện, sản phẩm chuối Yên Châu cung ứng ra thị trường gồm 4 loại sản phẩm chính là: quả chuối tươi, chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn và rượu chuối, trong đó sản phẩm chuối tiêu thụ trên thị trường chủ yếu là quả chuối tươi, thường được bán cho các thương lái và xuất đi Trung Quốc. Còn lại, sản phẩm chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn và rượu chuối được sản xuất và phân phối tại Công ty cổ phần rượu Việt - Pháp. Tuy nhiên, sản lượng thu mua qua Công ty này chỉ chiếm 10% tổng sản lượng chuối của huyện với khoảng 360 tấn quả/năm.
Trước đây, trong khâu tiêu thụ sản phẩm, quả chuối tươi Yên Châu vẫn chưa có bao bì hay tem nhãn nào thể hiện được nguồn gốc xuất xứ; các thương lái thường thu mua theo từng đợt, giá cả không ổn định. Đối với sản phẩm chuối sấy dẻo, chuối sấy giòn và rượu chuối đang được Công ty cổ phần rượu Việt - Pháp sử dụng với tên nhãn hiệu là “Chuối sấy dẻo Yên Châu” và “Rượu chuối hột - Đặc sản của đất Yên Châu, Sơn La”. Tuy nhiên, các sản phẩm này chưa được đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu thiết kế đơn giản, chưa có hệ thống nhận diện trên thị trường; người tiêu dùng thiếu thông tin về nguồn gốc xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Điều này, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất và danh tiếng đặc sản của địa phương.
Mô hình trồng chuối cấy mô tại xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu. |
Bên cạnh đó, quy hoạch mở rộng diện tích chuối tại các xã dọc quốc lộ 6, khuyến khích các hộ dân tận dụng địa hình có độ dốc lớn, đất cằn cỗi để trồng chuối; thí điểm triển khai mô hình trồng chuối cấy mô tại xã Sặp Vạt với diện tích 4 ha, bước đầu cây chuối sinh trưởng và phát triển tốt, cho thu nhập ổn định, nhiều hộ dân thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm.
Là một trong những gia đình nhiều năm gắn bó với cây chuối, ông Lò Văn Kim, bản Nà Ngà, xã Chiềng Hặc cho biết: Từ năm 2014, gia đình tôi đã chuyển gần 2 ha đất đồi trồng ngô kém hiệu quả sang trồng chuối với hơn 500 gốc. So với các loại cây khác, chuối là loại cây dễ trồng, có khả năng chống hạn tốt, chi phí đầu tư thấp, sau khi trồng khoảng 1 năm đã cho thu hoạch, trung bình một gốc chuối cho thu hoạch luân phiên 3-4 lần/năm. Mỗi năm, tôi thu hoạch khoảng 6 tấn quả/ha, với giá bán từ 4.000-6.000 đồng/kg chuối quả, vườn chuối cho thu nhập trên 60 triệu đồng. Khi biết chuối Yên Châu đã được cấp nhãn hiệu, không chỉ tôi mà các hộ dân trồng chuối ở bản rất phấn khởi. Bởi khi có nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ cũng như giá trị chất lượng sản phẩm chuối được nhiều người tiêu dùng biết đến. Nhờ vậy, sản phẩm dễ tiêu thụ hơn, không lo bị tư thương ép giá, thu nhập sẽ cao hơn nhiều so với trước đây.
Sản phẩm chuối sấy dẻo Yên Châu. |
Chất lượng chuối Yên Châu từ lâu đã tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng. Việc chứng nhận nhãn hiệu cho sản phẩm chuối Yên Châu là tiền đề, cơ sở quan trọng giúp cho việc sản xuất, kinh doanh thuận lợi, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nâng cao giá trị, uy tín chất lượng các sản phẩm từ quả chuối Yên Châu. Tin tưởng các sản phẩm từ chuối Yên Châu sẽ tạo được chỗ đứng vững trên thị trường, đảm bảo các quy định về về hàng hóa khi tham gia thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân.
0 nhận xét: