Anh Trương Quốc Tiến - ngụ ấp Phú lộc, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã chuyển đổi thành công mô hình trồng thanh long đem lại hiệu quả cao. Năm 2018, anh thu được 27 tấn, bán với giá bình quân 20.000 đồng, sau khi trừ chi phí anh còn lãi trên 400 triệu đồng.
Anh Trương Quốc Tiến đang phun thuốc chăm sóc vườn thanh long.
Vào khoảng năm 2014 - 2015, dịch bệnh vàng đầu cây cam sành ở huyện Châu Thành nói riêng, tỉnh Hậu Giang nói chung đã làm cho nhiều nông dân phải lao đao, không biết chuyển đổi trồng lại cây gì, thị trường ra sao. Từ những trăn trở trên, anh Trương Quốc Tiến - ngụ ấp Phú lộc, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang đã chuyển đổi thành công mô hình trồng Thanh long đem lại hiệu quả cao.
Anh Tiến chia sẻ, lúc đầu anh Tiến thấy mô hình trồng thanh long ở Tiền Giang phát triển tốt, thị trường ổn định. Đặc biệt, có người em họ ở tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An đã trồng cây thanh long, qua đó anh được học hỏi và đem giống về trồng thử 20 trụ, bước đầu cây sinh trưởng phát triển rất tốt dễ cho trái và trái nhiều. Thấy cây Thanh long thích nghi đất đai và điều kiện thời tiết tại đại phương, năm 2015 anh tiến hành cải tạo đất 0,4 ha vườn cam sành bị bệnh và đắp mô trồng được 500 trụ Thanh long, quá trình trồng anh học hỏi kinh nghiệm từ báo đài và người em họ, khi được khoảng 9 tháng tuổi bắt đầu cây cho thu hoạch. Năm 2018, anh thu được 27 tấn, bán với giá bình quân 20.000 đồng, sau khi trừ chi phí anh còn lãi trên 400 triệu đồng.
Hiện tại vườn thanh long của anh Tiến đang ra hoa vụ năm thứ 4 hứa hẹn sẽ cho một vụ mùa bội thu.
Theo anh Tiến, cây thanh long dễ trồng, ít sâu bệnh nhưng khó nhất là công chăm sóc như tỉa nụ, tỉa trái non, rút đuôi và vuốt ngoe (tay) trái. Đặc biệt, chỉ lưu ý phòng trừ sâu ăn bông và bệnh đốm trắng, bệnh thối đồng tiền,... . Hiện tại vườn thanh long của anh Tiến đang ra hoa vụ năm thứ 4 hứa hẹn sẽ cho một vụ mùa bội thu.
Được biết, anh Tiến đang trồng cây thanh long tím hồng Long Định 5 và đến vụ thu hoạch anh bán cho Công ty Vạn Phát tại chợ Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Mô hình này không chỉ giúp cho người nông dân chuyển đổi hiệu quả mà nó còn góp phần đa dạng hóa cây trồng cho địa phương đồng thời giải quyết quá trình cải tạo đất để trồng lại cây ăn trái đặc sản của đia phương lâu nay như cây có múi nói chung, cây bưởi 5 roi nói riêng mà huyện Châu Thành lâu nay sẵn có.
0 nhận xét: